Liquid StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. được nhắc đến nhiều hơn vào giữa năm 2020. Tại thời điểm này, cụm từ Liquid Staking đã trở thành xu hướng chung trên thị trường tiền mã hóa. Hàng loạt dự án thuộc sector này bắt đầu xuất hiện và thịnh hành hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa được Liquid Staking là gì cũng như những giá trị mà sector này mang lại.
Tìm hiểu tổng quan về Liquid Staking
Liquid Staking là gì?
Liquid Staking là thuật ngữ dùng để mô tả các protocol được phát triển nhằm hỗ trợ người dùng tạo ra synthetic assets (tài sản tổng hợp) dưới dạng fungible-token. Sau khi được tạo ra, nguồn tài sản này sẽ được stake trong một mạng lưới phi tập trung.
Các dự án Liquid Staking cho phép người dùng mua/bán, giao dịch tài sản trên các thị trường khác nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các synthetic assets để làm tài sản thế chấp trong các ứng dụng phi tập trung.
Ví dụ: Giao thức Acala cung cấp tính năng Liquid Staking cho phép người dùng stake KMS coin và nhận lại LKSM. Không chỉ được nhận phần thưởng từ hoạt động staking, người dùng còn có thể dùng LKSM trong các ứng dụng khác trên Acala để mint kUSD hoặc tham gia LiquidityKhả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản. Farming.
Lợi ích nổi bật của Liquid Staking
Liquid Staking là một trong những giải pháp ưu việt giúp người dùng tạo ra lợi nhuận bền vững. Phần lớn developers hiện nay đều áp dụng phương thức này vào tính năng cho các dự án của mình, nhằm tạo nên sự đa dạng và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Trên thực tế, mô hình kinh doanh của crypto khá tương đồng với các hình thức đầu tư tài chính truyền thống. Đối với các giao thức Liquid Staking, nhóm dự án này cũng mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả người dùng lẫn mạng lưới.
Đối với người dùng
Các dự án Liquid Staking thường được thiết kế trực quan, dễ sử dụng, phù hợp cho cả những người dùng mới. Với Liquid Staking, người dùng có thể kiếm lợi nhuận từ hai nguồn, bao gồm: BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. reward và Incentive từ DeFi Protocol. Đây được xem là giải pháp giúp người dùng tối ưu hiệu sử dụng vốn một cách triệt để nhất.
Đối với mạng lưới
Càng nhiều người tham gia stake token vào dự án Liquid Staking đồng nghĩa với việc dự án đang trở nên có sức hút hơn. Việc gia nhập vào mạng lưới chúng góp phần duy trì khả năng tồn tại của mạng lưới. Bên cạnh đó, tính bảo mật và khả năng phân quyền của mạng lưới cũng được tối ưu hơn.
Đối với các DeFi Protocol khác
Liquid Staking còn mang đến lợi ích cho các dự án DeFi khác. Khi người dùng sử dụng các synthetics assets từ một Liquid Staking Protocol, giá trị TVL và VolumeKhối lượng giao dịch được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. của dự án sẽ được cải thiện đáng kể, tạo nên tính thanh khoản bền vững cho cả thị trường.
Tựu trung, một dự án Liquid Staking có thể phát triển bền vững một phần là nhờ sự tham gia từ người dùng. Khi số lượng người dùng tăng, các bên liên quan cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn. Theo chuyên môn, đây được gọi là Positive Network Effect (tạm dịch: hiệu ứng mạng tích cực).
Các ứng dụng phổ biến của Liquid Staking
Ứng dụng nổi bật nhất của các nhóm dự án Liquid Staking là governance. Đây được hiểu là một phương thức tham gia quản trị hệ sinh thái cho các dự án Liquid Staking. Bên cạnh governance, một ứng dụng khác cũng khá phổ biến khi nhắc đến Liquid Staking là share protocol fee.
Share protocol fee
Phần lớn dự án Liquid Staking sẽ tính phí dựa trên một phần lợi nhuận mà người dùng kiếm được. Giải pháp tính phí này khá hợp lý vì đảm bảo được quyền lợi cho cả đôi bên. Theo đó, các dự án Liquid Staking có thể share toàn bộ hoặc một phần phí cho các holders hoặc stakers bằng giải pháp ấy.
Ví dụ: Anh A stake 1.000 ETH vào Lido với APRLà lãi suất hàng năm được tính phí cho khoản vay (hoặc dưới hình thức đầu tư), thể hiện dưới dạng phần trăm đại diện cho các chi phí thực tế hàng năm của quỹ trong thời hạn của khoản vay. là 4,4%. Trong vòng 1 năm, anh A rút vốn của mình ra khỏi Lido và nhận lại lợi nhuận bằng số vốn cộng với Block Reward, cụ thể là:
1.000 + 1.000 x 4,4% x 90% = 1039,6 ETH.
Trong khi đó, mạng lưới Lido cũng nhận lại một khoản phí từ người dùng là:
1.000×4,4%x10% = 4,4 ETH.
GovernanceLà cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị.
Khi tham gia vào các dự án Liquid Staking với tư cách là holders hoặc stakers, bạn sẽ có quyền quản trị hệ sinh thái của dự án ấy. Nếu các Liquid Staking Protocol trao quyền quản trị cho các LDO holders thì đây chính là một use case nổi bật của dự án. Theo đó, khi sở hữu native token của một dự án Liquid Staking nào đó, nghĩa là bạn được phép tham gia vào việc quản lý hệ sinh thái liên quan.
