Năm 2022 là năm đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ của cuộc cách mạng DeFi. Những năm tới đây, liệu DeFi có vượt qua những rào cản thị trường để trở thành một ứng dụng chính thống hay không? Có thể thấy, những tiềm năng mà DeFi mang lại cho cộng đồng Crypto cực kỳ to lớn. Trong đó, chủ đề gây sốt trong khoảng một năm trở lại đây chính là Yield Farming – hoạt động kiếm tiền từ việc khai thác thanh toán tiền mã hóa.
Giới thiệu về Yield Farming
Yield Farming là gì?
Yield Farming được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là ‘’khai thác lợi suất hoặc khai thác thanh khoản’’. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc người dùng sử dụng tài sản Crypto để tìm ra lợi nhuận tối đa. Hoạt động này được thực hiện thông qua quá trình cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi (Decentralized FinanceLà tài chính phi tập trung (thường được gọi là DeFi), một hình thức tài chính dựa trên blockchain, không phụ thuộc vào các bên trung gian tài chính trung ương như người môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng để cung cấp các công cụ tài chính truyền thống, mà thay vào đó sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain, loại phổ biến nhất là Ethereum. – Tài chính phi tập trung).
Khi tách riêng cụm từ này, chúng ta có thể hiểu ‘’Yield” là lợi nhuận, ‘’Farming’’ là canh tác. Như vậy, Yield Farming có thể hiểu là canh tác lợi nhuận. Về cơ bản, Yield Farming có thể hiểu như cơ chế gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng truyền thống. Người tham gia có thể gửi tiền mã hóa của mình ở một nền tảng và họ sẽ trả lãi cho họ. Yield Farming là một phần của hệ thống tài chính phi tập trung DeFi.
Đối với các hệ thống tài chính truyền thống, người dùng sẽ gửi tiền vào ngân hàng và nhận lại lãi suất tiết kiệm. Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn huy động từ người dùng để cho vay và thu được lãi từ hoạt động này. Còn trong thế giới tiền mã hóa, Yield Farming cũng hoạt động tương tự như vậy. Các nền tảng cho vay tiền mã hóa sẽ huy động nguồn tiền từ các nhà đầu tư. Toàn bộ khoản vay được lưu trữ trong các Smart Contract. Người vay phải đảm bảo có tài sản thế chấp để được giải ngân. Sau khi hoàn trả các khoản vay, người vay sẽ được chia tiền lãi là tiền mã hóa. Đây được xem như một phần thưởng cho sự đóng góp nguồn vốn của họ trong Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài..
Ưu điểm nổi bật của Yield Farming
Thu hút cộng đồng
Yield Farming là một hình thức có sức hút cực khủng đối với người tham gia, thu hút sự quan tâm của cộng đồng chỉ trong thời gian ngắn. Bởi vì, Yield Farming đã thiết lập giao thức Bootstrapping, có thể xem là một lợi thế mới cho DeFi.
Thúc đẩy sự phát triển của nhiều giao thức khác
Yield Farming ra đời đã tác động mạnh mẽ đến những giao thức khác. Sự tác động này rất tích cực, tạo đà để cả hai nền tảng cùng phát triển, hướng đến xây dựng lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, không bền vững.
Những lợi ích mà Yield Farming mang lại cho các dự án tồn tại rất ngắn hạn, ‘’nhanh đến mà cũng chóng tàn’’. Sổ cái kết quả của Yield Farming mang đến ở đây là tạo ra các giá trị sản phẩm gắn với những lợi ích thực tế đời sống. Trong tương lai, Yield Farming không chỉ dừng lại ở thị trường Crypto mà hướng đến trở thành ‘’dòng chảy tài chính’’ lớn trên thế giới.
Tìm hiểu chi tiết về Yield Farming
Phương thức hoạt động của Yield Farming
Yield Farming là một hình thức có mối quan hệ khăng khít với mô hình AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer. – nhà tạo lập thị trường tự động, nhà cung cấp thanh khoản (LP) và những cơ chế thanh khoản chung.
