Hiện nay, có rất nhiều hệ sinh thái mới xuất hiện với mục đích khắc phục phục hạn chế về khả năng mở rộng, tính bảo mật và khả năng phân quyền của blockchain. Một trong những mạng lưới được đánh giá rất cao là Fantom (FTM), dự án đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi kể từ khi ra mắt đến nay. Vậy cụ thể Fantom (FTM) là gì?
Tổng quan về Fantom (FTM)
Fantom (FTM) là gì?
Fantom là một nền tảng Smart Contract dựa trên công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG). Công nghệ này có thể giúp Fantom cải thiện khả năng mở rộng và tăng tốc độ giao dịch cho các dApp.
Cơ sở hạ tầng của Fantom được liên kết với nhau thông qua cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),…) và giao thức không đồng bộ Byzantine Fault Tolerant (aBFT). Điều này có thể giúp duy trì hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng và bảo vệ an ninh trong khi tối đa hóa tốc độ.
Với những ưu điểm này, Fantom không chỉ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái DeFi mà còn được áp dụng cho nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: thị trường tài chính, tài chính thể chế, CBDC (Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương), bất động sản, chăm sóc sức khỏe thông minh,…
Cấu trúc của mạng lưới Fantom
Để tạo ra một mạng lưới blockchain đặc biệt, Fantom sở hữu các thành phần quan trọng, bao gồm: Lachesis, chuỗi Opera và Story Data.
Lachesis
Lachesis là cơ chế đồng thuận tiên tiến và an toàn nhất cho đến nay được Fantom sử dụng. Lachesis hỗ trợ triển khai mạng chính Opera của Fantom và sử dụng máy ảo EVM của Ethereum. Việc tương thích với EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain. sẽ giúp các dApp Ethereum có thể dễ dàng được triển khai trên Fantom, đồng thời, các nhà phát triển không phải bắt đầu học lại một ngôn ngữ mã hóa mới.
Chuỗi Opera
Đây là Layer để phát triển các dApp tương thích với EVM. Chuỗi Opera có chức năng xử lý các sự kiện không đồng bộ mà các MinerMáy đào coin hoặc người vận hành các máy đào coin để kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp năng lực tính toán để thực hiện việc xác thực các giao dịch cho mạng lưới tiền kỹ thuật số. Mining nghĩa là đào coin. không xử lý. Các dApp sẽ được hưởng lợi do chi phí giao dịch thấp và thời gian diễn ra giao dịch gần như ngay lập tức.
Story Data
Các thông tin đã diễn ra sẽ được quản lý độc lập trong Story Data. Các giao dịch và Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài. được lưu trữ để theo dõi cũng như quản lý trong chuỗi.
Story Root
Story Root là giá trị băm có vai trò hỗ trợ cho Story Data và cho phép theo dõi lại thông tin của các giao dịch trước đó hoặc các dữ liệu liên quan đến nguồn gốc của nó.
Ngôn ngữ Smart Contract
Ngôn ngữ mà Fantom sử dụng có chức năng gần giống như Scala để thực hiện các Smart Contract tại máy ảo Fantom. Dù vẫn còn khá mới mẻ, nhưng ngôn ngữ này đã minh chứng cho thấy tiềm năng của mình thông qua hiệu quả hoạt động.
Fantom có gì đặc biệt?
Có thể mở rộng
Nguyên nhân của việc các dApps thường xuyên bị tắt nghẽn là vì chúng dùng chung hệ thống hạ tầng. Để dễ hình dung, bạn hãy thử tưởng tượng nếu một máy tính chạy nhiều ứng dụng một lúc, trong khi thanh ram lại có bộ nhớ nhỏ. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng máy tính bị nghẹt và chậm dần.
Nếu ví Ethereum như một máy tính phi tập trung thì Fantom được tạo thành từ vô số máy tính phi tập trung. Cụ thể, Fantom là một mạng lưới các blockchain và mỗi blockchain sẽ được xây dựng độc lập và có token riêng. Bất kể lưu lượng truy cập hoặc tình trạng của Fantom như thế nào, các blockchain này vẫn có thể hoạt động trơn tru mà không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, chúng có thể giao tiếp với nhau trong khi vẫn có thể chạy như một mạng độc lập. Điều này giúp cải thiện đáng kể năng lực và khả năng mở rộng của hệ sinh thái.
An toàn, bảo mật
Fantom sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake để bảo mật cho hệ thống của mình.
Bên cạnh đó, PoS còn có thể khắc phục nhược điểm của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. là rất tốn tài nguyên. Cơ chế này giúp mạng trở nên phi tập trung, thân thiện hơn với môi trường và ít tốn kém hơn.
Phi tập trung
Fantom là mã nguồn mở. Các công việc trong mạng được hiển thị đầy đủ và minh bạch. Điều này sẽ tạo cơ hội cũng như khuyến khích mọi người đóng góp vào sản phẩm và mạng.
