Ethereum (ETH) là nền tảng Blockchain do Vitalik Buterin đồng sáng lập, có khả năng phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps), tài chính phi tập trung (DeFi) và Smart Contract, cho phép tạo ra các chương trình ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình. ETH giúp các dự án tiền điện tử mới phát triển mạnh thông qua các gọi vốn ICO. Ethereum có một số tính năng nổi bật, việc chuyển sang mô hình PoS giúp mạng lưới tiêu thụ ít năng lượng và chi phí thấp hơn so với PoW.
Nếu Bitcoin (BTC) được xem là “thủ lĩnh” của thế giới cryptocurrency thì Ethereum (ETH) là gì? Đối với một người vừa dấn thân vào thị trường tiền mã hóa, đây luôn là thắc mắc lớn cần được giải đáp. Có thể thấy, sau BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào., Ethereum chính là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi trade coin. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Ethereum (ETH) qua bài viết dưới đây cùng CryptoX100.com nhé!
Giới thiệu tổng quan Ethereum (ETH)
Ethereum (ETH) là gì?
Không đơn thuần là một dạng tiền mã hóa, Ethereum thực chất là một nền tảng Blockchain phi tập trung có thể lập trình được. Nền tảng này có khả năng hỗ trợ các Smart Contracts, dApps và những dự án DeFi.
Ethereum chính thức ra mắt thị trường vào năm 2015. Nền tảng được đánh giá là một bước tiến mới của Internet. Tính đến nay, Ethereum đã trở thành phương thức tiền mã hóa lớn thứ 2 sau Bitcoin (BTC). Tuy nhiên, để gọi Ethereum là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Bitcoin thì chưa chính xác. Vì công nghệ, tính năng và cả tầm nhìn của hai mạng lưới đều khác nhau.
Với Ethereum, người dùng có thể: thực hiện các cuộc giao dịch, stake token kiếm lợi nhuận, chơi game kiếm tiền, thực thi chiến lược truyền thông xã hội, sử dụng và lưu trữ NFT,…
Nếu những ứng dụng tập trung như App Store của Apple đại diện cho Web 2.0 thì Ethereum – mạng lưới phi tập trung do người dùng cung cấp sẽ là thế hệ nối tiếp, đại diện cho Web 3.0. Mạng lưới này hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApps), tài chính phi tập trung (DeFi) và giao dịch phi tập trung (DEX).
Nguyên lý vận hành của Ethereum (ETH)
Tương tự như Bitcoin, Ethereum vận hành thông qua hàng nghìn máy tính trên toàn thế giới. Mỗi máy tính là một miner tham gia với tư cách là “node” thay vì máy chủ tập trung. Đây chính là tiền đề tạo nên tính phi tập trung đặc trưng của Ethereum.
Đặc biệt, Ethereum có khả năng “miễn nhiễm” với các cuộc tấn công. Hiểu đơn giản, mạng lưới này là “bất trị” và không thể bị phá hủy. Nếu một máy tính gặp sự cố, mạng Ethereum vẫn không bị ảnh hưởng vì đã có sự hỗ trợ của hàng nghìn máy tính khác.
Về bản chất, Ethereum là hệ thống phi tập trung duy nhất vận hành trên một máy tính được gọi là Ethereum Virtual Machine (EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain.). Mỗi node sẽ giữ một bản sao của máy tính đó. Do đó, để cập nhật bản sao, mọi tương tác của người dùng đều phải được xác minh.
Những tương tác mạng được gọi là giao dịch. Mỗi giao dịch đều được lưu trữ trong các BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. của Ethereum BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.. Trước khi đưa những giao dịch lên mạng lưới, miners cần phải xác thực các khối. Quy trình này được thực hiện dựa trên cơ chế Proof-of-Work (PoWGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),…).
Theo đó, mỗi Block gồm một mã 64 chữ số độc nhất. Các miners cần đảm bảo máy tính của họ đủ mạnh để giải đáp mật mã và chứng minh mã đó là duy nhất. Nếu thực hiện thành công, miners sẽ nhận được một lượng ETH tương ứng với công sức của mình.