Các LP sẽ tiến hành gửi tiền mã hóa của họ vào Pool thanh khoản. Pool này sẽ tạo nên một thị trường trao đổi, nơi người dùng có thể cho vay, mượn hoặc trao đổi TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. tùy ý. Thông qua đó, nền tảng sẽ phát sinh khoản phí, chúng được dùng để trả cho các LP theo thị phần thanh khoản mà người đó nắm giữ trong Pool. Thực tế, đây là một cách hoạt động tương tự như công cụ tạo lập AMM nhưng cách triển khai lại khác nhau.
Bên cạnh mức phí, động lực thúc đẩy nhà đầu tư gửi tiền vào cơ chế thanh khoản chung là sự phân bổ Token mới đúc. Ví dụ như việc hạn chế cách mua Token trên thị trường mở, người dùng không còn tiền để mua Token mới, họ vẫn có thể tích lũy Token bằng cách cấp thanh khoản vào một Pool cụ thể nào đó.
Người dùng cần tương tác với các ứng dụng DeFi (dApp) mà không cần sự cho phép của ai. Phương thức này không yêu cầu sự tin tưởng, cho phép của bên trung gian. Tất cả các quy tắc phân phối sẽ phụ thuộc vào phương thức triển khai của giao thức. Điều quan trọng là nhà cung cấp thanh khoản nhận được lợi nhuận từ lượng thanh khoản mà họ đang cấp cho cơ chế này.
Những khoản tiền thường được gửi cho người dùng là Stablecoin. Bao gồm các đồng StablecoinLà những đồng coin được định giá với một tài sản cố định nhằm để ổn định biến động giá trong thị trường. nổi tiếng trong DeFi như DAI, USDT, USDC,… Một số Protocol sẽ tạo ra các Token địa diện cho số tiền người dùng gửi vào hệ thống.
Chẳng hạn như việc bạn gửi DAI Token vào Compound, bạn sẽ nhận được cDAO hoặc gửi ETH sẽ nhận được cETH tương ứng. Do đó, có thể xem quy trình này gồm nhiều lớp phức tạp. Người dùng vừa có thể gửi cDAI của họ vào một giao thức khác đúc một thông báo thứ ba, đại diện cho cDAI của họ. Quy trình sẽ được tiếp tục theo hướng đi như vậy.
Ảnh hưởng của Yield Farming
Yield Farming có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đối với thị trường DeFi. Sau khi Compound ra mắt Liquidity MiningLà phương pháp khuyến khích cung cấp thanh khoản từ người dùng cho những loại tải sản với một khoảng thời gian nào đó trong dịch vụ của giao thức. với Token COMP quản trị nền tảng, DeFi đã có những bước phát triển cực kỳ nhanh chóng. Sự kiện này đã mang đến nguồn cảm hứng để nhiều dự án khác ra đời, hoạt động với cơ chế tương tự nhằm thu hút thanh khoản vào giao thức, đưa DeFi trở nên ‘’hot’’ hơn bao giờ hết.
Thanh khoản được đổ từ giao thức này đến giao thức khác. Các nguồn lợi nhuận cao kết hợp với Token quản trị tăng giá mạnh đã khiến nguồn vốn không còn hiệu quả. Từ đó, nguồn vốn này sẽ được chuyển vào DeFi để thực hiện Farming và kiếm lợi nhuận, trở thành nguồn vốn hiệu quả (Productive Capital).
Vì các dòng tiền lần lượt đổ vào DeFi nên nhiều phương thức phân phối mới đã xuất hiện, tận dụng các giao thức có sẵn. Nổi bật trong số các dự án Yield Farming là Yam Finance.
Một số nền tảng Yield Farming nổi bật trên thị trường
Nền tảng Lending and Borrowing
Đây là nền tảng cho vay và đi vay DeFi. Tại đây, người tham gia có thể kiếm lãi và vay các khoản vay một cách phi tập trung. Một LP có thể kiếm được tiền lãi ngay lập tức từ các Stablecoin hoặc tiền mã hóa do họ cung cấp. Hiện nay, nền tảng Open-source phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất để vay và cho vay có thể kể đến: Compound Finance, Aave và MakerDAO.
Compound Finance
Đây là một nền tảng Lending nổi tiếng được xây dựng trên Blockchain Ethereum, cho phép người dùng cho vay và vay tài sản mã hóa mà không cần phải thông qua bất kỳ đơn vị thứ ba nào khác.
