Nếu hỏi rằng dự án nào hiện nay có tiềm năng cho việc trao đổi chéo tài sản kỹ thuật số giữa các blockchain, Wanchain là ứng viên hàng đầu. Bởi vì đây được xem là một trong các dự án blockchain đầu tiên cho phép Ethereum thực hiện trên EOS một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vậy Wanchain (WAN) là gì? Điều gì đã khiến Wanchain trở nên nổi bật? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu chung về Wanchain
Wanchain (WAN) là gì?
Wanchain được định nghĩa theo chính đội ngũ dev là một public blockchain, có nhiệm vụ hỗ trợ các smart contracts được viết bằng Solidity. Ngoài ra, Wanchain còn có thêm một vài tính năng đáng chú ý như cross chain và giao dịch ẩn danh.
Theo cách tự định nghĩa chính mình, Wanchain được xem là một Distributed Future “Bank”, có chức năng:
- Giao dịch nhiều loại cryptocurrency, tài sản kỹ thuật số khác nhau một cách dễ dàng.
- Quản lý tài sản số hiệu quả thông qua các công cụ được cung cấp.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính nhờ vào trang bị các cơ sở hạ tầng.
Nói cách khác, Wanchain còn xem là một fork của mạng lưới Ethereum, hỗ trợ một vài tính năng smart contract tương tự như Ethereum. Đồng thời, Wanchain còn cập nhật một số tính năng đáng chú ý khác.
Không giống với Ethereum, mục tiêu của Wanchain hướng đến việc tạo ra một ngành dịch vụ tài chính phi tập trung thông qua cơ chế tương tác xuyên chuỗi, quyền riêng tư và tính năng hợp đồng thông minh.
Wanchain (WAN) đặt ra các vấn đề gì?
Từ trước đến nay, phần lớn P2PNgười với người, ý ám chỉ tính ngang hàng với nhau không ai hơn ai. Thuật ngữ này có thể kết hợp với những thuật ngữ khác ví dụ như Giao dịch P2P (giao dịch ngang hàng), P2P network (Mạng lưới ngang hàng) sẽ là cách chuyển đổi giá trị giữa các single – blockchain, hoặc sử dụng bên trung gian thứ ba đáng tin cậy chẳng hạn như giao dịch giữa cryptocurrency qua OTCGiao dịch vòng ngoài, bán tài sản của bạn ngoài sàn..
Thế nhưng, cả hai giải pháp nêu trên đều có những hạn chế nhất định như khả năng tương tác của single – blockchain, độ tin cậy của bên liên kết.
Thấu hiểu được những bất cập đó, Wanchain (WAN) ra đời nhằm mục đích giải quyết hai vấn đề trên cũng như trở thành lớp trung chuyển tài sản phi tập trung đáng tin cậy.
Giải pháp Wanchain (WAN) mang đến là gì?
Thay vì sử dụng Proof of Work như BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. và Ethereum, Wanchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (POS) để xác nhận các giao dịch và trao phần thưởng khối.
Không những vậy, giao thức Wanchain còn tích hợp EVM và Atomic Cross Chain. Điều này đã giúp Wanchain có thể hỗ trợ các smart contracts được viết bằng Solidity. Wanchain còn tận dụng những công cụ hữu ích mà các nhà phát triển đã sử dụng khi làm việc trên Ethereum.
Nhờ vào công nghệ Ring Signatures, Wanchain còn hỗ trợ tùy chọn, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ẩn danh. Đây là một công nghệ bảo mật danh tiếng của Monero.
Một vài đặc điểm nổi bật của dự án Wanchain
Sau đây là những đặc điểm đáng chú ý của Wanchain người dùng không nên bỏ qua.
Privacy transactions option
Như đã nhắc đến ở trên, Wanchain đã có chế độ tùy chọn bảo mật quyền riêng tư người giao dịch bằng cách thiết lập smart contracts sử dụng công nghệ Ring Signatures để che dấu danh tính người nhận giao dịch.
Tương tự như Zcash, privacy transactions không phải là tính năng mặc định mà chỉ là một tính năng tùy chọn. Người dùng có thể linh hoạt giữa việc chọn lựa sử dụng hoặc không.
Secure multi party computation (SMPC)
Nhìn chung, SMPC cũng là một tính năng bảo mật, cho phép các bên thực hiện một vài tính toán trên một phần dữ liệu mà không tiết lộ toàn bộ dữ liệu cho bất kỳ một bên nào. Nói cách khác, mỗi bên tham gia sẽ chỉ nhận được một phần của tổng dữ liệu mà thôi.
Storeman nodes
Storeman được xem là yếu tố cốt lõi trong công nghệ cross chain của Wanchain. Nhân tố này giữ nhiệm vụ xác minh các giao dịch cross chain, bảo đảm việc chuyển giá trị diễn ra liền mạch, suôn sẻ và an toàn giữa những blockchain không đồng nhất.
Galaxy consensus
Galaxy consensus có thể xem là một biến thể của POS. Cơ chế đồng thuận này có phần tương tự POS, cho phép những chủ sở hữu số lượng nhỏ WAN token vẫn có thể tham gia staking cũng như một số tính năng khác.
