APILà viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) – một phần mềm đóng vai trò làm trung gian hoặc cầu nối giữa hai ứng dụng khác nhau, cho phép chúng tương tác với nhau. nói chung và Web API nói riêng đang được ứng dụng ngày càng phổ biến, đặc biệt là khi công nghệ blockchain phát triển. Nền tảng Covalent (CQT) cung cấp một API có thể được sử dụng trên nhiều blockchain. Nền tảng này tự hào cung cấp một loạt các công nghệ hấp dẫn để phát triển blockchain và Web 3.0. Vậy cụ thể Covalent (CQT) là gì?
Tổng quan về Covalent (CQT)
Covalent (CQT) là gì?
Covalent là một API đa chuỗi cung cấp khả năng hiển thị điểm dữ liệu cho nhiều blockchain. Hiểu đơn giản, vì mỗi blockchain thường chỉ có một chức năng nên sẽ không thể giải quyết mọi vấn đề trong ngành. Do đó, Covalent tự định vị mình như một API thống nhất để mang lại tính minh bạch và khả năng hiển thị đầy đủ cho các tài sản kỹ thuật số trên tất cả các nền tảng blockchain.
Với Covalent API, người dùng có thể lập chỉ mục các dữ liệu (Data Index), truy vấn, phân tích các dữ liệu như số dư trong ví, lịch sử giao dịch, phân tích ROIPhần trăm lợi nhuận thu về từ thương vụ đầu tư hoặc một loại tài sản. Ví dụ, ROI = 100% nghĩa là giá trị của loại tài sản hoặc thương vụ đầu tư đã tăng gấp đôi. một cách đơn giản. Đồng thời, Covalent còn có thể chạy các dự báo hoặc ước lượng được các thông số liên quan đến blockchain cho một ứng dụng bất kỳ xây dựng trên blockchain.
API sẽ đối chiếu hàng triệu điểm dữ liệu từ hơn 100 tổ chức khác nhau, sau đó cung cấp một điểm tổng hợp cho dữ liệu đa chuỗi chất lượng cao.Về cơ bản, API Covalent là mô hình duy nhất có thể kết nối dữ liệu chi tiết từ các blockchain khác mà không cần lập trình.
Lịch sử ra đời của dự án Covalent
Phiên bản đầu tiên của dự án được ra mắt trong cuộc thi hackathon hệ thống phân tán năm 2017. Đến năm 2018, Covalent chính thức được thành lập với tư cách là một công ty phát triển phần mềm cấp doanh nghiệp để truy cập dữ liệu blockchain với một hệ thống mạnh mẽ, có khả năng cung cấp dữ liệu một cách chính xác và đáng tin cậy thông qua một API thống nhất.
Trong hơn 3 năm qua, nhóm Covalent đã lập chỉ mục toàn bộ giao dịch trên blockchain Ethereum bao gồm mọi trạng thái hợp đồng, block đơn lẻ, vùng lưu trữ đơn lẻ vào Covalent Database. Covalent Database sẽ được sử dụng bởi nhiều khách hàng doanh nghiệp. Sau đó, những người sáng lập đã quyết định mở rộng phạm vi của phần mềm sang các blockchain phi tập trung tiến bộ khác và cho phép mạng lưới Covalent được vận hành bởi cộng đồng người dùng.
Mục tiêu của Covalent
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dự án Covalent là cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ quản lý và dữ liệu. Khi đó, các nhà phát triển dApp có thể sử dụng API để lấy dữ liệu từ các blockchain được lập chỉ mục trong Covalent Network.
Covalent tìm cách lập chỉ mục dữ liệu cho từng block trên các blockchain được hỗ trợ. Dữ liệu này bao gồm: Địa chỉ, TX HashCòn gọi là phép băm. Trong lĩnh vực tin học thì băm có nghĩa là một loại phương thức trích chọn đặc trưng sao cho với một đoạn văn bản nào đó thì chỉ có thể chọn ra một đoạn mã đặc trưng mà không thể nào tìm được đoạn mã giống như vậy cho một đoạn văn bản khác và ngược lại là không thể cùng một đoạn văn bản mà có thể sinh ra hai đoạn mã băm khác nhau. Phép băm này được sử dụng chính trong lĩnh vực blockchain để đảm tính xác thực của thông tin tránh giả mạo vì các thuật toán băm thường được chứng minh tính tương ứng 1-1 giữa thông điệp và mã băm., BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. Hash, trạng thái giao dịch, đăng ký sự kiện, hoạt động của token, tạo và triển khai hợp đồng, theo dõi sự kiện, hợp đồng tương lai,..
