LiquidityKhả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản. trong CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. là thuật ngữ khá mới mẻ, được nhắc đến vào khoảng năm 2020, sau khi DeFi có mặt trong thị trường crypto. Mặc dù ra mắt không lâu nhưng Liquidity đã có những bước tiến vượt bậc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dùng. Vậy Liquidity trong Coin là gì? Hãy cùng CryptoX100.com khám phá chi tiết về xu hướng này bên dưới đây nhé!
Đôi nét về Liquidity trong Coin
Liquidity trong Coin là gì?
Liquidity trong Coin được biết đến là tính thanh khoản của một đồng tiền mã hóa. Chúng được thể hiện thông qua việc mua/ bán, giao dịch một khối lượng tiền mã hóa mà không (hoặc rất ít) gây tác động đến mức giá của đồng Coin đó.
Thực tế, Liquidity không chỉ có mặt trong thị trường crypto mà còn xuất hiện trong lĩnh vực chứng khoán hay bất cứ giao dịch tài sản nào. Một đồng coin được xem là có thanh khoản cao khi chúng có thể bán một cách nhanh chóng mà giá không giảm đáng kể so với dự định. Ví dụ như các đồng Coin BTC, ETH,…
Đặc điểm cốt lõi của Liquidity trong Coin
Bản chất của Liquidity nằm ở sự đánh đổi giữa tốc độ mua bán và mức giá giao dịch có thể xảy ra với đồng Coin nào đó.
Với những đồng Coin có tính thanh khoản tốt, sự đánh đổi này sẽ rất thấp. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể thực hiện mua hoặc bán nhanh chóng với khối lượng lớn mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá của đồng Coin này. Ngược lại, đồng Coin có tính thanh khoản kém nếu sự đánh đổi này cao hơn.
Ví dụ: Người dùng mua đồng Coin A với mức giá $1 có khối lượng $100.000. Sau một tháng, đồng Coin này có giá trị $10. Lúc này, tài sản của người dùng đã nhận được lợi nhuận gấp 10, tức $1M. Tuy nhiên, khối lượng mua vào ở mức giá $10 thường rất ít, thường rơi vào khoảng $100.000 và khoảng giá từ $10 đến $9 mới có đủ cho tổng khối lượng là $1M.
Do đó, nếu muốn chốt lời ngay tức thì, bạn phải đánh đổi 10% lợi nhuận để bán với mức giá $9. Đổi lại, bạn sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi để bán hết số đồng Coin A đó.
Liquidity trong Coin ảnh hưởng gì đến nhà đầu tư?
Liquidity được xem là một vấn đề cực kỳ quan trọng và luôn được giới đầu tư quan tâm, xem xét rất kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư trong bất kỳ dự án, thị trường nào. Đối với những không gian giao dịch mới nổi như tiền mã hóa, Liquidity trong Coin càng trở thành một vấn đề phức tạp khiến giới đầu tư luôn ‘’căng não’’ để tìm ra chiến lược đầu tư vốn lớn vào thị trường.
Bởi vì, Liquidity ảnh hưởng trực tiếp lên giá, dẫn đến sự chênh lệch giữa lợi nhuận dự kiến và lợi nhuận thực tế của đồng Coin đó.
Thử tưởng tượng, bạn đang sở hữu một lượng lớn TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. đang lãi 30%. Bán số Token này nhanh chóng để thu về 30% lợi nhuận đó nhưng mức độ Liquidity của đồng Token này đang rất kém. Nếu chấp nhận thanh khoản lúc này, bạn sẽ mất khoảng 50% giá trị tài sản, nghĩa là từ 30% lãi suất, bạn sẽ bị lỗ 35%.
Trường hợp muốn bán Token mà vẫn giữ được lợi nhuận 30%, bạn cần phải duy trì một khoảng thời gian dài mới có thể bán ra ở mức giá này. Tuy nhiên, thị trường không phải chỉ có duy nhất 1 mình bạn giao dịch. Nếu bạn không bán thì sẽ có nhiều người chơi khác chấp nhận bán. Điều này sẽ càng khiến mức giá của đồng Coin giảm nhanh chóng.
