Smart Contracts là các chương trình được lưu trữ và thực thi trên Blockchain nhằm tự động hóa quá trình thiết lập thỏa thuận giữa các bên tham gia. Nó được phát triển bởi Nick Szabo từ năm 1994 và trở nên phổ biến hơn với sự ra mắt của Blockchain Ethereum năm 2015. Cách thức hoạt động của Smart Contracts là thông qua các điều kiện “if/when…then…” được lập trình thành mã và thực thi khi điều kiện xác định được thỏa mãn. Chúng giúp rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác và giảm rủi ro trong giao dịch.
Dù là một “trader” chuyên nghiệp hay dân “newbie” mới bước vào lĩnh vực tiền điện tử, bạn vẫn phải hiểu rõ thuật ngữ Smart Contracts – hợp đồng thông minh. Smart Contracts thường xuyên xuất hiện trong các cuộc giao dịch, trao đổi, mua bán tiền điện tử diễn ra trên nền tảng BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.. Vậy Smart Contracts là gì? Smart Contracts hoạt động ra sao? Trong bài viết này, Cryptox100.com sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ vấn đề liên quan đến Smart Contracts nhé!
Giới thiệu đôi nét về Smart Contracts
Smart Contracts là gì?
Smart Contracts (Hợp đồng thông minh) được hiểu đơn giản là các chương trình được lưu trữ và thực thi trên nền tảng Blockchain. Nhân tố cốt lõi của Smart Contracts bao gồm mã đáp ứng các điều kiện xác định trước. Smart Contracts có vai trò tự động hóa quá trình thiết lập một thỏa thuận.

Cũng như hợp đồng giấy thông thường, Smart Contracts giúp những người tham gia có thể đảm bảo quyền lợi của mình. Đặc biệt, Smart Contracts có khả năng rút ngắn thời gian giao dịch, bảo toàn kết quả thỏa thuận mà không có sự tham gia của bên thứ 3 nào.
Thực tế, chúng ta có thể hiểu về Smart Contracts tương tự như hệ thống máy bán hàng tự động. Ví dụ: Người dùng cần nhập mã cụ thể để nhận một lon Pepsi. Tương tự đó, các Blockchain đã cấu thành nền tảng của các Smart Contracts. Chúng có khả năng chống giả mạo và không cần sự hỗ trợ của bên thứ 3.
Bên cạnh đó, bạn có thể tối ưu quy trình làm việc, kích hoạt các hành động tiếp theo khi các điều kiện mới được đáp ứng. Smart Contracts được áp dụng cho các thỏa thuận kỹ thuật số của các bên. Khi áp dụng những hợp đồng này, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giữ cho quy trình được công khai, minh bạch.
Lịch sử hình thành Smart Contracts
Người đầu tiên đặt nền móng cho nền tảng Smart Contracts là Nick Szabo. Đây cũng chính là nhà khoa học máy tính người Mỹ phát minh ra đồng “Bit Gold”. Năm 1994, ông đã đưa ra quan điểm về Smart Contracts thông qua bài viết “The idea of Smart Contracts” của mình:
“Một giao thức giao dịch được hợp thức hóa bởi máy tính để thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Chúng đáp ứng mục tiêu chung là: thỏa mãn các điều khoản hợp đồng, giảm thiểu các rủi ro phát sinh và đơn vị trung gian thiếu uy tín.”

