Dù đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng sâu bên trong lĩnh vực tài chính vẫn tồn tại nhiều vấn đề còn hạn chế liên quan đến mô hình tập trung truyền thống. Sự ra đời của tài chính phi tập trung (DeFi) là một bước ngoặt lớn có thể làm thay đổi cả ngành tài chính, đặc biệt là thị trường tiền mã hóa. Đó cũng là lý do DeFi đã trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất trong giới crypto. Vậy DeFi là gì? DeFi 2.0 là gì?
Tổng quan về DeFi
DeFi là gì?
DeFi là từ viết tắt của cụm từ Decentralized FinanceLà tài chính phi tập trung (thường được gọi là DeFi), một hình thức tài chính dựa trên blockchain, không phụ thuộc vào các bên trung gian tài chính trung ương như người môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng để cung cấp các công cụ tài chính truyền thống, mà thay vào đó sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain, loại phổ biến nhất là Ethereum., tạm dịch: Tài chính phi tập trung. Đây là một thuật ngữ chỉ các thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung và không có sự can thiệp, kiểm soát từ một bên thứ ba trung gian.
Cụ thể, DeFi tận dụng tính phi tập trung và minh bạch của công nghệ Blockchain để tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ tài chính mở cùng với các ứng dụng (dApp), cho phép tất cả mọi người có thể truy cập và sử dụng ở bất kỳ đâu mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung nào.
Hiện tại, Ethereum đang là blockchain có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất. Tuy nhiên, đây không phải là nền tảng duy nhất để xây dựng ứng dụng, bên cạnh đó còn có các blockchain nổi tiếng như Polkadot, TRON, Solana, Polygon, Binance Smart Chain,…
Sự khác biệt của DeFi và CeFi
CeFi là viết tắt của Centralized Finance, tạm dịch: Tài chính tập trung. Đây là mô hình tài chính tập trung truyền thống. Với CeFi, mọi hoạt động liên quan đến tài chính của bạn phải chịu sự kiểm soát cũng như tuân thủ các quy định của một bên thứ ba (Ngân hàng, tổ chức tài chính,..). Một số hạn chế của mô hình CeFi như:
- Quyền lực tập trung vào một nơi và bất kỳ hành động nào của bạn cũng cần phải xin phép.
- Không đảm bảo tính minh bạch
- Hạn chế về sự tín nhiệm
Mặc dù những hạn chế này không đại diện cho tất cả, nhưng đây cũng là những vấn đề quan trọng mà DeFi cần giải quyết. Hướng đi của DeFi là hoàn toàn khác với mô hình tập trung, cụ thể là:
- Tài sản truyền thống sẽ được thay bằng các đồng coin
- Các tổ chức, ngân hàng, nhà nước sẽ được thay thế bởi công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.
- Chỉ cần sở hữu thiết bị được kết nối với Internet là có thể tiếp cận được với tài chính phi tập trung.
Tóm lại, mục tiêu của DeFi là tạo ra một hệ thống tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống hiện tại để trở nên công bằng hơn, thông qua việc sử dụng các giao thức mở và dữ liệu minh bạch.
Các chức năng và ứng dụng của DeFi
Sàn giao dịch phi tập trung
Một trong số những ứng dụng quan trọng nhất của DeFi là các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Tại đây, người dùng có thể giao dịch tiền điện tử mà không cần một trung gian đáng tin cậy để giữ tiền thay cho họ. Các giao dịch được thực hiện trực tiếp thông qua các ví của người dùng với sự trợ giúp của hợp đồng thông minh (Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài.).
StablecoinLà những đồng coin được định giá với một tài sản cố định nhằm để ổn định biến động giá trong thị trường.
Sự biến động của thị trường crypto đã thúc đẩy các đồng Stablecoin ra đời. Loại coin này có khả năng gắn giá trị của chúng vào một loại tài sản cố định. Tài sản ở đây có thể là tiền mã hóa, tiền FiatTiền tệ do chính phủ cấp, chẳng hạn như đô la Mỹ hay VNĐ., vàng,..
Một số stablecoin nổi tiếng nhất trên thị trường là Tether (USDT), DAI,..
Nếu như không có DeFi, việc mang tiền mã hóa đi thế chấp để phát hành Stablecoin sẽ khó khăn hơn vì cần nhiều khâu trung gian.
Nền tảng cho vay (Lending)
Các giao thức cho vay được xem một phần quan trọng của hệ sinh thái DeFi. Vì được xây dựng trên Blockchain, hệ thống cho vay phi tập chung có thể giải quyết các giao dịch ngay tức thì, cho phép thế chấp tài sản kỹ thuật số và giảm thiểu các yêu cầu tín dụng cần thiết, thay vào đó, chúng sẽ được đảm bảo bởi các phương pháp xác minh mật mã.
Thị trường dự đoán
Thị trường dự đoán là một trong những ứng dụng nổi lên nhờ mô hình DeFi. Tại đây, người dùng có thể quản lý các giao dịch và đặt cược mà không cần có bên thứ ba. Hiểu đơn giản, thị trường dự đoán cho phép người dùng chọn xem họ có muốn thứ gì đó hay không.