Chính vì thế, việc lựa chọn đồng Coin mang Liquidity cao luôn là sự lựa chọn an toàn, chiến lược thông minh dành cho những nhà đầu tư vốn lớn.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến Liquidity trong Coin?
Do sự ‘’thổi phồng’’ của cộng đồng tham gia
Sự phổ biến của dự án là yếu tố thu hút sự quan tâm của cộng đồng dành cho đồng tiền mã hóa của dự án. Khi đồng Coin càng phổ biến lại càng được nhiều người tham gia giao dịch hơn. Đồng thời, cộng đồng thường bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO, sự phóng đại từ các nguồn tin càng thúc đẩy nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt thời cơ để đầu tư. Điều này đã tác động lớn đến mức giá của đồng Coin, Liquidity trong Coin cũng bị thay đổi.
Mức độ uy tín của dự án
Không phải dự án uy tín nào cũng có Liquidity cao. Tuy nhiên, phần lớn các dự án có độ tin cậy cao thì tính thanh khoản cũng sẽ dồi dào hơn. Do đó, khi dự án có sự đầu tư, phát triển nghiêm túc, cộng đồng cũng sẽ đặt niềm tin và sự quan tâm vào dự án đó nhiều hơn.
Đánh giá tiềm năng và rủi ro của Liquidity PoolLiquidity Pool hay có tên tiếng việt là nhóm thanh khoản là nhóm mã thông báo được khóa trong các hợp đồng thông minh cung cấp tính thanh khoản trong các sàn giao dịch phi tập trung nhằm cố gắng làm giảm bớt các vấn đề gây ra bởi tính kém thanh khoản điển hình của các hệ thống như vậy.
Liquidity Pool là thuật ngữ còn khá mới mẻ, được biết đến vào khoảng cuối năm 2020 ngay lúc DeFi được xây dựng trong thị trường tiền mã hóa. Đây được hiểu là các ‘’hồ’’ thanh khoản của những sàn AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer., dự án Lending.
Đến với Liquidity Pool, người dùng được phép gửi tài sản của họ vào đó làm thanh khoản cho những người khác giao dịch. Để khuyến khích người dùng gửi tài sản vào, các dự án thường đưa ra chính sách ưu đãi, các phần thưởng là đồng Coin của dự án hoặc trích một phần phí giao dịch cho người dùng cung cấp Liquid.
Hoạt động cung cấp thanh khoản vào các dự án và nhận thưởng được hiểu là Liquidity MiningLà phương pháp khuyến khích cung cấp thanh khoản từ người dùng cho những loại tải sản với một khoảng thời gian nào đó trong dịch vụ của giao thức.. Hiểu đơn giản là những chương trình khuyến khích cung cấp thanh khoản.
Tiềm năng của Liquidity Pool
Thanh khoản được đảm bảo ở mọi mức giá
Tại đây, người giao dịch không phải liên kết trực tiếp với các nhà giao dịch khác nên tính thanh khoản không đổi, miễn là các nhà đầu tư đã gửi tài sản của họ vào Pool. Đồng thời, các giao dịch có tính thanh khoản lớn vẫn xảy ra trường hợp trượt giá đáng kể.
Định giá tự động
Liquidity Pool không tích hợp thông tin giữa các sàn giao dịch, cho phép tạo một thị trường thụ động, đánh giá tự động. Các nhà cung cấp thanh khoản sẽ gửi tiền của họ vào Pool và giá cả sẽ được đảm bảo bởi Smart Contract.