Compound được đánh giá như một mắt xích quan trọng, có thể giải quyết vấn đề tối ưu hóa dòng tiền trong cộng động. Nghĩa là người thừa tiền, có tiền nhàn rỗi có thể kiếm thêm lợi nhuận, người đang cầm tài sản muốn thế chấp để đi vay, đôi bên cùng có lợi.
Vào năm 2020, Compound đánh dấu bước phát triển dự án, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư với hệ thống phần thưởng là các Token. Từ đó, nhiều người dùng đã chuyển tài sản của họ vào Compound để Yield Farming COMP Token.
Aave
Aave được biết đến là giao thức mã nguồn mở và không lưu ký, cho phép người tham gia tìm kiếm lợi nhuận từ việc gửi và vay tài sản Crypto. Hiểu đơn giản, Aave là hệ thống các Lending Pool. Người tham gia sẽ đóng vai trò là Depositors (người nạp tiền) hoặc Borrowers (người vay).
Giao thức Aave nổi tiếng với tính năng Yield Farming, tối ưu hóa các tài sản trên DeFi. Tài sản thế chấp trên Aave được gọi là aTokens, người dùng có thể bắt đầu kiếm lợi nhuận và lãi kép ngay sau khi cung cấp thanh khoản cho nhóm.
MakerDAO
MakerDAO là nền tảng Smart Contract phi tập trung, được xây dựng trên BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. Ethereum. Chúng được sử dụng như một giao thức để Back và giữ ổn định giá cho các đồng Stablecoin DAI tỷ lệ 1:1 với cơ chế CDP (Collateralized Debt Positions). Yield Farming của nền tảng sử dụng DAI Token để thực hiện các chiến dịch phức tạp về canh tác năng suất.
Sàn giao dịch phi tập trung
Những sàn giao dịch phi tập trung thường hoạt động dựa trên mô hình AMM – tạo lập thị trường tự động. AMM được xem là công cụ kiểm soát của các sàn giao dịch dưới dạng Smart Contract, cho phép các giao dịch thực hiện tự động khớp các lệnh mua và bán của nhà đầu tư. Hiện tại, một số mô hình AMM được sử dụng trên các sàn giao dịch phổ biến như: Uniswap, Balancer, Mooniswap,..
Uniswap
Đây là giao thức tạo lập thị trường tự động, đồng thời còn là sàn giao dịch DEX được xây dựng trên Blockchain Ethereum. Đến với hệ sinh thái Uniswap, người dùng có thể Swap bất kỳ đồng Token ERC20 nào.
Cơ chế AMM trên Uniswap hỗ trợ các giao dịch tối ưu nhất có thể, không cần phải sử dụng đến sổ lệnh. Thay vào đó, Smart Contract sẽ đảm nhận vai trò trung gian. là người bán đưa tài sản vào một Pool thanh khoản, người mua sẽ Swap tài sản của họ đang có với tài sản trong Pool. Những giao dịch xảy ra trong Pool sẽ giúp người dùng có thể kiếm thêm lợi nhuận.
Balancer
Tương tự như Uniswap, Balancer là một giao thức thanh khoản của sàn DEX sử dụng để trao đổi, giao dịch Token. Điểm nổi bật của Balancer là không yêu cầu tính phân bổ 50/50 Token để tạo ra các nhóm Balancer tùy chỉnh. Nhà đầu tư có thể kiếm được từ phí của các giao dịch xảy ra trong Liquidity PoolLiquidity Pool hay có tên tiếng việt là nhóm thanh khoản là nhóm mã thông báo được khóa trong các hợp đồng thông minh cung cấp tính thanh khoản trong các sàn giao dịch phi tập trung nhằm cố gắng làm giảm bớt các vấn đề gây ra bởi tính kém thanh khoản điển hình của các hệ thống như vậy..
Mooniswap
Đây là một AMM do 1inch thành lập và phát triển vào tháng 08/2020. Tương tự như Uniswap, Mooniswap cho phép người dùng trao đổi dễ dàng các Token một cách phi tập trung và không bị quản lý bởi đơn vị thứ 3. Ngoài ra, người cung cấp thanh khoản trên Mooniswap có thể kiếm thêm thu nhập từ phí giao dịch dựa trên tỷ lệ đóng góp của họ vào Pool thanh khoản.
Nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung
Phái sinh được xem là những hợp đồng tài chính được thừa hưởng các giá trị từ một thực thể cơ sở, có thể là tài sản crypto. Ví dụ như BTC, ETH hoặc các loại tiền mã hóa khác. Trong hệ sinh thái DeFi được xây dựng rất nhiều giao thức thuộc phái sinh, điển hình như Synthetix,
Synthetix
Đây là một giao thức phát hành tài sản tổng hợp phi tập trung, được xây dựng trên Ethereum. Những tài sản tổng hợp này được thế chấp bởi SNX Token – đồng tiền mã hóa chính thức trên nền tảng. Đồng thời, tài sản này sẽ được khóa trong Smart Contract cho phép phát hành tài sản tổng hợp.
Synthetix cho phép người dùng tối ưu hóa nguồn vốn của mình bằng cách phát hành những Synths. Đồng thời, nền tảng còn tạo thanh khoản cho chúng, cho phép giao dịch các Synths diễn ra trên nền tảng DEX.
SynFutures
Đây là một nền tảng gồm các loại tài sản ký quỹ, cho phép người dùng giao dịch những cặp tài sản khác nhau như vàng, Hashrate của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào., thậm chí là cổ phiếu Tesla. Tương tự như các AMM, SynFutures mở ra một thị trường, nơi mà nguwoif dùng có thể cung cấp thanh khoản, giao dịch bất kỳ cặp Token nào với tỷ lệ 50/50. SynFutures là một trong những nền tảng phổ biến trong giao dịch phái sinh không kỳ hạn.
Dù khá “chóng vánh” nhưng không thể phủ nhận: lợi ích Yield Farming mang đến vô cùng hấp dẫn. Để hình thức này không chỉ là một xu hướng ngắn hạn, các nhà phát triển DeFi đang đẩy mạnh những sản phẩm gắn liền với giá trị thực tế. Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy một Yield Farming vô cùng tiềm năng, mở rộng ở mọi lĩnh vực trong đời sống. Hy vọng những chia sẻ của CryptoX100.com đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Yield Farming và có những chiến lược đầu tư riêng cho mình nhé!
FAQs về Yield Farming
Tài sản thế chấp có mối quan hệ gì với Yield Farming?
Để vay tài sản Crypto, người dùng cần có tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay của họ. Tùy thuộc vào giao thức cung cấp tiền, người dùng nên theo dõi chặt chẽ tỷ lệ thế chấp của mình. Nếu giá trị tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới ngưỡng mà giao thức yêu cầu, tài sản thế chấp của bạn có thể bị thanh lý trên thị trường mở.
Farming và Staking có gì khác nhau?
Về cơ bản, Farming và StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. tương đối giống nhau. Chúng đều là hình thức gửi tài sản và khóa các khoản tiền mã hóa trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 hình thức này nằm ở vai trò và cách sử dụng đồng CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng.. Nếu Staking sử dụng tiền mã hóa để cung cấp năng lượng cho Blockchain thì Farming lại sử dụng Coin để làm thanh khoản cho nhà đầu tư.
Có nên tham gia vào Crypto Farming hay không?
Nếu bạn là một Holder Crypto thì hoạt động Crypto Farming rất xứng đáng để bạn bỏ thời gian, tiền bạc và công sức. Thay vì chỉ để tiền mã hóa trong ví, tham gia Farming sẽ giúp bạn tạo thêm những nguồn thu nhập tiềm năng một cách thụ động. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan, tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia nhé.
Yield Farming có rủi ro không?
Bất kỳ hoạt động nào của thị trường tiền mã hóa đều mang đến những lợi nhuận hấp dẫn và cả rủi ro mà nhà đầu tư khó để lường trước được. Những rủi ro có thể xảy ra trên Yield Farming bao gồm:
- Rủi ro về các Smart Contract.
- Ảnh hưởng từ biến động của thị trường khiến tài sản dễ bị thanh lý.
- Rủi ro bong bóng xảy ra.
- Lợi ích không công bằng cho các bên tham gia. Những nhà đầu tư tài sản lớn sẽ nắm tỷ lệ trở thành người giữ Token quản trị, có thể thắng trong cuộc chơi Yield Farming.