Tương tự như Bitcoin, toàn bộ giao dịch trên Ethereum đều công khai hoàn toàn. Nhiệm vụ của miners là phát hành các block đã mint đến những nodes còn lại, xác nhận sự thay đổi và thêm block vào bản sao sổ cái của mọi người. Những Block đã xác nhận không thể bị làm giả hoặc sao chép. Quy trình này đóng vai trò như một “quyển nhật ký” ghi lại toàn bộ giao dịch diễn ra trên mạng lưới.
Khác với Bitcoin, người dùng Ethereum có thể tạo code để xây dựng dApps và Smart Contracts. Những Smart Contracts có vai trò xử lý giao dịch mà không phụ thuộc vào bên thứ 3, như ngân hàng hoặc cơ quan quản lý. Chính bởi sự đổi mới này đã khiến Ethereum trở thành nguồn cảm hứng cho các nền tảng tiền mã hóa “tân binh”.
Điểm đặc trưng nổi bật của Ethereum
DeFi và Smart Contracts
DeFi và Smart Contracts được xem là nhân tố nổi bật nhất của Ethereum Blockchain. Nhờ sự mạng lưới, developers có phát hành Smart Contracts bằng ngôn ngữ lập trình của dự án, như Solidity hoặc Vyper và triển khai lên Ethereum.
Sau đó, các node duy trì bản sao của EVM sẽ dịch các Smart Contracts ấy và thực hiện những thay đổi trong giao dịch trên Blockchain. Nhờ đó, các Smart Contracts có thể tự thực hiện mà không cần sự hỗ trợ từ bên thứ 3.
Tính năng mới của Smart Contracts đã trở thành nền tảng thúc đẩy sự phát triển của DeFi. Có thể nói, Ethereum chính là “master” trong lĩnh vực sáng tạo này.
ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering).
Với tính năng linh hoạt, Ethereum đã hỗ trợ hàng trăm dự án tiền mã hóa mới. Những dự án vận hành trên mã nguồn Ethereum luôn cho thấy tiềm năng, giá trị và triển vọng phát triển vượt bật của mình. Hiện tại, Ethereum đang là nền tảng hàng đầu hỗ trợ những “tân binh trẻ” phát hành token ban đầu hay còn gọi là ICO.
Ethereum 2.0
Từ quý 1 năm 2022, Ethereum đã từng bước chuyển từ cơ chế PoW sang PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),…. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không cần “hao tâm tổn trí” dành hàng giờ tính toán và xác thực mã để kiếm ETH mới.
Thay vào đó, họ chỉ cần khởi chạy các Stake Pool theo số lượng ETH mình đang sở hữu để nhận lượng ETH tương đương. Hiện tại, traders đã có quyền tự mình tham gia vào Stake Pool thông qua những sàn giao dịch được hỗ trợ.
Ưu điểm và hạn chế của Ethereum (ETH)
Ưu điểm
Linh hoạt vượt trội
So với các nền tảng tiền mã hóa khác, Ethereum nổi bật hơn cả bởi tính năng linh hoạt. Mạng lưới có khả năng hỗ trợ hàng loạt dự án DeFi, dApps (bao gồm cả NFTs) cũng như các ICO. Bởi tính linh hoạt của mình, công nghệ Ethereum đã góp mặt trong nhiều lĩnh vực khác ngoài tài chính, như: y học, trò chơi, sản xuất,…
An toàn trước tin tặc
Trên thực tế, Ethereum được bảo vệ bởi hàng nghìn người dùng trên thế giới. Họ tham gia vào việc xác thực giao dịch và giám sát chuỗi khối. Theo cơ chế đồng thuận của Ethereum, mọi thay đổi đối với Blockchain đều phải được xác thực. Vì vậy, tin tặc rất khó tấn công hoặc giành quyền kiểm soát đối với nền tảng này.
Kiềm chế lạm phát
Về cơ bản, Ethereum không giới hạn traders mint ETH coin ở một mức cụ thể. Nghĩa là số lượng ETH về lý thuyết là vô hạn. Tuy nhiên, nguồn cung hằng năm của ETH vẫn được đặt ở giới hạn nhất định. Hiện tại, mỗi năm chỉ có khoảng 18 triệu ETH được mint. Đây được xem là một chiến lược được đội ngũ Ethereum thiết kế nhằm kiềm chế tính lạm phát.