Phù hợp với mọi người dùng
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản và kiếm tiền trên Liquidity Pool. Vì các sàn giao dịch tập trung đối với các Liquidity Pool không yêu cầu phí niêm yết, KYCĐây là viết tắt của từ Know Your Customer có nghĩa là một quy định buộc các tổ chức tài chính phải biết về khách hàng của họ. Quy định này là cách để các chính phủ chống việc rửa tiền hoặc các loại tội phạm trong các giao dịch chuyển tiền. hoặc rào cản liên quan khác. Nếu muốn cung cấp thanh khoản, nhà đầu tư chỉ cần Stake một giá trị tài sản tương đương vào Pool.
Phí Gas phải chăng
Với thiết kế của Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài. tối thiểu được cung cấp bởi các sàn phi tập trung nên chi phí Gas giảm. Việc tính toán giá hiệu quả cũng như phân bổ phí trong Pool sẽ ít biến động hơn giữa các giao dịch.
Rủi ro khi tham gia Liquidity Pool
Bất kỳ dự án tiền mã hóa nào cũng đều mang đến nhiều cơ hội lợi nhuận cao và cũng kèm theo vô vàn những rủi ro tiềm ẩn rất khó để lường trước được. Và Liquidity Pool cũng không ngoại lệ. Một số rủi ro thường xảy ra trong Liquidity Pool có thể kể đến như:
- Tổn thất tài sản của người dùng trong tạm thời.
- Có thể xảy ra lỗi trên các Smart Contract.
- Rủi ro hệ thống, khả năng bảo mật bị lỗi đã tạo điều kiện cho những vụ Hack Liquidity Pool xảy ra.
Trên đây là thông tin về ‘’Liquidity trong Coin là gì’’ cũng như những tiềm năng và rủi ro mà Liquidity Pool mang đến trong các dự án tiền mã hóa. Tính thanh khoản luôn là một vấn đề thu hút giới đầu tư nhưng cũng gây nhiều trở ngại với những rủi ro tiềm ẩn. Hy vọng sau bài viết, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về Liquidity trong Coin, từ đó lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định giao dịch nhé!
FAQs về Liquidity Pool
Liquidity thấp có phải là rủi ro không?
Thực tế, Liquidity thấp rất dễ gây tổn thất tài sản. Vì tính chất mới nổi của thị trường, khối lượng lớn tài sản kỹ thuật số và nhiều cặp tiền mã hóa giao dịch khiến các đồng crypto phải vật lộn với các vấn đề về thanh khoản.
Liquidity Staking có mối quan hệ gì với PoS?
Hiện nay, PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),… được xem là một thuật toán bảo mật phổ biến trên các mạng phi tập trung. Do đó, phần lớn BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. mới đều lựa chọn PoS thay vì PoWGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),… nhằm đảm bảo các Validator không gian lận trong việc xác nhận giao dịch. Còn Liquidity StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. cho phép Validator sử dụng vốn hiệu quả, tham gia bảo mật mạng và nhận phần thưởng khối. Nếu trước đây chưa có Liquidity Staking Protocol, người dùng có thể Stake trong giao thức để bảo vệ mạng. Còn khi có giao thức này, họ có thể thực hiện cả hai. ối quan hệ gì với PoS?
Nên đầu tư vào Coin có thanh khoản cao hay thấp?
Việc lựa chọn đầu tư sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của người tham gia. Nếu bạn muốn đầu tư một số tiền lớn, để an tâm bạn nên chọn dự án có thanh khoản cao sẽ không bị lệch giá quá nhiều. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc rủi ro trước khi quyết định nhé.
Một số dự án cung cấp Liquidity Pool phổ biến trên thị trường
- Uniswap: Đây là Liquidity Pool tập hợp các Token trong một mô hình Smart Contract, người dùng có thể giao dịch trong Liquidity Pool, thêm Token hoặc Swap Token vào một số Pool để kiếm lợi nhuận.
- Bancor: Khi thêm thanh khoản vào Bancor Pool, bạn sẽ nhận được Token của Pool tương ứng với lượng tài sản bạn đã thêm vào Pool.
- Just Swap: Đây là một giao thức trao đổi chia sẻ được xây dựng để cung cấp thanh khoản tự động.