Tiềm năng của các Liquid Staking Protocol trong tương lai
Là một tín đồ của thị trường tiền mã hóa, chắc hẳn bạn đã biết được giá trị của PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),… – một cơ chế phổ biến có khả năng bảo mật các mạng lưới phi tập trung.
So với PoWGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),…, PoS thừa hưởng nhiều lợi thế vượt trội hơn hẳn, như: chi phí vận hành thấp, tốc độ tạo ra block nhanh, hạn chế các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, thông lượng cao,… Chính vì thế, phần lớn các BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. hiện nay đều áp dụng thuật toán PoS thay vì PoW như trước đây.
Xu hướng PoS đã “lan sâu” vào nhiều Blockchain, trong đó có cả Ethereum. Hiện tại, mạng lưới này đang trong quá trình chuyển đổi từ PoW sang PoS với phiên bản Ethereum 2.0.
Bên cạnh đó, phần lớn những native token đều được dùng làm tài sản thế chấp do validator xác thực để tham gia vào quy trình đồng thuận (staking). Để ngăn chặn thực trạng gian lận của các validators khi xác thực giao dịch, cơ chế PoS sẽ lock native token được staking. Song, các Blockchain sử dụng PoS có thể thu gom các token ấy và burn chúng đi nếu phát hiện validator không minh bạch. Quy trình này được gọi Liquid Staking.
Ngoài ra, Liquid Staking còn giúp validator tối ưu hóa nguồn vốn của mình hơn. Khi stake token trong một giao thức, người dùng được phép truy cập vào các tính năng bảo mật và nhận thêm nhiều Block Reward.
Không những thế, người dùng sẽ được nhận thêm tài synthetics assets dưới dạng fungible token. Đây là những token đại diện cho các token người dùng đã stake từ trước.
Tựu trung, khi Liquid Staking chưa xuất hiện, người dùng có thể staking trong giao thức và nhận phần thưởng hoặc tham gia DeFi kiếm lợi nhuận. Với Liquid Staking, người dùng được phép thực hiện 2 sự lựa chọn cùng lúc.
Rủi ro khi tham gia Liquid Staking là gì?
Dù mang lại nhiều lợi thế vượt trội, nhưng Liquid Staking vẫn vấp phải 2 hạn chế lớn về các phương diện: tài chính và quản trị.
Đối với tài chính
Trên phương diện tài chính, Liquid Staking thường phát sinh rủi ro ở hai hạng mục là: thanh toán và hệ thống. Cụ thể như sau:
- Rủi ro trong thanh toán: Khi tham gia Liquid Staking, người dùng có xu hướng duy trì một lượng token nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền sớm. Trong các trường hợp đột xuất, người dùng thường nghĩ rằng “ngân hàng tháo chạy”. Và điều ảnh đã ảnh hưởng đến quy trình thanh toán của người dùng.
- Rủi ro trong hệ thống: Phần lớn dự án Liquid Staking được vận hành trên chain. Vì vậy, nếu chain có bất kỳ vấn đề nào về mặt hệ thống, dự án cũng sẽ chịu tác động nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình staking của người dùng.
Đối với quản trị
Tương tự như phương diện tài chính, rủi ro trong việc quản trị cũng ảnh hưởng đến 2 khía cạnh sau:
- Stake token tập trung: Về bản chất, tính thanh khoản của token phụ thuộc vào mức độ hoạt động giao dịch hoặc lending & borrowing để thúc đẩy khả năng tạo lợi nhuận. Điều này khiến cho protocol bị giới hạn về số lượng để thu thập thêm liquidity, giúp ích cho việc phát hành token. Những protocol ấy sẽ chịu trách nhiệm khi ủy quyền token cho các validators. Nếu mật độ phát hành token quá lớn có thể dẫn đến thực trạng tập trung cổ phần.
- Rủi ro trong việc cắt giảm: Nếu validator phải xác nhận giao dịch trong bối cảnh thị trường suy yếu, các phần thưởng staking sẽ bị cắt giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những khoản lỗ do nhà đầu tư ủy quyền token của mình.
Sự bùng nổ của các Liquid Staking Protocol đã cho thấy triển vọng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội, Liquid Staking cũng đang đối mặt với nhiều hạn chế trên các phương diện khác nhau. CryptoX100.com hy vọng kiến thức từ bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với các quyết định đầu tư của bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Đâu là các mạng lưới Liquid Staking phổ biến?
Một số mạng lưới Liquid Staking phổ biến là:
- Ethereum.
- Avalanche.
- Polygon.
- Solana.
- Cosmos.
- …
Khi đầu tư vào dự án Liquid Staking cần chú ý điều gì?
Trước khi quyết định “rót vốn” vào dự án Liquid Staking, bạn cần chú ý 3 khía cạnh sau:
- Hệ sinh thái mà dự án đang vận hành.
- Phương thức dự án đã capture value cho native token.
- Các synthetic assets từ được issue từ dự án.
Dự án Liquid Staking có thể tương tác cross-chain không?
Tất nhiên là có! Về bản chất, Liquid Staking token là các hợp đồng phái sinh. Vì vậy, chúng có thể là chain agnostic và có khả năng tương tác cross-chain giữa các giao thức khác nhau.
Liquid Staking dễ sử dụng không?
So với các hình thức như: re-staking hay rút tiền thưởng, những thao tác stake token trên các dự án Liquid Staking dễ thực hiện hơn rất nhiều.