Để tham gia đầu tư trên thị trường tiền mã hóa, bạn cần nắm một số khái niệm đặc biệt và “FUD” là một trong số đó. Đây là một hiệu ứng tâm lý trong giao dịch có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư. Mới đây nhất là hiện tượng FUDLà viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Điều này ám chỉ việc lo lắng, sợ hãi, và cảm thấy không chắc chắn khi quyết định đầu tư, mua bán, hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch tiền tệ mã hóa BUSD. Vậy FUD BUSD là gì? Nguyên nhân do đâu? Để hiểu tường tận câu chuyện, các bạn hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa FUD
FUD là gì?
FUD là sự kết hợp giữa 3 chữ cái đầu của:
- Fear (sợ hãi)
- Uncertainty (không chắc chắn)
- Doubt (nghi ngờ).
Đây là một dạng tâm lý tiêu cực, mang lại cho nhà đầu tư cảm giác lo lắng, thấp thỏm và không yên tâm về một đối tượng đầu tư.
Trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh lẫn chính trị, FUD được xem như một chiến thuật tung các thông tin giả, không được xác thực để gây ảnh hưởng đến nhận thức người đọc và tạo ra thông tin sai lệch nhằm mục đích thao túng thị trường.
Những người gây ra FUD thường là tổ chức hoặc cá nhân có tầm ảnh hưởng trên thị trường. Họ sử dụng “tuyệt chiêu” này nhằm phục vụ lợi ích riêng của mình.
Đôi nét về đồng BUSD
Binance USD (BUSD) là stablecoin thuộc sàn giao dịch Binance và được neo giá theo tỷ lệ 1:1 với đồng đô la Mỹ. Tức 1 BUSD = 1 USD.
BUSD được bảo chứng bởi 100% bởi fiat và các tài sản tương đương. Đồng StablecoinLà những đồng coin được định giá với một tài sản cố định nhằm để ổn định biến động giá trong thị trường. này có cơ chế quản lý tập trung và buyback để tự duy trì sự ổn định của giá trên thị trường. Hiện tại, đây là một trong những đồng stablecoin phổ biến nhất và đang xếp thứ #7 trong danh sách vốn hóa thị trường theo Coingecko.
Vậy FUD BUSD là gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm FUD và đồng BUSD, chúng ta có thể định nghĩa FUD BUSD đề cập đến việc lan truyền nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ về đồng Stablecoin BUSD. Có thể liên quan đến khả năng duy trì tỷ giá cố định với đồng đô la Mỹ hoặc sự không ổn định, thiếu tin cậy trong tương lai của BUSD.
Khi nói đến các loại Stablecoin như BUSD, bạn cần biết chúng được thiết kế để ít biến động hơn so với các loại tiền mã hóa khác và giá trị của chúng thường được gắn với giá trị của một tài sản ổn định như đô la Mỹ. Do đó, khi xảy ra hiện tượng FUD BUSD ắt hẳn phải xuất phát từ một sự kiện có tính chất nghiêm trọng trên thị trường.
Tìm hiểu nguyên nhân và lý do dẫn đến FUD BUSD
SECLà viết tắt của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. SEC là một cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ được giao trọng trách quản lý chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…) cũng như các sàn giao dịch chứng khoán. khởi kiện Paxos với cáo buộc stablecoin BUSD là chứng khoán
BUSD là đồng Stablecoin do Paxos – một tổ chức tài chính và công ty công nghệ có trụ sở tại New York chuyên về blockchain hợp tác với Binance phát hành.
Vào ngày 12/2, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission – SEC) đã chuẩn bị đệ đơn kiện Paxos với cáo buộc đồng Stablecoin này là chứng khoán chưa đăng ký. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường siết chặt các hoạt động Crypto.
Vào ngày 13/02, Bộ Dịch vụ Tài chính New York cũng đã ra lệnh cho Paxos ngừng phát hành BUSD.
