Lĩnh vực blockchain đang phát triển một cách mạnh mẽ với xuất hiện của nhiều nền tảng khác nhau. Mỗi một blockchain sẽ có các chức năng riêng biệt mang đến cho người dùng sự đa dạng trong việc lựa chọn. Điển hình như dự án EOS (EOS) – một blockchain hỗ trợ phát triển dApp. Vậy cụ thể EOS (EOS) là gì?
Tổng quan về dự án EOS (EOS)
EOS (EOS) là gì?
EOS (EOS) là nền tảng phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain được dùng để phát triển và lưu trữ dApp. Với EOS, việc phát triển dApp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bằng cách cung cấp các dịch vụ và chức năng giống như một hệ điều hành mà các dApp có thể sử dụng.
Bên cạnh đó, EOS còn có cung cấp các chức năng cốt lõi cho phép công ty, tập đoàn hay cá nhân có thể tạo các ứng dụng trên blockchain như là tạo ứng dụng trên website. EOS cũng hỗ trợ một bộ công cụ web nhằm mục đích phát triển ứng dụng phức tạp.
Mục đích ra đời của EOS là giúp các lập trình viên dễ dàng tận dụng công nghệ blockchain để đảm bảo rằng ứng dụng của mình dễ sử dụng hơn các đối thủ. Ngoài việc cố gắng tăng cường bảo mật và giảm bớt độ phức tạp trong ứng dụng, nền tảng này cũng nỗ lực đem lại tính linh hoạt và tuân thủ an toàn cho các nhà phát triển.
Về cơ bản, bạn có thể xem EOS giống như Play Store của Google hoặc App Store của Apple vậy.
EOS có gì khác so với Ethereum?
EOS được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ethereum với tham vọng trở nên mạnh mẽ và nhanh hơn. Trong khi Ethereum được cho là có thể xử lý 15 giao dịch mỗi giây thì EOS đang hướng tới hàng triệu giao dịch mỗi giây. Mặc dù đây chỉ mới là mục tiêu và vẫn phải phải hiện thực, nhưng EOS hứa hẹn sẽ thực hiện được trong tương lai.
Với quy mô của hệ sinh thái dApp tăng lên hàng ngày trên các mạng blockchain, việc các nguồn tài nguyên bị hạn chế đã trở thành một vấn đề lớn. EOS đang cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng cách cung cấp khả năng mở rộng, tính linh hoạt và khả năng sử dụng cao hơn thông qua cơ chế độc đáo của mình.
Các tính năng nổi bật của nền tảng EOS
Lưu trữ đám mây
Tính năng này phép các nhà phát triển có thể truy cập không giới hạn vào bộ lưu trữ trên mạng đám mây phi tập trung. Việc lưu trữ này sẽ giúp ý tưởng của bạn có thể dễ dàng được triển khai dù có gặp phải bất cứ yêu cầu nào về bảo mật.
Bên cạnh đó, băng thông cũng không còn là vấn đề với EOS. Các nhà phát triển cũng có thể sử dụng băng thông được cung cấp bởi nền tảng này và đặt giới hạn cụ thể cho ứng dụng của mình. Bạn sẽ trả tiền cho các dịch vụ này bằng token EOS.
Xác thực người dùng
Hệ thống EOS được ví các hệ điều hành như Mac hoặc Windows. Điều này đồng nghĩa, bạn có thể tạo nhiều tài khoản người dùng và chúng được bảo vệ bằng mật khẩu với các đặc quyền truy cập khác nhau. Việc phục hồi tài khoản cũng là một tùy chọn trên mạng EOS với nhiều phương pháp để xác minh danh tính và khôi phục quyền truy cập trong trường hợp tài khoản bị đánh cắp.
Tạo ra lợi nhuận cho nhà phát triển
Theo mặc định, những ứng dụng được xây dựng trên blockchain EOS không yêu cầu người dùng cuối phải trả phí mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, các nhà phát triển ứng dụng sẽ được phép tự quy định cách người dùng trả phí cho ứng dụng của họ. Điều này giúp các công ty dễ dàng đưa ra các chiến lược kiếm lợi nhuận của riêng họ.
Không mất phí giao dịch
Không giống với các nền tảng blockchain khác, bạn sẽ không mất phí giao dịch khi thực hiện việc chuyển token bên trong nền tảng EOS.
Khả năng mở rộng
Các blockchain lớn như BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. và Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc Proof of Work (PoWGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),…) để xác minh trạng thái của họ. Mặc dù cơ chế này phổ biến nhưng có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng mở rộng.