Các nhà đầu tư tiền điện tử thường truyền tai nhau rằng Szabo chính là Satoshi NakamotoLà nhà sáng lập bí ẩn của Bitcoin. Mặc dù Bitcoin đã được tạo ra từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa ai biết danh tính thật sự của Satoshi. Satoshi được phỏng đoán có thể là đàn ông, phụ nữ hay thậm chí là cả một nhóm người. thật – nhà phát minh BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. ẩn danh. Tuy nhiên, ông đã phủ nhận lời đồn này.
Trong các bài bào của mình, Szato cũng đề xuất thực hiện Smart Contracts cho những loại tài sản tổng hợp, điển hình như: công cụ phái sinh và trái phiếu.
Smart Contracts được định hình rõ ràng hơn vào năm 2013. Đây là thời điểm Vitalik ButerinMột lập trình viên mang hai quốc tịch Nga-Canada và nhà sáng lập của nền tảng phi tập trung Ethereum. Sinh ra vào năm 1994, Vitalik cũng có nhiều đóng góp vào các nền tảng mã nguồn mở khác. cho ra mắt quyển sách về Ethereum. Đến năm 2015, Ethereum chính thức chào sàn với “danh nghĩa” là một Blockchain mới. Blockchain này cho phép các Smart Contracts có thể lập trình được. Nền tảng Ethereum tạo ra một “máy tính thế giới” có thể chạy nhiều Smart Contracts độc lập cùng lúc.
Cách thức hoạt động của Smart Contracts
Phương thức hoạt động của Smart Contracts dựa trên các câu lệnh dạng “if/when…then…” được chạy thành mã trên hệ thống Blockchain. Nghĩa là máy tính chỉ hành động khi các điều kiện xác định đã được thỏa mãn và xác minh. Những đồng động này có thể là: chuyển tiền cho các bên liên quan, đăng ký phương tiện, gửi thông báo hoặc xuất vé.

Giao dịch chỉ hoàn tất khi Blockchain được cập nhật. Đặc biệt, chỉ có các bên tham gia mới có thể xem được kết quả giao dịch. Và tất nhiên, kết quả này cũng không thể thay đổi được.
Smart Contracts đưa ra các quy định cần thiết buộc người tham gia phải tuân thủ để hoàn thành giao dịch. Người tham gia cần xác định các giao dịch và dữ liệu đại diện của họ trên Blockchain. Sau đó, các nhà phát triển sẽ tiến hành lập trình Smart Contracts.
Tầm quan trọng của Smart Contracts
Rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác
Tính chất của Smart Contracts vốn là một chương trình kỹ thuật số. Đặc biệt, chúng có khả năng tự động hóa và tối ưu quy trình vận hành. Vì vậy, sau khi một điều kiện được thỏa mãn, Smart Contracts sẽ tự động thực hiện ngay lập tức.
Khác với hợp đồng truyền thống, Smart Contracts không bị chi phối bởi các thủ tục giấy tờ phức tạp. Ngoài ra, Smart Contracts cũng không phạm phải các quy phạm văn bản thông thường. Vì vậy, các bên tham gia sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi giao dịch. Đồng thời, hợp đồng luôn đảm bảo về độ chính xác và hiệu quả.

Đảm bảo tính minh bạch
Như đã nói, Smart Contracts không chịu tác động bởi bên thứ ba. Các bản ghi mã hóa của các giao dịch chỉ được chia sẻ giữa những người tham gia. Chính vì thế, bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật về thông tin cũng như quyền lợi cá nhân của mình.
Giảm thiểu rủi ro
Những bản ghi giao dịch trên nền tảng Blockchain hoàn toàn được mã hóa. Việc này giúp các Smart Contracts của bạn rất khó bị xâm nhập, tấn công bởi tin tặc.
Bên cạnh đó, các bản ghi còn được liên đới với nhau thông qua một sổ cái phân tán. Vì vậy, để hack một bản ghi, tin tặc buộc phải thay đổi toàn bộ Blockchain. Và tất nhiên, đây là một hành động bất khả thi.
Tiết kiệm chi phí
Smart Contracts không yêu cầu về đơn vị trung gian. Thế nên, bạn sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào cho bên thứ ba. Smart Contracts hoàn toàn loại bỏ những vấn đề bất cập của hợp đồng truyền thống, như: sự chậm trễ hoặc phí giao dịch.