Tiết kiệm năng lượng
Như đã đề cập, Ethereum đang từng bước chuyển sang cơ chế PoS với phiên bản 2.0. Theo tầm nhìn của đội ngũ phát triển, Ethereum 2.0 sẽ cải thiện được tốc độ, chi phí giao dịch và thân thiện hơn với môi trường. Về bản chất, PoS sử dụng ít năng lượng hơn PoW.
Hạn chế
- Do cung cấp quá nhiều tính năng, Ethereum dễ gặp lỗi trong quá trình hoạt động.
- Phí giao dịch hiện tại còn quá cao và tốc độ xử lý chậm.
- Quá trình chuyển đổi sang Ethereum 2.0 gặp nhiều khó khăn và rất tốn thời gian.
Tìm hiểu chi tiết về ETH coin
ETH coin là gì?
ETH coin hay Ether là token gốc của hệ sinh thái Ethereum Blockchain. Đồng coin này chủ yếu được dùng làm phương tiện thanh toán phí giao dịch. Ngoài ra, ETH coin còn là nhân tố không thể thiếu khi người dùng vay các token ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain. trong lĩnh vực DeFi.
Key Metrics
- TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. Name: Ethereum.
- TickerKý hiệu của đồng coin/token.: ETH.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contracts: Updating…
- Total Supply: ∞
- Circulating: ∞
Allocation
Updating…
Token Sale
Quá trình phân phối ETH coin được quản lý bởi Ethereum Foundation. Sau sự kiện đầu tiên, tổ chức đã bán được khoảng 60 triệu ete (tương đương 80% trong tổng số 72 triệu ETH được phát hành ban đầu) cho công chúng. Sự kiện diễn ra từ tháng 7 – tháng 9 năm 2014.
Tuy nhiên, ETH coin được mua bởi các nhà đầu tư crowdsale không thể sử dụng hoặc chuyển nhượng trước khi ra mắt sự kiện Genesis Block vào cuối tháng 7 năm 2015.
Quá trình mở bán cụ thể như sau:
- 3,700 BTC được huy động trong 12 giờ đầu sau đợt mở bán.
- Hơn 25,000 BTC được huy động trong 2 tuần đầu tiên.
- Kết thúc đợt mở bán, Ethereum Foundation đã huy động được hơn 31.000 BTC, tương đương với 18,3 triệu USD.
Trong khi đó, 12 triệu ETH còn lại (tương đương 20% nguồn cung ban đầu) được phân bổ cho Treasury và những người đóng góp cho hệ sinh thái. Song, số ETH coin được chuyển đến Foundation cụ thể như sau:
- 3 triệu ETH được phân bổ cho khoản tài trợ dài hạn.
- 6 triệu ETH được phân bổ cho 85 developers đã đóng góp vào hệ sinh thái.
- 3 triệu ETH còn lại được mở bán cho các developers với mức giá crowdsale.
Roadmap
Năm 2015
- Tháng 5: Phát hành Olympic – một Ethereum Proof-of-Concept trước khi mainnet.
- Tháng 7: Phát hành Frontier – phiên bản Ethereum 1.0.
Năm 2016
- Tháng 3: Cho ra mắt sự kiện hard fork đầu tiên mang tên Homestead.
- Tháng 11: Nâng cấp đợt hard fork mới với tên gọi Spurious Dragon.
Năm 2017
- Tháng 10: Triển khai hard fork Byzantium.
Năm 2019
- Tháng 2: Cho ra mắt bản hard fork mới mang tên Constantinople.
- Tháng 12: Triển khai giai đoạn đầu tiên của Istanbul.
Năm 2020
- Tháng 1: Triển khai Muir Glacier hard fork.
- Cho ra mắt Berlin – giai đoạn thứ 2 của quá trình nâng cấp Istanbul.
- Tháng 12: Thực thi Serenity Phase 0 – bước ngoặt đánh dấu quá trình chuyển đổi của Ethereum V1 sang Ethereum B2.
- Triển khai mô hình EIP-1559Đề xuất cải cách phương thức tính toán phí gas của Ethereum và đốt đi một phần ETH dùng làm phí. Tính đến ngày 24/11/2021, EIP-1559 đã thiêu hủy đến 1 triệu ETH, trị giá gần 4,3 tỷ USD, chỉ sau 111 ngày được triển khai..