EOS lại sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần Delegated Proof of Stake (dPoS) để xác minh các sự kiện trên blockchain của họ. Do đó, hệ thống sẽ tập trung vào các sự kiện (như giao dịch) chứ không phải trạng thái nên có thể xử lý nhiều giao dịch hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Độ trễ thấp
Hệ thống của EOS có khả năng giảm độ trễ và tối đa hóa hiệu suất bằng cách cấu trúc từng block (được tạo ra sau mỗi 0,5 giây) thậm chí nhiều hơn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ lại bao gồm các luồng chạy song song. Cấu trúc này cho phép bạn gửi và trả lời các giao dịch trong các block đơn và giữa các block, đưa giới hạn về mặt thời gian phản hồi xuống ngang với thời gian truyền tin nhắn qua mạng.
Bộ công cụ phát triển
EOS cung cấp một bộ công cụ phát triển cho lập trình viên để họ tạo ra ứng dụng Bộ công cụ càng hiện đại, các nhà phát triển càng có thể giải quyết vấn đề và tạo các ứng dụng tuyệt vời.
Một số hạn chế của nền tảng EOS
- Nhiều người cho rằng nền tảng không hề phi tập trung do sử dụng cơ chế dPoS. Vì trong cơ chế này, chỉ có 21 BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. Producers được phép xác minh các giao dịch.
- Đã từng xuất hiện lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện khi mainnet vừa mới ra đời.
- Sau khi mainnet ra mắt, một số lỗi vẫn được báo cáo từ các hacker.
- Với tính năng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ẩn danh, EOS có khả năng bị khai thác bởi những tổ chức có ý đồ xấu.
- Hệ thống có thể ẩn số dư trong ví người dùng là một lỗ hổng để nhiều người thực hiện hành vi trốn thuế, rửa tiền,..
- Vấp phải sự cạnh tranh từ rất nhiều dự án khác.
- Số vốn huy động được trong ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering). sẽ được sử dụng phụ thuộc vào quyết định của Block.one
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư dự án EOS
Đội ngũ phát triển
Dự án EOS ra đời vào tháng 5/2017 bởi Block.one – một công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ, đặc biệt là blockchain. Mục tiêu của họ là mang lại một nền công nghệ an toàn, tự do và được kết nối rộng rãi. Các thành viên chủ chốt phải kể đến của dự án như:
Brandan Blumer: Anh là CEO của dự án EOS và cũng là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ. Brandan đạt được rất nhiều thành tựu khi còn trẻ như sáng lập GameCliff, sáng lập Account Network, sáng lập Okay.com,..
Dan Larimer: Anh là giám đốc kỹ thuật của dự án EOS và đồng thời là còn kỹ sư phần mềm rất nổi tiếng. Dan từng lfa CEO của Invictus Innovations, CTO của Steemit, CEO của Cryptonomex Inc và CTO của BlockOne.
Ngoài ra, còn có rất nhiều thành viên khác góp phần tạo nên sự thành công như ngày hôm nay.
Nhà đầu tư
EOS nhận được đầu tư từ một số tổ chức nổi bật như: 360 Innovation Capital, 8Decimal, BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. Capital, DNA Fund, Fundametal Labs, Heshed, HyperChain Capital, INBlockchain, Kosmos Capital, Origin Capital,..
Lộ trình phát triển dự án EOS
2017
12/2017: Bản phát hành EOS.IO Dawn 2.0 cung cấp triển khai Alpha của mạng EOS.
2018
- 4/2018: Bản phát hành Dawn 3.0 tập trung vào việc mở rộng quy mô và phát triển giao tiếp liên chuỗi.
- 5/2018: Dawn 4.0 đánh dấu bản phát hành testnet cuối cùng trước khi ra mắt mainnet.
- 5/2018: Block.one đã phát hành mã EOSIO 1.0 vào ngày 2 tháng 6 năm 2018 và sau một tuần cân nhắc giữa các nhà sản xuất block (BP) và thử nghiệm mạng sớm, các BP đã bỏ phiếu ủng hộ việc khởi chạy mạng vào ngày 9 tháng 6 năm 2018.
- 7/2018: EOS Authority đã phê duyệt giải để tăng RAM có sẵn trên EOS.
2019
- 4/2019: Cộng đồng EOS đã chọn từ bỏ quy định ban đầu do Block.one đề xuất và phát triển các quy định dành cho người dùng trên chuỗi của riêng mình.