Ứng dụng của Smart Contracts trong thực tiễn
Thực hiện bầu cử chính phủ
Smart Contracts cung cấp một “không gian” an toàn, đảm bảo quy trình bầu cử không bị thao túng bởi bất kỳ thế lực nào. Những phiếu bầu sử dụng Smart Contracts sẽ được bảo vệ bằng sổ cái. Hệ thống sổ cái này cực kỳ khó giải mã và xâm nhập.
Không những thế, Smart Contracts có khả năng thúc đẩy doanh thu của các cử tri. Đặc biệt, người tham gia hoàn toàn có thể bỏ phiếu trực tuyến bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh.
Hệ thống y tế
Với Smart Contracts, thông tin bệnh nhân và hồ sơ lưu trữ sức khỏe sẽ được mã hóa bằng khóa riêng. Tính năng này giúp các y bác sĩ bảo mật thông tin của bệnh nhân một cách hiệu quả. Để truy cập vào hồ sơ, cá nhân phải được cấp quyền.
Ngoài ra, các biên lai cũng được lưu trữ trên nền tảng Blockchain. Chúng được chia sẻ với các công ty bảo hiểm như một loại “bằng chứng dịch vụ”. Bên cạnh đó, sổ cái có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, như: giám sát thuốc men, thiết lập quy định hoặc quản lý nguồn cung.

Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng truyền thống phụ thuộc vào giấy tờ và biểu mẫu phức tạp. Quá trình này thường tốn khá nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn không giảm thiểu nguy cơ mất mát, gian lận.
Trong khi đó, với nền tảng Blockchain, Smart Contracts sẽ vô hiệu hóa các rủi ro không đáng có. Blockchain cung cấp phiên bản kỹ thuật số, cho phép các bên tham gia truy cập vào chuỗi một cách an toàn. Smart Contracts thường được sử dụng để quản lý hàng tồn kho, tự động hóa các khoản thanh toán và tác vụ.
Tài chính
Smart Contracts giúp tối ưu hóa các dịch vụ tài chính truyền thống theo nhiều phương thức khác nhau. Đối với vấn đề bảo hiểm, nhân viên tài chính có thể kiểm tra lỗi, định tuyến và chuyển khoản thanh toán cho người dùng nếu họ thực thi đúng quy định.
Smart Contracts phối hợp với các công cụ thông minh khác để ghi sổ và hạn chế tình trạng xâm nhập hồ sơ kế toán. Chúng cũng hỗ trợ các cổ đông đưa ra các quyết định một cách minh bạch. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Smart Contracts để thanh toán bù trừ giao dịch.

Smart Contracts được xem là phương tiện giao dịch hữu ích trong bối cảnh công nghệ số. Đặc biệt, Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài. đóng vai trò quan trọng trong “thế giới” tiền ảo. Chúng giúp quy trình giao dịch, mua bán token diễn ra công khai, minh bạch hơn.
Đội ngũ Cryptox100.com hy vọng bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích từ bài viết này về Smart Contracts. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ chinh phục được thành công cho những dự án đầu tư sắp tới.
FAQs về Smart Contracts
Điểm hạn chế của Smart Contracts là gì?
- Smart Contracts không chịu sự quản lý hợp pháp từ pháp luật. Vì vậy, nếu phát sinh vấn đề, quyền lợi của bạn sẽ không được bảo đảm.
- Chúng tôi không phủ nhận độ an toàn và tính bảo mật của Smart Contracts. Tuy nhiên, nguy cơ tấn công bởi các hacker không phải không xảy ra.
- Để sử dụng Smart Contracts, bạn bạn sẽ tốn chi phí cho cơ sở hạ tầng và đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp.
Các nhân tố tạo ra Smart Contracts bao gồm những gì?
Để tạo nên Smart Contracts, bạn cần có: nền tảng phân quyền, chữ ký điện tử, chủ thể hợp đồng và các điều khoản hợp đồng.
Trường hợp nào nên sử dụng Smart Contracts là gì?
Bạn có thể sử dụng Smart Contracts để phục vụ các mục đích như: giao dịch kinh tế, quản lý quyền truy cập, chính phủ điện tử, bảo hiểm, tài chính ngân hàng,…
Cách thức tạo ra Smart Contracts là gì?
Smart Contracts được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain, như: Ethereum, NEO, Polkadot, Binance Smart Chain, Solana,… Bên cạnh đó, Smart Contracts còn được lập trình bằng ngôn ngữ coding gốc Ethereum (Solidity).