- Arbitrum là một giải pháp Layer 2 trên mạng Ethereum, được phát triển bởi Offchain Labs. Nó được tạo ra để mở rộng quy mô và giảm phí giao dịch cho mạng Ethereum mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật.
- ARB là token của Arbitrum, được xây dựng trên mạng Ethereum và có vai trò như một loại tiền tệ trong hệ sinh thái của dự án.
- Mục đích chính của Arbitrum là cải thiện hiệu suất và giảm chi phí giao dịch trên Ethereum. Nó cho phép dApps mở rộng với chi phí thấp hơn và tích hợp nhiều tính năng mới.
- Arbitrum sử dụng công nghệ Optimistic Roll-up, cho phép giao dịch trên một sidechain (giao dich song song) và ghi lại lệnh giao dịch trên mạng Ethereum. Điều này giúp giảm chi phí tính toán và gas trong quá trình xử lý giao dịch.
- ARB có thể được chuyển đổi giữa mạng Ethereum và Arbitrum, nhờ tính tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine).
- Dự án Arbitrum được thành lập bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton và Yale vào năm 2018.
Không chỉ là giải pháp Layer 2 nổi tiếng nhất trên mạng Ethereum hiện nay, Arbitrum đang trở thành dự án cực kỳ tiềm năng với một hệ sinh thái đa dạng và phát triển. Vậy cụ thể Arbitrum (ARB) là gì? Mua bán ARB coin ở đâu? Giá bao nhiêu? Các bạn hãy cùng Crypto tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Arbitrum (ARB)
Arbitrum (ARB) là gì?
Arbitrum là một giải pháp Layer 2Là các ‘giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ hai’ cho các blockchain, ví dụ như Sharding, Lightning Network, Plasma, Sidechain, Optimistic Rollups,… của Ethereum được phát triển bởi Offchain Labs – công ty khởi nghiệp blockchain được thành lập vào năm 2018 bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton và Yale.
Mục đích ra đời của Arbitrum là giúp việc mở rộng quy mô của Ethereum được tối ưu hơn nhưng không ảnh hưởng đến tính bảo mật. Ngoài ra, mạng lưới này còn giúp cải thiện hiệu quả bằng cách tích hợp nhiều tính năng mới cho hệ sinh thái.
Khi tham gia vào mạng Arbitrum, bạn được phép sử dụng những công cụ hữu ích và dễ dàng mở rộng dApps với chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, Arbitrum còn được thừa hưởng tính năng bảo mật Layer 1 của Ethereum. Nhờ sự tương thích với EVM nên các Smart Contracts và token trên Ethereum có thể chuyển sang Arbitrum và ngược lại.
Công nghệ đặc trưng của Arbitrum
Arbitrum sử dụng một loại công nghệ đặc trưng có tên là Optimistic Roll-up. Công nghệ này sẽ hỗ trợ các Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài. trên Ethereum mở rộng quy mô. Quy trình sẽ được thực hiện thông qua việc chuyển đổi thông tin giữa các Smart Contract trên mainchain (Layer 1) và Arbitrum.
Cụ thể, Rollup cho phép cuộn “Roll” các giao dịch trên sidechain thành một block duy nhất và ghi lên Ethereum. Điều này đảm bảo cho dữ liệu giao dịch trên layer 2 luôn có sẵn trên layer 1 bất cứ lúc nào cần thiết để xác thực quá trình chuyển đổi trạng thái. Chi phí của các giao dịch trên Arbitrum rẻ hơn so với mạng Ethereum do được giảm chi phí tính toán ngoài chuỗi (off-chain) và chi phí gas cố định trên mỗi giao dịch nhưng vẫn duy trì được sự phân quyền và tính bảo mật.
Vì các bản sao lưu Optimistic Roll-up hoàn toàn tương thích với EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain. nên bất kỳ ứng dụng nào trên Layer 1 cũng đều có thể dễ dàng chuyển sang Arbitrum Layer 2.