Nhìn chung, Covalent có thể cung cấp cho người dùng một bộ dữ liệu hữu ích và hoàn chỉnh, được sử dụng để cải thiện hiệu suất và dịch vụ của các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng. Covalent có thể lập chỉ mục tất cả dữ liệu và đưa chúng vào trong một API duy nhất mà không cần các bước cấu hình và triển khai trước đó.
Covalent hoạt động như thế nào?
Hoạt động của Covalent dựa trên ” data sink” – một hệ thống thu thập dữ liệu chịu trách nhiệm nhận tất cả thông tin từ các blockchain được kết nối với nhau sau đó phân loại dữ liệu này trong “block-specimens”.
Cấu trúc của mạng Covalent như sau:
- Validators: Gồm các node được thiết kế để đảm bảo rằng dữ liệu sẽ đến Covalent một cách chính xác và giữ cho những người tham gia mạng hoạt động một cách trung thực.
- Block-specimens producers: Các nhà sản xuất này sẽ chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu nói trên. Do đó, họ còn được gọi là các Data Miners.
- Indexers: Chức năng của phần này là thu thập dữ liệu để kiểm tra độ chính xác của dữ liệu đó và cuối cùng xuất bản kết quả trong mạng lưu trữ Covalent.
- Responders: Phần này chịu trách nhiệm tiếp nhận các yêu cầu dữ liệu và đưa ra phản hồi cho những yêu cầu này. Có hai loại Responders thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau gồm: Trả lời yêu cầu lưu trữ và Trả lời yêu cầu truy vấn.
Một số ưu điểm nổi bật của dự án Covalent
Tính khả dụng của dữ liệu
Covalent là dự án duy nhất có thể lập chỉ mục dữ liệu của toàn bộ blockchain, bao gồm tất cả các Smart Contract, ví và giao dịch đơn lẻ. Trong khi các dự án khác chỉ có thể cung cấp một tập nhỏ dữ liệu, Covalent có thể lập chỉ mục hàng tỷ terabyte dữ liệu.
Khả năng tương thích
Với ưu điểm này, các nhà phát triển có thể dễ dàng và nhanh chóng xây dựng các giải pháp tài chính tận dụng các block từ nhiều dự án. API hợp nhất giúp các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng các ứng dụng mà không cần mã truy vấn.
Không cần giải pháp code
Dự án không yêu cầu nhà phát triển phải xây dựng các code lập chỉ mục hoặc phải hiểu các sắc thái của cấu trúc dữ liệu blockchain. Chỉ cần thông qua Covalent API, họ có thể nắm được mọi thông tin. Do đó, Covalent sẽ dễ dàng tiếp cận với người dùng không có nhiều chuyên môn.
Là phần mềm lập chỉ mục phi tập trung
Mạng dữ liệu Covalent sở hữu lớp tính toán và khả năng lưu trữ phi tập trung hoàn toàn với mức phí thấp cùng với thông lượng cao.
Công cụ chuyển đổi Primer
Với Primer, các nhà phát triển dễ dàng chọn các trường mà họ mong muốn và tổng hợp thêm dữ liệu để phù hợp với nhu cầu của mình. Tất cả những điều đó sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm truy vấn trong thời gian thực.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác dự án Covalent
Đội ngũ phát triển
Hai đồng sáng lập của Covalent là Ganesh Swami và Levi Aul. Họ đều là những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.
Trong đó, Ganesh Swami hiện đang là người dẫn đầu ngành về phân tích và cơ sở dữ liệu. Levi Aul là người đã xây dựng sàn giao dịch BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. đầu tiên của Canada (bex.io) và tham gia xây dựng CouchDB @ IBM, đồng thời cũng là tác giả của nhiều thư viện mã nguồn mở Erlang.
Nhà đầu tư
Hiện tại, dự án đang được hỗ trợ bởi khoảng 20 quỹ đầu tư nổi tiếng như Binance, Coinbase, Hashed, Alameda Research, Delphi Digital,…
Đối tác
Covalent đang có mối quan hệ hợp tác với nhiều tên tuổi lớn trong ngành như: Binance, Coingecko, Near, Avalanche, Moonbeam, Polkadot,…
Lộ trình phát triển dự án Covalent
Lộ trình phát triển của Covalent chưa công bố chính thức: Một số các cột mốc mà Covalent đạt được kể từ khi ra mắt như sau:
- 12/2017: Phiên bản đầu tiên của dự án được xây dựng trong cuộc thi hackathon hệ thống phân tán.
- 3/2018: Tại vòng Seed Round, dự án đã huy động được 500.000 USD từ Victory Square Ventures.
- 10/2020: Dự án đã thu về 2,6 triệu USD từ vòng Private Sale.
- 3/2021: Tại vòng Private Sale lần thứ 2, dự án đã thu được 2,5 triệu USD.
