Cosmos là một hệ sinh thái rất tiềm năng trên thị trường tiền mã hóa. Các blockchain được xây dựng trên đây có sự kết nối chặt chẽ giúp việc lưu chuyển dòng tiền trở nên dễ dàng. Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Osmosis là sàn DEX Osmosis (OSMO). Vậy cụ thể Osmosis (OSMO) là gì?
Tổng quan về Osmosis (OSMO)
Osmosis (OSMO) là gì?
Osmosis là một nền tảng giao dịch phi tập trung dựa trên cơ chế AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer.. Nền tảng này được xây dựng trên blockchain Cosmos bằng cách sử dụng công nghệ Cosmos SDK và IBC.
Đây là AMM DEX đầu tiên dựa trên Cosmos – một trong những hệ sinh thái có vốn hóa lớn nhất trên thị trường tiền mã hóa. Do đó, tiềm năng tăng trưởng của Osmosis trong tương lai là rất lớn. Osmosis được lấy cảm hứng từ các sàn DEX như Balancer, Uniswap và Curve Finance, vì vậy nền tảng này cũng có những ưu điểm của cả ba AMM trên.
Osmosis hoạt động như thế nào?
Osmosis được tích hợp công nghệ IBC (Inter – BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. Communication) cho phép nền tảng kết nối với toàn bộ hệ sinh thái Cosmos. Gần đây, Osmosis cũng bắt đầu tích hợp với các chuỗi không hỗ trợ IBC.
Osmosis là một sàn DEX có thể tùy chỉnh thuật toán đường cong giống như Balancer. Sàn cho phép những người tham gia thị trường có thể tìm thấy điểm cân bằng tối ưu cho các Bonding Curves trong các Pool thanh khoản trong với nhiều trường hợp sử dụng khác nhau.
Osmosis áp dụng công thức: x * y = z (số có thể thay đổi).
Để tránh rủi ro chênh lệch giá, Osmosis sử dụng chiến lược Giá trung bình theo thời gian (Time Weighted Average Price – TWAP) dựa trên sự biến động của thị trường khiến người dùng có lợi hơn.
Các cơ chế của Osmosis:
- Khuyến khích nhà cung cấp thanh khoản: Osmosis còn cho phép các bên thứ ba dễ dàng thêm các cơ chế khuyến khích vào các Pool thanh khoản cụ thể.
- Pool thanh khoản linh hoạt: Osmosis khá giống với Balancer trong việc cho phép người dùng linh hoạt cung cấp thanh khoản cho Pool với các tỷ lệ khác nhau (66/34, 90/10, 50/50). Điều này làm cho các chiến lược AMM sáng tạo hơn và phù hợp với các thị trường thay đổi nhanh như DeFi.
Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thêm 2 token vào các Pool như Uniswap ở thời điểm hiện tại vì vốn hóa của các token trong hệ sinh thái Cosmos vẫn còn thấp khi so với Ethereum. Do đó, việc thêm nhiều token vào các Pool thanh khoản là cực kỳ rủi ro cho người dùng.
Điểm nổi bật của Osmosis
- Người tạo Pool có thể tùy chỉnh các tham số để phù hợp với Pool của họ cũng như để dễ dàng quản lý các Pool hơn
- Có thể thêm hoặc loại bỏ các tài sản đang được hỗ trợ trên AMM một cách đơn giản.
- Các pool trên Osmosis có đường cong khác nhau (tương tự Curve Finance) giúp các Stable Asset (tài sản ổn định) có thể dễ dàng được triển khai và hoạt động trên sàn.
- Osmosis kế thừa được các tính năng căn bản của 3 AMM lớn trên thị trường là Uniswap, Balancer và Curve Finance.
- Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh phí hoán đổi hoặc phí giao dịch.
Các tính năng chính của sàn Osmosis
Trade và Pool
Giống với nhiều giao thức AMM trên thị trường, Osmosis cho phép người dùng chuyển đổi giữa các tài sản với tính năng Trade.
Người dùng cũng có thể cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch trên Pool và nhận về phần thưởng theo từng Pool khác nhau.
Asset
Nhờ tích hợp ICB, Osmosis cho phép người dùng nạp token từ các blockchain trong hệ sinh thái Cosmos. ICB có vai trò tương tự như các Cross-Chain mà chúng ta thường thấy giữa Ethereum và Binance Smart Chain. Tuy nhiên, giao thức này chỉ hỗ trợ các blockchain sử dụng dụng SDK của Cosmos.
Stake
Người dùng có thể trở thành Validator của Osmosis bằng cách stake token OSMO và bỏ phiếu các hoạt động quản trị của nền tảng. Hoạt động này sẽ được thực hiện trên ví Keplr Wallet.
Vote
Tính năng Vote cho phép chủ sở hữu token OSMO được phép tham gia bỏ phiếu cho các hoạt động của hệ thống.
AirdropSự kiện phân phối miễn phí token thường diễn ra trên Telegram.
Hoạt động Airdrop của Osmosis nhằm khuyến khích người dùng sử dụng nền tảng bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp thanh khoản vào một Pool bất kỳ.