Hơn nữa, để có thể đảm bảo các giao dịch luôn hợp pháp và không có hành vi xấu, Optimistic Roll-up sử dụng công nghệ bằng chứng gian lận (Fraud Proof). Công nghệ này giúp Arbitrum dễ dàng phát hiện các hành vi gian lận trong việc xử lý giao dịch và nhanh chóng hoàn tác cho người dùng. Đó là lý do tại sao việc chuyển tiền từ mạng Ethereum sang Arbitrum chỉ mất khoảng vài phút.
Các giải pháp mở rộng khác của Arbitrum
Ngoài công nghệ Roll-ups, Arbitrum còn có các giải pháp mở rộng khác như:
- State Channels: Yêu cầu người dùng gửi Snapshot trạng thái của mạng Ethereum vào một Multi-sign Contract. Trạng thái này có thể chứa dữ liệu quan trọng như số dư của địa chỉ. Một hệ thống như vậy sẽ giúp thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) miễn phí, nhanh chóng và quyền riêng tư cao cấp.
- Sidechains: Các blockchain hoạt động độc lập với các quy tắc đồng thuận độc lập của riêng chúng, nơi các giao dịch Ethereum có thể được chuyển một cách an toàn để giảm gánh nặng cho mạng chính Ethereum.
Arbitrum One, AnyTrust, Arbitrum Nova và Arbitrum Nitro là gì?
Offchain Labs – công ty mẹ của Arbitrum hiện đang cung cấp các sản phẩm như Arbitrum AnyTrust, Arbitrum Nova, Arbitrum Nitro và Arbitrum One. Cụ thể:
- Arbitrum One: Đây là sản phẩm chính và còn được gọi tắt là Arbitrum, chạy trên công nghệ Optimistic Rollup để phục vụ cho thị trường DeFi và NFT.
- Arbitrum Nitro: Đây không phải là một chain riêng! Arbitrum Nitro là bản nâng cấp được thực hiện trên Arbitrum One với mục đích mang lại hiệu suất tốt hơn, phí rẻ hơn cho người dùng. Ngoài ra, Nitro cũng áp dụng máy ảo WASM và ngôn ngữ Geth.
- AnyTrust: Một công nghệ giúp tối ưu chi phí và tốc độ, được xây dựng trên giả định “minimal trust assumption”.
- Arbitrum Nova: Một chain được xây dựng dựa trên công nghệ AnyTrust của Offchain Labs. Mục tiêu của chain này là nhắm vào thị trường Social, Gaming và các ngành cần xử lý nhiều giao dịch với mức phí rẻ.
Một số thách thức của Arbitrum
Như mọi giải pháp công nghệ mới, Arbitrum cũng đối diện với một số thách thức trong quá trình phát triển và sử dụng.
Cạnh tranh từ các giải pháp Layer 2 khác
Arbitrum không phải là giải pháp lớp 2 duy nhất trên thị trường. Có nhiều giải pháp khác cũng đang cạnh tranh để giải quyết vấn đề tốc độ và chi phí giao dịch trên blockchain. Mỗi giải pháp này có ưu nhược điểm riêng và cộng đồng blockchain đang chờ đợi xem giải pháp nào sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu.
Phụ thuộc vào sự phát triển của Ethereum
Arbitrum là một giải pháp Layer 2 cho blockchain Ethereum nên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của Ethereum. Nếu Ethereum gặp vấn đề, Arbitrum cũng có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu Ethereum phát triển một giải pháp Layer 2 tốt hơn, cộng đồng có thể chuyển sang giải pháp mới đó và ảnh hưởng đến sự phát triển của Arbitrum.
Vấn đề an ninh
Arbitrum là một nền tảng xử lý giao dịch và lưu trữ thông tin, do đó an ninh là một vấn đề quan trọng. Nếu Arbitrum bị tấn công, thông tin và tài sản của người dùng có thể bị đe dọa. Tuy nhiên, các nhà phát triển của Arbitrum đang nỗ lực để cải thiện tính bảo mật của nền tảng và giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh.