Ngay sau đó, Paxos tuyên bố rằng họ hoàn toàn không đồng ý với SEC khi nói BUSD là chứng khoán. Cụ thể, đối mặt với các cáo buộc từ SEC, Paxos đã phản hồi lại như sau: https://paxos.com/2023/02/13/paxos-issues-statement/.
Thực tế, sau khi nhận Wells Notice, bị cáo sẽ có 30 ngày để trả lời bằng bản tóm tắt pháp lý gọi là Wells Submission, bao gồm những lập luận để phản bác lại các cáo buộc.
Tuy nhiên, Paxos cũng đã lập tức ra thông báo sẽ ngừng phát hành thêm stablecoin BUSD mới kể từ 21/02/2023 theo chỉ dẫn và phối hợp chặt chẽ với Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS).
Các đồng BUSD đã phát hành trước đó vẫn được hỗ trợ đầy đủ. Paxos sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi BUSD sang USD hoặc USDP thông qua Paxos Trust Company cho đến “ít nhất là tháng 2 năm 2024”.
SEC bắt đầu đưa tiền mã hóa vào “tầm ngắm”
SEC đã và đang tăng cường siết chặt thị trường tiền mã hóa. Tuần trước, nền tảng Kraken của Payward Inc. đã đồng ý ngừng cung cấp dịch vụ StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. ở Hoa Kỳ và trả 30 triệu USD tiền phạt cho SEC. Staking cho phép các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận bằng cách tạm thời chuyển giao token của họ cho một bên trung gian hoặc một mạng lưới.
SEC trước đây chưa thực hiện hành động nào đối với một nhà phát hành Stablecoin lớn. Nhưng khi cơ quan này mở rộng tầm ngắm vào thị trường tiền mã hóa, họ đã cho rằng Stablecoin sẽ là một lĩnh vực trọng tâm.
Các công ty phát hành Stablecoin điều hành một hoạt động kinh doanh sinh lợi bằng cách đầu tư tiền gửi của người dùng bằng tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặt, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc Mỹ ngắn hạn. Theo nhà cung cấp dữ liệu Coingecko, BUSD đã phát triển nhanh chóng để trở thành Stablecoin lớn thứ ba thế giới, với vốn hóa thị trường của BUSD là gần 16 tỷ USD (tính đến hiện tại – tháng 2/2023). Bên cạnh đó, Paxos cũng phát hành Stablecoin của riêng mình có tên là Pax Dollar, có vốn hóa thị trường khoảng gần 900 triệu đô la.
Chủ tịch SEC Gary Gensler nhận định Stablecoin có thể giống như tiền gửi ngân hàng hoặc quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ. Vào tháng 11 năm 2021, một hội đồng gồm các cơ quan quản lý do Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu cho biết rằng các Stablecoin nên có một khung pháp lý cụ thể và việc phát hành chúng chỉ nên giới hạn ở các ngân hàng. Tuy nhiên, Quốc lại không thông qua đạo luật này nên vẫn cho phép các cơ quan quản lý có nhiều quyền quyết định hơn trong việc kiểm soát thị trường.
Trong 6 năm qua, SEC cũng đã thực hiện hành động cưỡng chế đối với hàng chục loại token. Cơ quan cáo buộc những tài sản đó là loại đầu tư phải được đăng ký với SEC trước khi chúng có thể được bán ra công chúng. Do quá trình đăng ký sẽ liên quan đến việc phát hành và các tiết lộ tài chính cũng như rủi ro chi tiết mà các nhà đầu tư chịu nên các dự án thường lảng tránh việc này.
Ảnh hưởng của FUD BUSD
Nguồn cung BUSD giảm kỷ lục đầu năm
Năm 2022, số lượng BUSD trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) tăng đáng kể từ 10 tỷ lên 15 tỷ USD. Trái lại, số lượng USDT có dấu hiệu giảm đến mức 10 tỷ USD. Stablecoin USDC của Circle cũng bị giảm 50% từ 5 tỷ USD xuống còn 2,5 tỷ USD. Như vậy, tầm ảnh hưởng của BUSD đối với cộng đồng trong năm vừa rồi là rất lớn.