- 7/2021: Tổ chức bán token công khai trên Coinlist và nâng cấp hệ thống.
Tìm hiểu về token CQT
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. CQT là gì?
CQT là token gốc của mạng lưới Covalent. Mục đích sử dụng của token này bao gồm:
- Quản trị: Chủ sở hữu token được phép tham gia bỏ phiếu cho các đề xuất thay đổi các thông số trong hệ thống như nguồn dữ liệu mới, vị trí địa lý cụ thể và các yêu cầu về mô hình dữ liệu
- StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. & Validation: CQT là một tài sản Staking. Người xác thực có thể kiếm được phí trả lời các truy vấn. Ngoài ra, chủ sở hữu CQT có thể ủy quyền quyền biểu quyết của họ cho người xác nhận.
- Truy cập mạng: Token CQT có thể được sử dụng để thực hiện các truy vấn dữ liệu cho người dùng API.
Một số thông tin cơ bản về CQT
- Tên token: Covalent Token
- Ký hiệu: CQT
- Tiêu chuẩn: ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain.
- Contract: 0xd417144312dbf50465b1c641d016962017ef6240
- Loại: Utility, GovernanceLà cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị.
- Tổng cung: 1.000.000.000 CQT
- Cung lưu thông: 255.637.106 CQT
Tỷ lệ phân bổ token CQT
- Token Sale: 36.5%
- Ecosystem: 20%
- Reserve: 19.1%
- Team: 14.4%
- Staking Reward: 8%
- Advisors: 2%
Lịch trả token CQT
- Seed Sale: Vesting trong 18 tháng, sau đó trả 25% ở tháng thứ 6, 25% ở tháng thứ 12, 25% ở tháng thứ 15 và 25% ở tháng thứ 18.
- Private Sale 1: Vesting trong 9 tháng, không có cliff nên sẽ trả 25% ở TGE, 25% ở tháng thứ 3, 25% ở tháng thứ 6 và 25% ở tháng thứ 9.
- Private Sale 2: Vesting trong 9 – 24 tháng, khoảng thời gian trả 25% như các vòng trên sẽ có chu kỳ từ 3 – 6 tháng.
- Public Sale: Vesting 0 – 24 tháng. Tier 1 không vesting; Tier 2 12 tháng vesting và 1 tháng cliff; Tier 3 24 tháng vesting và 1 tháng cliff; Tier VIP trả dần mỗi 6 tháng và 6 tháng cliff.
- Team: Vesting trong 36 tháng, trả 25% sau 12 tháng.
- Advisors: Vesting trong 13 hoặc 24 tháng
Lưu trữ token CQT ở đâu?
CQT là token tiêu chuẩn ERC-20. Một số ví phổ biến để bạn lựa chọn lưu trữ token này gồm: Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet, imToken, MEW, các loại ví cứng (Trezor, LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán.),…
Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ CQT trên một số sàn giao dịch có hỗ trợ.
Có thể mua token CQT trên các sàn giao dịch nào?
Hiện tại, bạn có thể mua token CQT trên một số sàn giao dịch có hỗ trợ như: Gate.io, Crypto.com ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần)., MEXC Global, OKX, FTX,…
Tóm lại, Covalent là dự án cung cấp khả năng cho phép các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các giải pháp tài chính bằng cách tận dụng các “building blocks” từ các dự án khác nhau. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư vào token CQT một cách hiệu quả.
FAQs về Covalent
Đối thủ cạnh tranh của dự án Covalent là ai?
Hiện tại, The Graph là dự án cung cấp tính năng gần giống với Covalent nhất. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh chính của dự án.
API là gì?
API (Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng) phương thức trung gian giúp kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng và từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.
Đây không phải là ngôn ngữ lập trình như một người lầm tưởng. Trên thực tế, đây là các hàm hay thủ tục thông thường và các hàm này được viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Dữ liệu do Covalent API cung cấp có được giải mã nhanh không?
Nguồn dữ liệu được cung cấp bởi Covalent API đã được giải mã và sử dụng ngay cho blockchain. Tốc độ giải mã dữ liệu cực nhanh của mạng lưới này sẽ giúp rút ngắn thời gian triển khai của nhiều dự án DeFi, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ blockchain và góp phần vào quá trình phát triển Web 3.0.
Có thể theo dõi dự án Covalent ở đâu?
Bạn có thể theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất về dự án Covalent tại các kênh như:
- Website: https://www.covalenthq.com/
- Medium: https://medium.com/@Covalent_Hq
- Twitter: https://twitter.com/covalent_hq
- Telegram: https://t.me/CovalentHQ
- Discord: https://www.covalenthq.com/discord/
- Reddit: https://reddit.com/r/CovalentHQ