Khả năng mở rộng
Dù được đánh giá cao về khả năng mở rộng nhưng khi số lượng người sử dụng tăng lên, chúng ta vẫn phải chờ đợi để kiểm chứng xem liệu Arbitrum có gặp vấn đề về khả năng xử lý giao dịch hay không. Trong khi đó, các nhà phát triển của Arbitrum vẫn đang tìm kiếm cách tốt nhất để tăng khả năng mở rộng của nền tảng và đảm bảo rằng Arbitrum có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Sự phụ thuộc vào nhà phát triển
Arbitrum được phát triển bởi công ty Offchain Labs nên mạng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của công ty này. Nếu công ty gặp vấn đề tài chính hoặc xảy ra bất kỳ sự cố nào khác, sự phát triển của Arbitrum cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sự phức tạp của công nghệ
Công nghệ blockchain và giải pháp Layer 2 là một lĩnh vực rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao để phát triển và sử dụng. Do đó, để phát triển trên mạng Arbitrum sẽ đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc vào kiến thức kỹ thuật và các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án Arbitrum
Đội ngũ phát triển
Đứng sau dự án Arbitrum là Offchain Labs, một công ty gồm nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư và những người đam mê blockchain hàng đầu thế giới. Một số tên tuổi nổi bật có thể kể đến như:
- Ed Felten – Co-founder & Chief Scientist: Ông là giáo sư Khoa học máy tính và Quan hệ công chúng tại trường Đại học Princeton. Ngoài ra, Ed Felten còn được biết đến là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật và quyền riêng tư của máy tính.
- Steven Goldfeder – Co-founder & CEO: Ông là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực mật mã và bảo mật máy tính. Công việc của ông tập trung vào các công nghệ nâng cao quyền riêng tư và sự giao thoa giữa mật mã và nhân quyền. Ngoài ra, Steven Goldfeder cũng rất quan tâm đến bảo mật và quyền riêng tư của tiền mã hóa, đặc biệt là hệ thống blockchain.
- Harry Kalodner – Co-founder & CTO: Trước dự án này, ông theo học tiến sĩ tại đại học Princeton chuyên ngành Kinh tế học, tính ẩn danh và khả năng tương thích tiền mã hóa.
Nhà đầu tư và đối tác
Dự án được đầu tư hơn 120 triệu USD trong 3 vòng kêu gọi vốn vào năm 2019 và 2021.
- Vòng Seed năm 2019 – 3,7 triệu đô la do Pantera Capital và một số nhà đầu tư khác dẫn đầu, gồm Compound VC, Raphael Ouzan của Blocknation, Jake Seid và những người ẩn danh khác.
- Vòng Series A vào tháng 4 năm 2021 – 20 USD (đang cập nhật…).
- Vòng Series B vào tháng 8 năm 2021 – hơn 100 triệu USD do Lightspeed Venture Partners và các nhà đầu tư khác dẫn đầu, gồm Polychain Capital, Redpoint Ventures, Ribbit Capital, Pantera Capital, Alameda Research và Mark Cuban.
Đối tác của dự án Arbitrum đều là những tên tuổi nổi bật trong hệ sinh thái layer 2. Bao gồm hàng trăm dự án lớn nhỏ khác nhau như Uniswap, SushiSwap, GMX, AAVE, Curve,…
Lộ trình phát triển của Arbitrum
Hành trình phát triển của dự Arbitrum được tóm tắt như sau:
- 2018: Offchain Labs được thành lập bởi Ed Felten tại Princeton, New Jersey, Mỹ.
- 14/10/2020: Ra mắt testnet với Arbitrum One.
- 27/5/2021: Sàn Uniswap hỗ trợ Arbitrum One.
- 13/8/2021: Nền tảng Chainlink hỗ trợ Arbitrum One.
- 30/8/2021: Hợp tác với team Etherscan để ra mắt Arbiscan.
- 1/9/2021: Arbitrum One chính thức được MainnetLà mạng chính thức. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa người ta dùng 2 mạng lưới khác nhau: một là mạng chính thức mainnet và một là mạng thử nghiệm testnet. Hai mạng lưới này hoạt động giống nhau và cùng sử dụng chung một phần mềm chỉ khác ở chỗ là có tuỳ chọn khi chạy phần mềm khác nhau. Mạng chính thức kết nối các phần mềm ví với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường, còn mạng thử nghiệm dùng để các lập trình viên thử nghiệm để viết phần mềm, kiểm tra lỗi và thử nghiệm các tính năng của các phần mềm..
- 23/9/2021: Sàn 1inch hỗ trợ Arbitrum One.