Ví dụ: một câu hỏi trên thị trường dự đoán như: Liệu Donald Trump có giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào năm 2020 hay không?
Trong thế giới tài chính, những người tham gia sẽ sử dụng hợp đồng để giao dịch và lợi nhuận cũng sẽ khác nhau dựa trên kết quả của các sự kiện trong tương lai. Thị trường dự đoán có nhiệm vụ giúp cho kết quả của các sự kiện tương lai có thể giao dịch được.
Tầm quan trọng của hợp đồng thông minh trong DeFi
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) được định nghĩa là bộ giao thức đặc biệt có khả năng tự động thực hiện các điều khoản hay thỏa thuận giữa các bên (hệ thống máy tính) dựa trên công nghệ Blockchain. Các điều khoản được quy định trong hợp đồng thông minh tương đương với loại hợp đồng pháp lý truyền thống.
Hầu hết các ứng dụng trong không gian DeFi đều liên quan đến việc tạo và thực hiện các hợp đồng thông minh. Trong khi hợp đồng truyền thống sử dụng khái niệm pháp lý để xác định các điều khoản của mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng thì hợp đồng thông minh sử sẽ dụng code máy tính để làm điều đó.
Vì các điều khoản được viết bằng code, nên cũng chỉ có hợp đồng thông minh mới có khả năng thực thi các điều khoản đó. Điều này cho phép việc thực thi trở nên đáng tin cậy và được tự động hóa, khác với một số lượng lớn các quy trình kinh doanh truyền thống yêu cầu rất nhiều các hoạt động giám sát thủ công.
Sử dụng hợp đồng thông minh giúp các giao dịch diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn và giảm rủi ro cho cả hai bên.
Bạn có thể tham khảo thêm về hợp đồng thông minh tài bài viết Smart Contracts là gì?
Những ưu điểm nổi bật và hạn chế của DeFi
Ưu điểm
- Tính phi tập trung: Không có đơn vị trung gian, loại bỏ được khả năng kiểm soát từ một bên thứ ba
- Không cần uỷ thác: Người dùng không cần uỷ thác tài sản cho bên thứ ba. Smart Contract sẽ đảm nhận vai trò này cũng như duy trì luật chơi trong thị trường DeFi.
- Dễ tiếp cận: Với DeFi, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận vào hệ sinh thái phi tập trung mà không tốn bất cứ chi phí nào.
- Tính riêng tư cao: Bạn có thể sở hữu một ví lưu trữ đồng coin mà không cần phải định danh. Thậm chí, bạn được phép thực hiện các giao dịch chuyển tiền mà không cần biết người chuyển là ai và người nhận là ai.
- Xây dựng dApp dễ dàng: Công nghệ Blockchain sẽ giúp việc nâng cấp, xây dựng và phát triển nhiều ứng dụng DeFi mới một cách khá dễ dàng.
- Tính minh bạch: Dữ liệu về các hoạt động thị trường sẽ được ghi nhận & công khai trên hệ thống dựa trên cơ sở bình đẳng cho tất cả những người tham gia.
Hạn chế của DeFi
- Hiệu suất kém: mạng Blockchain có hạn chế là tương đối chậm nên các ứng dụng được xây dựng trên đây cũng bị ảnh hưởng. Các nhà phát triển của các ứng dụng DeFi nên lưu ý đến những hạn chế này và tối ưu hóa sản phẩm của họ cho phù hợp.
- Nguy cơ lỗi người dùng cao: Vì không có trung gian nên các ứng dụng DeFi chuyển trách nhiệm sang người dùng. Điều này là một thách thức lớn trong việc thiết kế các sản phẩm có thể giảm thiểu rủi ro lỗi người dùng vì hầu hết các sản phẩm được triển khai trên các blockchain có tính chất bất biến.
- Hệ sinh thái lộn xộn: Người dùng phải có khả năng tìm được ứng dụng phù hợp nhất để chúng có thể tương thích với hệ sinh thái DeFi.
- Rủi ro trong kỹ thuật: Trong trường hợp Smart Contract hay lớp Blockchain xảy ra lỗi sẽ khó có thể phát hiện và dễ dàng sửa chửa vì công nghệ này vẫn còn quá mới mẻ.
- Khó được chính phủ chấp nhận: Chính phủ một số nước từ lâu đã không thích Blockchain. Giờ đây lại thêm mô hình DeFi có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng kiểm soát ngành tài chính của họ.
Tìm hiểu về DeFi 2.0
DeFi 2.0 là gì?
Hiểu đơn giản, DeFi 2.0 là thế hệ tiếp theo của mô hình tài chính phi tập trung. Đây là phiên bản nâng cấp của DeFi được ra đời nhằm mục đích sửa chữa những điểm yếu hiện có và tận dụng những điểm mạnh của DeFi hiện tại. Do đó, phiên bản này đang được mong đợi sẽ mở ra được nhiều tiềm năng mới hơn cho người dùng.