- 6/2019: Tại một sự kiện ở Washington vào ngày 1 tháng 6 năm 2019, Block.one thông báo rằng công ty đang trong quá trình phát triển Voice – một nền tảng truyền thông xã hội dựa trên EOS.
- 9/2019: EOS đã thực hiện thành công đợt hard fork đầu tiên để nâng cấp giao thức
- 10/2019: EOSIO 2.0 đã giới thiệu những cải tiến đáng chú ý về hiệu suất và bảo mật cho EOS VM.
2020
2/2020: Vào tháng 2 năm 2020, 15 trong số 21 BP đã bỏ phiếu để burn (đốt) hơn 34 triệu token EOS (trị giá gần 140 triệu USD vào thời điểm đó).
2022
Một mã mới sẽ được phát hành vào cuối tháng 1 năm 2022, sau đó, quá trình thử nghiệm sẽ được tiến hành vào tháng 2, với bản cập nhật mới dự kiến sẽ xuất hiện trên EOS vào ngày 19 tháng 5 năm 2022.
Bản cập nhật này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng vì đây là phiên bản đầu tiên không được phát hành bởi Block.one. Điều này làm cho blockchain hoàn toàn tự trị và dựa vào cộng đồng.
Tìm hiểu về token EOS
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. EOS là gì?
EOS là một Native token của hệ sinh thái EOS. Token này được sử dụng cho các mục đích sau:
- Dùng để bỏ phiếu trong cơ chế DPoS nhằm bầu chọn các các Block Producers.
- Dùng EOS để StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. tranh cử làm Block Producers.
- EOS được dùng làm phần thưởng Block Rewards cho các Block Producers.
Một số thông tin cơ bản về EOS
- Tên token: EOS token
- Ký hiệu: EOS
- Blockchain: EOS
- Loại token: Native
- Tiêu chuẩn: N/A
- Contract: N/A
- Tổng cung: Vô hạn
- Cung lưu thông: 982.014.849 EOS
Lưu trữ token EOS ở đâu?
Các nhà đầu tư có thể lưu trữ token EOS trên các loại ví sau:
- Các ví thông dụng: Trust Wallet, Metamask, Coin98 Wallet,…
- Ví lạnh (ví phần cứng): LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán., Trezor
- Có thể trữ EOS trực tiếp trên ví của các sàn giao dịch.
Có thể mua token EOS ở đâu?
Hiện tại, bạn có thể mua token EOS trên các sàn giao dịch như: AEX, WhiteBIT, Gate.io, Bitfinex, MEXC Global,..
Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung, EOS vẫn là một nền tảng tuyệt vời để các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng của mình. Trên đây là một số thông tin về dự án EOS và token EOS. Hy vọng bạn sẽ tham khảo bài viết để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhé!
FAQs về EOS
Xây dựng dApp trên EOS cần quan tâm điều gì?
Các tài nguyên mạng cần thiết để gửi giao dịch và chạy dApp bao gồm:
- CPU: công suất xử lý cần để vận hành một dApp và đọc dữ liệu từ thiết bị lưu trữ.
- NET: băng thông mạng hoặc tốc độ truyền dữ liệu trung bình qua giao thức truyền thông.
- RAM: lưu trữ dữ liệu.
Có thể xây dựng những loại ứng dụng nào trên EOS?
Với EOS, bạn hoàn toàn có thể phát triển các loại ứng dụng thuộc các lĩnh vực như: Phương tiện truyền thông, mạng xã hội, chơi game, ví lưu trữ, sàn giao dịch, quỹ từ thiện, giáo dục, Fintech, thương mại điện tử, tuyển dụng, âm nhạc, chăm sóc sức khỏe,…
Tại sao EOS mong muốn tách khỏi Block.one?
Các nhà phát triển EOS cho rằng công ty Block.one đang thao túng nền tảng EOS khiến dự án không hoàn toàn mang tính phi tập trung. Việc tách khỏi EOS sẽ giúp cho blockchain trở nên tự trị và dựa vào cộng đồng.
Có thể theo dõi những thông tin về dự án EOS ở đâu?
Bạn có thể theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất về dự án EOS ở các kênh như:
- Website: https://eos.io/
- Bitcointalk: https://bitcointalk.org/index.php?topic=1904415.0
- Telegram: https://t.me/EOSproject
- Facebook: https://www.facebook.com/eosblockchain
- Twitter: http://twitter.com/eos_io
- Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCbc7vIgwb-sPSckU0FbWmRg
- Medium: http://medium.com/eosio
- GithubVì lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cần đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực này thường sử dụng một công cụ quản lý mã nguồn là Github. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.: https://github.com/eosio