- 3/2/2022: Ra mắt AnyTrust Chains, sau này đổi thành công nghệ AnyTrust và chain Arbitrum Nova.
- 17/3/2022: Nền tảng Aave V3 hỗ trợ Arbitrum One.
- 12/4/2022: Arbitrum thông báo ra mắt Arbitrum Odyssey – Chương trình giúp người dùng khám phá và sử dụng các dự án mới trong hệ sinh thái, ngoài ra họ sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng NFT.
- 25/6/2022: Na Uy sử dụng mạng Arbitrum giúp người dân có thể tiếp cận các công ty chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán.
- 29/6/2022: Tạm ngưng chương trình Arbitrum Odyssey do quá tải.
- 12/7/2022: Thông báo ra mắt Arbitrum Nova.
- 09/08/2022: Arbitrum Nova chính thức được ra mắt.
- 31/08/2022: Arbitrum One chính thức được nâng cấp thành Arbitrum Nitro.
- 20/09/2022: Arbitrum trao 400 ETH (khoảng nửa triệu USD thời điểm đó) cho nhân vật có nickname là 0xriptide vì anh đã tìm thấy lỗ hổng bridge giữa mạng Ethereum và Arbitrum Nitro.
- 12/10/2022: Offchain Labs mua lại công ty Prysmatic Labs, đơn vị đứng sau phần mềm Prysm dùng để chạy Proof of Stake Ethereum node.
- 16/11/2022: Giới thiệu kế hoạch phi tập trung hóa để thu hút nhiều validator hơn cho Arbitrum.
- 1/12/2022: TraderJoe – DEX lớn nhất trên Avalanche thông báo phát triển Multichain sang Arbitrum.
- 9/1/2023: OpenSea hỗ trợ mạng Arbitrum One.
- 23/3/2023: Ra mắt token ARB
Tìm hiểu về token ARB
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. ARB là gì?
ARB là token gốc của Arbitrum. Token này không có chức năng trả phí giao dịch trên Arbitrum One.
Thay vào đó, ARB được định vị để trở thành công cụ giúp Arbitrum One trở nên phi tập trung hơn và trở thành một DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác. tự quản thực thụ. Chủ sở hữu token ARB có quyền tham gia hoạt động quản trị và bỏ phiếu cho những cập nhật quan trọng do chính cộng đồng đề xuất. Ngoài ra, ARB cũng được dùng làm token chính của Arbitrum Nova và các sản phẩm Layer 2 khác trong tương lai của dự án.
Tóm lại, có thể thấy ARB ẽ có chức năng tương tự như OP của Optimism – một giải pháp Layer 2 sử dụng chung công nghệ Optimistic Rollups. Tuy nhiên, khác với Optimism tổ chức airdrop OP theo nhiều đợt, Airbitrum lại chọn airdrop token ARB một lần duy nhất.
Thông tin về AirdropSự kiện phân phối miễn phí token thường diễn ra trên Telegram. token ARB
Arbitrum đã bắt đầu Airdrop token ARB vào ngày 23/3/2023 với việc mở khóa tại block 16890400. Lượng token Airdrop sẽ là 1,162 tỷ ARB, chiếm 11,62% lượng cung ban đầu (10 tỷ ARB). Số còn lại sẽ được phân bổ theo tỷ lệ 42,78% cho quỹ DAO, 26,94% cho đội ngũ phát triển và cố vấn, 17,53% cho nhà đầu tư đời đầu và 1,13% cho DAO của các dự án trên hệ sinh thái Arbitrum.
Lượng cung lưu thông tại thời điểm airdrop sẽ là 12,75%, tức 1,275 tỷ ARB sẽ được Airdrop cho người dùng phổ thông và cho DAO của các dự án trên Arbitrum.
Arbitrum cho biết đã tạo ra một hệ thống tính điểm airdrop cho người dùng hộ từ sớm. Thời điểm Snapshot Airdrop vào ngày 06/02/2023. Tiêu chí để nhận Airdrop gồm việc sử dụng Arbitrum One và Arbitrum Nova trong vòng 9 tháng trở lại đây, giao dịch với các Smart Contract khác nhau, đạt nhiều mức giá trị giao dịch khác nhau và cung cấp thanh khoản cho mạng.