Fantom cũng không giới hạn các node xác thực có thể tham gia vào việc bảo mật mạng, chỉ cần đáp ứng điều kiện phải Stake tối thiểu một lượng FTM nhất định vào mạng lưới.
Nếu bạn sở hữu ít FTM hoặc không phải là một chuyên gia thường chạy những hệ thống phân tán vẫn sẽ có thể tham gia vào quá trình bảo mật cho mạng lưới. Bạn có thể ủy quyền tối thiểu là 1 FTM cho 1 node và sau đó nhận phần thưởng.
Tại sao nên lựa chọn Fantom để xây dựng dApp?
- Khả năng tương thích giữa tất cả các tổ chức giao dịch trên toàn cầu.
- Có thể xử lý hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây và có thể mở rộng đến 1 triệu node.
- Công nghệ Lachesis cho phép các tài sản mã hóa hoạt động với tốc độ cực nhanh, bảo mật và mang lại những cải tiến đáng kể so với các hệ thống hiện tại.
- Kiến trúc modules của Fantom cho phép tùy chỉnh đầy đủ các blockchain cho tài sản mã hóa phù hợp với trường hợp sử dụng của chúng.
- Hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ Smart Contract mà Ethereum hỗ trợ cho EVM, bao gồm cả Solidity và Vyper.
- Nhiều blockchain đều có thể được cắm vào Lachesis để dễ dàng giao tiếp. Các blockchain hoạt động độc lập và mỗi blockchain có thể có token tùy chỉnh và các quy tắc quản trị riêng.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án Fantom
Đội ngũ phát triển
- Dr. Ahn Byung Ik (Nhà sáng lập): Anh là tiến sĩ khoa học máy tính đến từ Đại học Yonsei, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội FoodTech Hàn Quốc và đồng sáng lập nền tảng công nghệ thực phẩm SikSin.
- David Richardson (Director): Anh là cựu CEO tại Mid-Ocean Consulting Ltd. và cũng từng là chủ tịch Oceanic Bank and Trust.
- Andre Cronje (DeFi Architect): Anh là cựu Giám đốc đánh giá code tiền mã hóa tại Crypto Briefing. Trước đây, Andre từng là nhà phân tích công nghệ tại Leminiscap và kỹ sư cơ sở hạ tầng BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. tại Crypto Curve.
- Fred Pucci (Tư vấn pháp lý): Anh là đối tác tại TCM Capital và luật sư tại Grasshopper Capital.
- Michael Kong (CEO và CIO): Trước đây, anh từng là CEO tại Digital Currency Holdings, cố vấn cho Enosi Foundation và đồng thời là nhà phát triển tại Block8.
- Michael Chen (CMO): Anh từng là vấn tại Fusion Foundation, nhà phát triển kinh doanh tại Origin X Capital và Marketing Stategist tại BlockCloud.
- Ashton Hettiarachi (Head of Innovation): CEO của Blockchain Partners Holdings, đồng sáng lập của Innovate Society.
- David Freuden (Quan hệ đối tác): Anh là nhà sáng lập MonsterPlay – một công ty chuyên tư vấn kinh doanh và cựu cố vấn tại Xinfin Hybrid Blockchain.
- Aleksander Kampa (Tư vấn kỹ thuật): Anh hiện đang là giám đốc tại Sikoba – một nền tảng IOU blockchain và cũng là nhà nghiên cứu tại New Money Hub.
- Samuel Marks (Development Consultant): Anh có bằng tiến sĩ trong ngành kỹ thuật y sinh tại Đại học Sydney. Ngoài ra, Samuel còn là giám đốc của Offscale.io – một công ty chuyên tư vấn phần mềm.
- Bariq Sikandari (Senior Consultant): Anh là giám đốc tại SKCHAIN Advisors và cũng là giám đốc Quan hệ đối tác tại Fusion Foundation.
Nhà đầu tư
Dự án Fantom đã được nhiều quỹ đầu tư đến từ các dự án khác như: Alameda Research, Arrington XRP Capital, HyperChain, …
Đối tác
Fantom có mối quan hệ hợp tác với những dự án trong nhiều lĩnh vực như:
- Oracles & APILà viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) – một phần mềm đóng vai trò làm trung gian hoặc cầu nối giữa hai ứng dụng khác nhau, cho phép chúng tương tác với nhau.: Band Protocol, Chainlink, Covalent, The Graph,…
- Định danh: Ontology, V-ID, …
- Thanh toán: Coti,Retreeb, Travala,…
- Chính phủ: Afghanistan, Ukraine, Pakistan, Taijkistan,…
Lộ trình phát triển dự án Fantom
2018
- Xác thực cơ chế Lachesis và kiến trúc Fantom.
- Tiến hành Private và Public Sale.
- Phát triển ví Fantom.
- Mở Middleware và phát hành API.
- Đạt được khả năng tương thích máy ảo EVM.
2019
- Phát triển Lachesis, mô hình đồng thuận hoàn chỉnh và mô hình phí.