- Tiếp tục thực thi Serenity Phase 1 và giới thiệu 64 chan phân đoạn độc lập vào mạng Ethereum 2.0.
- Triển khai Serenity Phase 1.5: hợp nhất Ethereum 1.0 và Ethereum 2.0.
- Triển khai Serenity Phase 2: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển hóa Ethereum. Trong giai đoạn này, Ethereum cũng cho ra mắt Virtual Machine mang tên eWASM nhằm thay thế EVM.
Release Schedule
Team, Investor & Partner
Team
Ethereum (ETH) sở hữu đội ngũ phát triển hùng hậu và tài năng, bao gồm:
- Vitalik ButerinMột lập trình viên mang hai quốc tịch Nga-Canada và nhà sáng lập của nền tảng phi tập trung Ethereum. Sinh ra vào năm 1994, Vitalik cũng có nhiều đóng góp vào các nền tảng mã nguồn mở khác. (Founder): Anh là người đầu tiên phát hiện ra công nghệ Blockchain và tiền mã hóa thông qua Bitcoin vào năm 2011. Hiện tại, Vitalik đang đứng đầu nhóm nghiên cứu Ethereum nhằm phát triển những phiên bản mới cho mạng lưới.
- Peter Szilagyi: Anh giữ chức vụ phát triển phần mềm tại Ethereum Foundation.
- Greg Colvin: Ông đảm nhiệm vai trò thiết kế và phát triển tại Ethereum Foundation.
- Martin Swende: Anh giữa chức vụ trưởng nhóm bảo mật tại Ethereum Foundation.
- Pooja Ranjan: Cô giữ chức vụ quản lý dự án tại Ethereum Cat Herders.
- …
Partner
Bên cạnh những cá nhân tiêu biểu, Ethereum còn hợp tác với các đơn vị lớn trong lĩnh vực, như: ConsenSys, Ethereum Treasury, ConsenSys Software Inc, Ethereum Cat Herders, Gnosis, Prysmatic labs,…
Investor
Một số nhà đầu tư lớn của Ethereum là: 1Confirmation, 8Decimal, Alameda Research, Astronaut Capital,…
Mua bán ETH coin ở đâu? giá bao nhiêu?
ETH coin là một đồng coin phổ biến. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ETH trên bất kỳ sàn giao dịch nào. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên lựa chọn những sàn giao dịch uy tín, an toàn để đảm bảo nguồn vốn đầu tư của mình được hiệu quả nhất. Một số sàn giao dịch tốt nhất CryptoX100.com gợi ý cho bạn là:
Không phải ngẫu nhiên mà Ethereum (ETH) lại giữ ngôi vị á quân trên thị trường tiền mã hóa. Dự án này sở hữu tiềm năng phát triển vượt bậc ở cả hiện tại lẫn tương lai. Có thể nói, ETH là một trong những đồng coin an toàn nhất với các chiến lược đầu tư của bạn.
Đừng quên theo dõi CrytoX100.com để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích về các dự án tiền mã hóa nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể lưu trữ ETH coin ở đâu?
ETH coin là đại diện cho đồng token ERC-20. Bạn có thể lưu trữ chúng trong các ví điện tử hỗ trợ như: MetaMask, Trust Wallet, Coin98 Wallet, imToken,…
Hard Fork trong Ethereum là gì?
Hiểu đơn giản, hard fork là một sự đổi mới của giao thức Ethereum đối với phiên bản cũ. Sự đổi mới này nhằm cải thiện tính năng và trải nghiệm của hệ sinh thái.
Ethereum giúp người dùng kiếm lợi nhuận như thế nào?
Nếu tham gia mining giúp điều hành Ethereum Blockchain, bạn có thể kiếm được ETH coin.
Có thể theo dõi Ethereum ở đâu?
Bạn có thể theo dõi thông tin Ethereum tại:
- Website: https://ethereum.org/en/
- GithubVì lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cần đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực này thường sử dụng một công cụ quản lý mã nguồn là Github. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.: https://github.com/ethereum/ethereum-org-website
- Twitter: https://twitter.com/ethdotorg
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCNOfzGXD_C9YMYmnefmPH0g
- Discord: https://discord.com/invite/CetY6Y4