- Thực hiện một Trade trên Osmosis.
- Stake token OSMO trên ví Keplr Wallet.
- Bỏ phiếu đề xuất các hoạt động quản trị.
Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư dự án Osmosis
Đội ngũ phát triển
Dù Osmosis không công bố cụ thể đội ngũ dự án, tuy nhiên, vẫn có tìm được một số thành viên của dự án trên kênh Twitter. Bạn có thể tìm hiểu thêm về họ thông qua ID:
- Sunny Aggarwal (@sunnya97).
- Josh Lee (@dogemos).
- George Wosmongton (@wosmongton).
- John Patten (@jpatten_).
- Dev (@valardragon).
Nhà đầu tư
Hiện tại, Osmosis đang nhận được quỹ đầu tư từ một số dự án như: Chainapsis, Sikka.
Roadmap của dự án Osmosis
Hiện tại, Osmosis vẫn chưa có công bố lộ trình phát triển dự án trên website của mình.
Tìm hiểu về token OSMO
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. OSMO là gì?
OSMO là token quản trị của nền tảng Osmosis. Token này có vai trò như sau:
- Chủ sở hữu token OSMO có thể tham gia bỏ phiếu về việc nâng cấp giao thức
- Phân bổ phần thưởng khai thác thanh khoản cho các Pool thanh khoản
- Thanh toán phí giao dịch khi sử dụng các tính năng trên Osmosis
Một số thông tin cơ bản về token OSMO
- Tên Token: Osmosis token
- Ký hiệu: OSMO
- Blockchain: Osmosis
- Token Standard: N/A
- Địa chỉ Contract: N/A
- Loại token: Utility,GovernanceLà cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị.
- Cung lưu thông: 270.957.520 OSMO
- Tổng cung: 325.000.000 OSMO
- Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 OSMO
Tỷ lệ phân bổ token OSMO
- LiquidityKhả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản. Reward Mining: 40.5%.
- Developer Vesting: 22.5%.
- StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. Reward: 22.5%.
- Community Pool: 4.5%.
- Strategic Reserve: 5%.
- Airdrop: 5%.
Lưu trữ token OSMO ở đâu?
Cách tốt nhất để lưu trữ token OSMO là sử dụng ví Keplr Wallet. Ví này đang hỗ trợ Interchain cho toàn bộ hệ sinh thái Cosmos.
Có thể mua token OSMO ở đâu?
Ngoài sàn Osmosis, bạn có thể mua token OSMO trên các sàn giao dịch như: CoinEx, Sifchain.
Với khả năng tạo Pool thanh khoản linh hoạt cùng với sự tích hợp thêm cầu nối ICB, Osmosis hiện đang là một nền tảng AMM khá tiềm năng. Trên đây là những thông tin liên quan đến Osmosis và token OSMO. Hy vọng bạn sẽ tham khảo để có quyết định đầu tư hiệu quả nhé!
FAQs về dự án Osmosis
Phí Swap trên sàn Osmosis như thế nào?
Hiện tại, sàn Osmosis đang tính một khoản phí 0.3% cho mỗi giao dịch trên nền tảng. Mức phí này bằng với sàn Uniswap.
Cosmos SDK và IBC là gì?
Cosmos SDK cung cấp cho các nhà phát triển một khung blockchain cơ bản. SDK này có nhiệm vụ làm giảm sự phức tạp bằng cách cung cấp các chức năng blockchain phổ biến nhất như quản trị, token và đặt cược. Sau đó, các nhà phát triển có thể thêm các tính năng mong muốn bằng cách tạo các Plugin.
Inter-Blockchain Communication Protocol (IBC) là một giao thức chuyển tiếp giữa các Distributed LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán. (sổ cái phân tán) độc lập khác nhau. Ban đầu IBC được tạo ra để kết nối các blockchain dựa trên Tendermint.
Keplr Wallet là gì?
Keplr Wallet là một ví non-custodial đầu tiên của mạng Cosmos, cho phép người dùng lưu trữ, quản lý các loại token của nhiều blockchain trong hệ sinh thái dựa trên Cosmos SDK.
Bạn có thể tham khảo bài viết Keplr Wallet là gì để biết thêm chi tiết.
Osmosis có thể kết nối những blockchain nào?
Hiện nay, Osmosis có thể kết nối nhiều blockchain chạy trên Cosmos như Cosmos Hub (ATOM), IRISnet (IRIS), Crypto.org (CRO), Persistance (XPRT), Regen Network (REGEN) ION, Akash Network,…. Do đó, Osmosis có thể được xem như trung tâm thanh khoản trong tương lai của hệ sinh thái Cosmos.
Có thể theo dõi những thông tin liên quan đến dự án Osmosis ở đâu?
Bạn có thể theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất về dự án Osmosis tại các kênh như:
- Website: https://osmosis.zone/
- Twitter: https://twitter.com/osmosiszone
- Telegram: https://t.me/osmosis_chat
- Medium: https://medium.com/osmosis
- GithubVì lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cần đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực này thường sử dụng một công cụ quản lý mã nguồn là Github. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.: https://github.com/osmosis-labs