- Chính thức ra mắt MainnetLà mạng chính thức. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa người ta dùng 2 mạng lưới khác nhau: một là mạng chính thức mainnet và một là mạng thử nghiệm testnet. Hai mạng lưới này hoạt động giống nhau và cùng sử dụng chung một phần mềm chỉ khác ở chỗ là có tuỳ chọn khi chạy phần mềm khác nhau. Mạng chính thức kết nối các phần mềm ví với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường, còn mạng thử nghiệm dùng để các lập trình viên thử nghiệm để viết phần mềm, kiểm tra lỗi và thử nghiệm các tính năng của các phần mềm..
- Tư vấn bảo mật và hợp tác được thực hiện tại Dubai.
- Ra mắt Virtual Machine Paper.
- Hoàn tất Fantom Mainnet GovernanceLà cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị. Paper.
- Hoàn tất tư vấn và hợp đồng công nghệ tại Dubai.
- Thiết lập mối quan hệ đối tác ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.
- Hoàn tất thông số trình biên dịch có thể kiểm chứng cho máy ảo.
- Hoàn tất thông số API JavaScript.
- Cho phép chạy các listening node trên thiết bị di động.
2020
- Triển khai hội đồng phát triển công nghệ Fantom.
- Hỗ trợ phát triển nền tảng Fantom trở thành nguồn mở.
- Thành lập cơ quan chuyên hỗ trợ nghiên cứu Fantom.
Ra mắt các dịch vụ ứng dụng hậu cần mở.
2021
Trong năm 2021, mục tiêu mà Fantom hướng đến là trở thành blockchain dành cho CBDC.
Dự án đã có buổi thuyết trình về lợi thế của Fantom khi xây dựng CBDC (Central Bank Digital Currency) trước ITU (International Telecommunication Union) với hơn 193 quốc gia thành viên và 700 công ty tư nhân, 160 tổ chức học thuật.
Tìm hiểu về token FTM
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. FTM là gì?
- FTM là token gốc của nền tảng của Fantom, được sử dụng với các mục đích như:
- Trả phí giao dịch trên mạng lưới blockchain của Fantom.
- Stake FTM để trở thành các Validator node với chức năng xử lý các giao dịch trên mạng lưới và nhận về phí giao dịch.
- Tham gia hoạt động quản trị mạng lưới Fantom.
- Làm đơn vị tiền tệ để thanh toán cho các hệ thống Payment.
Một số thông tin cơ bản về FTM
- Tên token: Fantom
- Ký hiệu: FTM.
- Blockchain: Ethereum.
- Tiêu chuẩn: ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain..
- Contract: 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
- Loại token: Utility.
- Tổng cung: 3.175.000.000 FTM
- Cung lưu thông: 2.541.152.731 FTM
Tỷ lệ phân bổ token FTM
- Token sale: 40%
- Market development: 30%
- Advisors & contributors: 30%
- Fantom team & founder: 15%
Lưu trữ token FTM ở đâu?
FTM là token của Fantom nhưng lại được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 trên Ethereum. Do đó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các ví phù hợp để lưu trữ token này như: Metamask, Trust Wallet, Coinbase Wallet, Coin 98 Wallet, Trezor, LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán.,..Hoặc cũng có thể lưu trữ FTM trực tiếp trên các sàn giao dịch.
Có thể mua token FTM ở những sàn giao dịch nào?
Hiện tại, bạn có thể mua token FTM ở những sàn giao dịch như: Binance, Digifinex, FMFW.io, HitBTC, OKX,..
Cho đến hiện tại, Fantom vẫn là một hệ sinh thái tiềm năng và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm được những thông tin liên quan đến dự án Fantom và token FTM. Chúc các bạn đưa ra được những quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả nhé!
FAQs về Fantom
Hệ sinh thái Fantom như thế nào?
Hệ sinh thái của Fantom đã có mặt hơn 150 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, các sản phẩm của DeFi đang được chú trọng nhất và mang lại dòng tiền lớn cho hệ sinh thái Fantom.
Các sản phẩm bao gồm: Infrastructure, Bridge, Wallet, AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer. DEX, StablecoinLà những đồng coin được định giá với một tài sản cố định nhằm để ổn định biến động giá trong thị trường., Lending,..
Fantom có tương thích với Cosmos SDK không?
Các nhà phát triển có thể sử dụng cơ chế đồng thuận aBFT an toàn của Fantom để làm lớp cơ sở và sử dụng Cosmos SDK.
Có dự án nào tương đồng với Fantom?
Solana và Kava là hai dự án có điểm tương đồng về chức năng với Fantom.
Có thể theo dõi dự án Fantom ở đâu?
Bạn có thể theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất về dự án Fantom ở những kênh như:
- Website: https://fantom.foundation/
- Twitter: https://twitter.com/FantomFDN
- Telegram: https://t.me/fantomfoundation
- Reddit: https://www.reddit.com/r/FantomFoundation/
- Discord: http://chat.fantom.network/