Số điểm đạt được sẽ quyết định lượng token ARB mà người dùng có thể claim vào ngày 23/03.
Người dùng Arbitrum đáp ứng đủ điều kiện có thể kiểm tra lượng token Airdrop tại: https://arbitrum.foundation
Một số thông tin cơ bản của ARB
- Tên: Arbitrum
- Ký hiệu: ARB
- BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.: Arbitrum
- Contract Arbitrum: 0x912CE59144191C1204E64559FE8253a0e49E6548
- Contract Ethereum: 0xb50721bcf8d664c30412cfbc6cf7a15145234ad1
- Loại: GovernanceLà cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị.
- Tổng cung: 10.000.000.000 ARB
- Cung lưu thông: 1.275.000.000 ARB
Tỷ lệ phân bổ token ARB
- DAO Treasury: 42.78%
- Team & Advisors: 26.94%
- Investors: 17.53%
- Airdrop: 11.62%
- DAOs on Arbitrum: 1.13%
Lịch trả token ARB
- DAO Treasury: Phụ thuộc vào holder thông qua việc voting
- Team & Advisors: Phân bổ trong 4 năm, trong đó, năm khóa và 3 năm vesting tuyến tính
- Investors: Phân bổ trong 4 năm, với 1 năm khóa và 3 năm vesting tuyến tính
- Airdrop: Đã Airdrop vào ngày 23/3/2023
- DAOs on Arbitrum: Mở khóa tại block 16890400
Lưu trữ token ARB ở đâu?
Token ARB sẽ được lưu trữ trên các ví có hỗ trợ mạng Arbitrum và Ethereum. Điển hình như: Metamask, Trust Wallet, Coinbase Wallet, Coin98 Wallet, các ví lạnh (LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán., Trezor), Math Wallet,…Trong đó, MetamaskMetaMask là một ví tiền điện tử phần mềm được sử dụng để tương tác với chuỗi khối Ethereum. Nó cho phép người dùng truy cập ví Ethereum của họ thông qua tiện ích mở rộng trình duyệt hoặc ứng dụng di động, sau đó có thể được sử dụng để tương tác với các ứng dụng phi tập trung. là ví được sử dụng phổ biến nhất. Tham khảo bài viết: Cách thêm mạng Arbitrum vào Metamask để biết thêm chi tiết.
Ngoài ra, token này cũng có thể được lưu trữ trực tiếp trên các sàn giao dịch có hỗ trợ.
Mua bán ARB ở đâu? Giá bao nhiêu?
Nhìn chung, Arbitrum là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề tốc độ và chi phí giao dịch trên blockchain Ethereum. Tuy nhiên, việc đầu tư vào Arbitrum cũng có những lưu ý cần phải cân nhắc. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dự án Arbitrum để có những quyết định đầu tư hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Hệ sinh thái của Arbitrum có đa dạng không?
Arbitrum đang được đánh giá cao bởi cung cấp nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: DEX, Asset Management Tools, DerivativesLà tên gọi của công cụ tài chính. Nó cho phép nhà đầu tư giao dịch nhiều sản phẩm dựa trên giá cả mà không cần sở hữu sản phẩm đó., Yield Aggregators, Margin TradingLà một từ tiếng anh có nghĩa là giao dịch, hay mua bán. , Arbitrum-based DAO Platforms, Decentralized Lending, Analytics, …
Để biết thêm về các dự án thuộc lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo bài viết: Bí mật hệ sinh thái Arbitrum và những dự án tiềm năng nhất.
Có những dự án blockchain Layer 2 nào tương tự Arbitrum?
Arbitrum đang phải cạnh tranh với một số mạng Layer 2 nổi tiếng khác như: Optimism, Boba Network, Metism, ZkSync, StakeWare, Polygon…
Có những dự án nào nổi bật trên Arbitrum?
Hiện tại, một số dự án nổi bật trên Arbitrum có thể kể đến như: GMX, Gains Network, Dopex, Premia, Velas, MUX Protocol, Hegic, Arcadeum, TridentDAO, CVI,…
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết: Top các dự án trên Arbitrum nổi bật nhất.