Tuy nhiên, một số Scandal của Binance đã làm BUSD bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có đến 5,5 tỷ USD được người dùng đổi (redeem) từ BUSD chỉ trong một tháng, khiến vốn hóa stablecoin này rơi từ mức 22 tỷ USD xuống còn khoảng 16 tỷ USD.
Nguyên do khởi nguồn là vào tháng 12/2022, Binance đã phải hứng chịu làn sóng rút tiền ồ ạt của người dùng sau nhiều tin đồn về tính thanh khoản yếu kém của sàn cùng với sự kiện công ty Mazars thông báo ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các sàn Crypto, trong đó có Binance. Cùng với vụ kiện của SEC, BUSD đang thực sự gặp “đại hạn” trong năm 2024.
Hiện sàn Binance vẫn chưa phản hồi chính thức về vụ kiện. Tuy nhiên, CZ – nhà sáng lập Binance đã để lại bình luận bên dưới bài đăng của Miles Deutscher – một nhà phân tích Crypto nổi tiếng trên Twitter với ngụ ý khẳng định Binance không phải bên phát hành và mua lại BUSD dù Stablecoin này có tên gọi là Binance USD.
Liệu BUSD có bị dep-eg?
Sự kiện dep-eg của các đồng Stablecoin xảy ra khi:
- Trong một thời gian ngắn có một lượng lớn Stablecoin được đổi thành các Stablecoin hoặc tài sản khác.
- Tài sản được neo không đủ bảo đảm giá trị tương ứng cho Stablecoin đó.
Theo báo cáo từ Paxos vào 10/02/2023, có hơn 16,1 triệu BUSD được đảm bảo bằng lượng tài sản có giá trị ròng 16,4 triệu BUSD (lớn hơn 1.8%).
Thực tế, trong trường hợp toàn bộ BUSD bị bán thành USD trong thời gian ngắn thì Paxos vẫn có thể có đủ khả năng đảm bảo tỷ lệ 1:1.
Số lượng tài sản trái phiếu chính phủ và hay thoả thuận mua lại (đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ) của Paxos đều khá an toàn và có tính thanh khoản tốt. Đồng thời, chúng được kiểm toán bởi công ty WithumSmith+Brown, PC, một công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Do đó, các đồn đoán de-peg đối với BUSD chỉ mang tính tạm thời (trừ khi có các rủi ro về biến động lớn hơn nữa trên thị trường tài chính, rủi ro kiểm toán, pháp lý và thanh khoản).
Cần làm gì khi nắm giữ BUSD?
Trong thời gian tới, tổng cung và vốn hoá của BUSD sẽ giảm dần theo thời gian là hiển nhiên. Điều này cũng đã được CZ xác nhận.
Việc chuyển đổi BUSD sang USD có thể sẽ mang lại thuận lợi cho người dân ở Mỹ nhưng đối với các quốc gia khác, nếu rút tiền theo các hình thức “chính thức” thành tiền fiat có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn thêm chi phí (chênh lệch tỷ giá, trung gian giao dịch,…)
Chính vì vậy, người có nhu cầu rút từ BUSD ra tiền fiat (không phải công dân Mỹ) cần lưu ý những điểm sau:
- Chuyển đổi qua các loại Stablecoin khác như USDT, DAI hay USDC.
- Giao dịch thông qua kênh OTC hoặc P2PNgười với người, ý ám chỉ tính ngang hàng với nhau không ai hơn ai. Thuật ngữ này có thể kết hợp với những thuật ngữ khác ví dụ như Giao dịch P2P (giao dịch ngang hàng), P2P network (Mạng lưới ngang hàng).
- Thực hiện chuyển đổi ngay khi peg của BUSD ổn định.