Những giải pháp mà DeFi 2.0 mang lại
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng là yếu tố chính ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đề phí gas và thời gian tương tác trên blockchain. Điều này rất quan trọng đối với người dùng mới bắt đầu với khoản vốn nhỏ.
Thanh khoản
Thanh khoản càng cao sẽ càng sự thu hút người dùng trên thị trường DeFi, thúc đẩy họ tham gia vào rót vốn vào các dự án.
Cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề thanh khoản chính là giúp người dùng kiếm được lợi nhuận. Những chương trình, sự kiện, chiến dịch mang lại ROIPhần trăm lợi nhuận thu về từ thương vụ đầu tư hoặc một loại tài sản. Ví dụ, ROI = 100% nghĩa là giá trị của loại tài sản hoặc thương vụ đầu tư đã tăng gấp đôi. x10, x100 hay những pool farm với APYTỉ suất thu nhập hằng năm kiếm được từ một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc đầu tư có tính đến hiệu quả của lãi kép. 4 con số và cả những đợt AirdropSự kiện phân phối miễn phí token thường diễn ra trên Telegram. giá trị lớn thường là giải pháp khuyến khích người dùng tham gia vào hệ sinh thái. Điều này sẽ giúp tính thanh khoản cũng tăng theo.
Tổ chức tự trị phi tập trung – DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác.
DeFi vẫn đang tồn tại rất nhiều trường hợp các dApp “mượn danh Decentralized” nhưng lại chưa hoàn toàn kiểm soát chặt chẽ tính phi tập trung nên đã tạo cho người dùng một góc nhìn không mấy thiện cảm.
Với DeFi 2.0, các DAO (Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức Tự trị Phi tập trung) được khởi chạy mạnh mẽ. DAO có nhiệm vụ xây dựng nền tảng dựa trên những quy tắc mã hóa các chương trình, được vận hành hoàn toàn tự động và loại bỏ các cơ quan quản lý trung ương (bên thứ 3) với hệ thống kiểm soát phi tập trung.
Hiệu quả sử dụng vốn
Đây là mục tiêu cuối cùng của DeFi 2.0. Các dự án tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn sẽ cho phép DeFi:
Tối ưu hóa TVL: TVL đang trở thành một thước đo tiêu chuẩn khi người dùng quá coi trọng và xem nó như một cách đánh giá tầm quan trọng của giao thức. Việc tối ưu TVL sẽ giúp số tài sản đưa vào các giao thức được tận dụng hết mức có thể.
Tạo dòng tiền lành mạnh: Việc ngăn chặn các dòng tiền xấu sẽ làm cho các dự án phát triển bền vững hơn và nhận được nhiều người ủng hộ hơn.
DeFi là tương lai của tài chính nói chung và thị trường crypto nói riêng. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nét về DeFi cũng như những ưu điểm và hạn chế của mô hình này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho những ai mới bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực crypto currency.
FAQs về DeFi
TVL là gì?
Total Value Locked (TVL) là tham số đại diện cho số tài sản đang được đặt trong một giao thức DeFi cụ thể. Giá trị này không có nghĩa đại diện cho số dư nợ, mà là tổng lượng cung cấp cơ bản được bảo đảm bởi một ứng dụng cụ thể hoặc bởi DeFi nói chung. TVL thường được tính bằng ba thành phần khác nhau gồm USD, BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. và Ethereum.
Để biết thêm về TVL, bạn hãy tham khảo bài viết: Thông số Total Value Locked (TVL) là gì?
Tại sao DeFi 1.0 vẫn chưa được khai thác triệt để?
Ngoài những hạn chế kể trên, việc các dự án đi theo “lối mòn” cũ và thiếu sự cải tiến là một trong những nguyên nhân chính dẫn dễ việc mô hình DeFi chưa được khai thác triệt để, điển hình như:
- Tiền đổ vào quá nhiều nhưng không được sử dụng tối ưu
- Liquidity MiningLà phương pháp khuyến khích cung cấp thanh khoản từ người dùng cho những loại tải sản với một khoảng thời gian nào đó trong dịch vụ của giao thức. quá cũ với nhiều hạn chế
- Quá coi trọng đến TVL nhưng không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của chỉ số này.
Ethereum 2.0 có ảnh hưởng nhiều đến DeFi không?
Với Ethereum 2.0, các nhà phát triển sẽ có thể mở rộng quy mô của dự án tốt hơn và mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn. Điều này sẽ giúp DeFi trở thành xu hướng thịnh hành.
Làm thế nào để kiếm tiền trên DeFi?
Một trong những lựa chọn tốt nhất để kiếm trên DeFi là Yield Farming. Tuy nhiên, bạn cần phải bỏ thời gian và công sức mới có thể thu lại được lợi nhuận tối đa.
Tại sao DeFi chưa thể so được với CeFi?
Bạn cần hiểu thanh khoản là yếu tố quan trọng để định giá trong ngành tài chính. Trong khi đó, thanh khoản trong tài chính phi tập trung vẫn còn tương đối thấp nên không thể cạnh tranh với các đối thủ trong mô hình tài chính tập trung.