Trong thời gian tới, chính phủ Mỹ sẽ sử dụng nhiều công cụ pháp lý để kiểm soát Stablecoin. Do đó, để tối đa hoá lợi ích, nhà đầu tư cũng cần lưu ý biện pháp chuyển qua các loại Stablecoin khác khi nắm giữ BUSD trên blockchain.
Tóm lại, FUB BUSD là một chuyển biến lớn trên thị trường tiền mã hóa. Có thể đòn tấn công này của SEC sẽ mở màn cho cuộc tái thiết lập trật tự trong thế giới Crypto. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân của sự kiện và có sự chuẩn bị tốt nhất khi thị trường biến động.
Những câu hỏi thường gặp
Wells Notice là gì?
Wells Notice là một thông báo chính thức từ Securities and ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần). Commission (SEC) của Hoa Kỳ cho biết rằng SEC đang điều tra về các vi phạm tiềm ẩn trong hoạt động của một công ty hoặc cá nhân và có kế hoạch đưa ra các biện pháp kiện cáo.
Thông thường, Wells Notice sẽ được gửi đến các công ty hoặc cá nhân trước khi SEC đưa ra quyết định cuối cùng về việc đưa ra các biện pháp kiện cáo. Thông báo này cho phép các công ty hoặc cá nhân có thời gian để trả lời các cáo buộc và giải thích về hành vi của mình trước khi SEC đưa ra quyết định cuối cùng.
Tên “Wells Notice” được đặt theo tên của John Wells, một luật sư của SEC, người đã giúp phát triển quy trình này.
Các Stablecoin khác có có bị SEC tấn công?
Vào năm 2021, Tether từng bị phạt 41 triệu USD bởi CFTC vì đã truyền tải thông điệp sai lệch rằng USDT được bảo chứng trong mọi thời điểm bởi đồng USD và các loại tiền fiat khác.
Tuy nhiên, từ đó tới nay, Tether không bị SEC nhắc nhở về vấn đề phát hành chứng khoán trái quy định (như BUSD, Kraken hay các sản phẩm Staking).
Có ý kiến cho rằng, BUSD đã bị SEC nhắm tới là do đặc tính của đồng Stablecoin này đã trùng với điểm số 3 trong số những điều kiện để quyết định việc tồn tại của một hợp đồng đầu tư. Đó là một điều quan trọng về mặt kỹ thuật để xem xét một tài sản là chứng khoán.
Cụ thể, Binance có tính năng “Earn” cho phép người dùng gửi BUSD với lãi suất cố định và biến đổi.
Liệu các nhà lập pháp đang bắt đầu thao túng Crypto thông qua Stablecoin?
Có thể nói rằng, Stablecoin đang có sức ảnh hưởng lớn tới toàn bộ Crypto nói chung.
Do đó, chính phủ Mỹ sẽ muốn kiểm soát lĩnh vực này theo hướng có lợi nhiều nhất cho quốc gia. Vì vậy, nếu một Stablecoin nào tạo ra sức ảnh hưởng lớn mà gậy tổn hại tới lợi ích của Mỹ sẽ rơi vào tầm ngắm.
Thực tế, đây là hệ quả mà các nhà phát triển Crypto sẽ phải hy sinh khi muốn sản phẩm của mình được phổ cập rộng rãi hơn nữa.
Chính phủ Mỹ kiểm soát Stablecoin là tốt hay xấu?
Việc chính phủ Mỹ kiểm soát Stablecoin chắc chắn sẽ gây tác động xấu trong ngắn hạn đối với các nhà đầu tư. Nhưng đổi lại, điều này cũng khá cần thiết khi các nhà đầu tư sẽ được bảo vệ khỏi các rủi ro, đặc biệt liên quan tới vấn đề bảo chứng của Stablecoin.
Tóm lại, nếu tác động một cách phù hợp, chính phủ Mỹ sẽ mang lại những lợi ích trong dài hạn đối với Crypto và nhận được những quyền lợi tương ứng như thuế, thị trường lao động, các hoạt động đầu tư, …