Giới thiệu về WAN token
WAN coin là gì?
WAN là native token của dự án Wanchain. TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. này đóng vai trò là nguyên liệu, động lực cho việc thực thi các hoạt động trong khuôn khổ mạng lưới của Wanchain.
Trước khi ra mắt mainnet vào tháng 01 năm 2018, coin WAN được thiết kế trên blockchain Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain.. Tuy nhiên, sau khi mainnet được ra mắt, coin WAN được swap qua blockchain của chính dự án mình – WAN chain.
Thông tin cơ bản về WAN coin
- Token name: Wanchain
- TickerKý hiệu của đồng coin/token.: WAN
- BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.: Wanchain
- Total supply: 210,000,000 WAN
- Circulating supply: Đang cập nhật
Phân bổ coin WAN (Token allocation WAN)
Với tổng nguồn cung như trên, số token WAN sẽ được phân bổ như sau:
- Token sale: 51%
- Team: 20%
- Foundation: 19%
- Reward: 10%
Ví lưu trữ WAN coin
Mọi người có thể sử dụng một số ví lưu trữ sau đây:
- Ví của dự án là Wanchain Official Desktop Wallet
- Ví cứng bao gồm Ledger Nano X, LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán. Nano S, Trezor One, Trezor Model T.
- Mobile wallets bao gồm Trust Wallet, Theia Wallet.
- Desktop wallet khác bao gồm Wanmask, MyWanWallet.
- Ví của các sàn giao dịch niêm yết token WAN.
Road map của Wanchain
- Tháng 6 năm 2016: Lên ý tưởng về Wanchain.
- Tháng 12 năm 2016: Triển khai ý tưởng cụ thể hơn thông qua các minh chứng.
- Tháng 6 năm 2017: Giới thiệu whitepaper của dự án. Website chính thức của dự án đi vào hoạt động.
- Tháng 9 năm 2017: Bắt đầu tiến hành ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering)..
- Tháng 1 năm 2018: Giới thiệu phiên bản Wanchain 1.0 bao gồm các tính năng: tăng cường bảo mật, WAN coin, WAN wallet, trình chặn chuỗi Explorer.
- Tháng 6 năm 2018: Tiếp tục giới thiệu phiên bản Wanchain 2.0 với khả năng tích hợp Ethereum, phát triển ví lưu trữ của nhiều loại coin hơn.
- Tháng 12 năm 2018: Phiên bản Wanchain 3.0 ra mắt, tích hợp với Bitcoin và vẫn phát triển các loại ví lưu trữ coin.
- Tháng 12 năm 2019: Ra mắt phiên bản Wanchain 4.0, tích hợp với đa dạng các nền tảng, nâng cấp các ví lưu trữ coin.
Đội ngũ phát triển của dự án Wanchain
Ban đầu, nhóm Wanchain bao gồm sự có mặt của ba vị tiến sĩ toán học ứng dụng. Ban lãnh đạo của Wanchain bao gồm: Jack Lu, Zane Liang, Boris Yang, Ying Zhang, Shi, Eric Swartz, Demmon và Lizzie Lu.
- Jack Lu (CEO kiêm nhà sáng lập): cử nhân của Đại học Bắc Kinh và Đại học Bang Ohio. Ông được biết đến là một chuyên gia về blockchain và chuyên gia kỹ thuật. Wanglutech đã thành lập Cofounded Factom vào năm 2014, mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ blockchain.
- Dustin Byington: tốt nghiệp từ Đại học Columbia và có bằng MBA của Đại học Michigan. Ông cũng là người thành lập Bitcoin College vào năm 2014, đồng thời còn là co-founder Tendermint vào năm 2015. Sau đó, ông còn tham gia thành lập Talent Talos cũng như Stokens Venture Capital.
- Zane Liang: tiến sĩ từ Đại học Massachusetts. Chuyên môn của ông nghiêng về khía cạnh tính toán hiệu suất cao, thuật toán và bảo mật mật mã.
- Ying Zhang: kỹ sư cấp cao của Huawei và từng là CAO và CTO ở một số công ty. Ông là một nhà phát triển nổi tiếng của Ethereum với sự am hiểu sâu sắc cùng bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, kiến trúc blockchain, smart contract và thuật toán đồng thuận.
- Tony Zhang: chuyên sâu một số lĩnh vực như mã hóa đường cong elliptic, mật mã khoá công khai dựa vào ID, công nghệ blockchain và lý thuyết mã hóa đồng bộ.
- Demmon Bai: chuyên về mật mã dạng elip và phân tích bảo mật các thuật toán. Ông còn phụ trách việc thiết kế các thuật toán bảo mật riêng biệt của công nghệ blockchain.
WAN coin được giao dịch ở đâu?
Một số sàn giao dịch niêm yết WAN hiện nay là Binance, Bitrue, KuCoin, Huobi, CoinEx,…
Lịch trả WAN token
Đang cập nhật…
Đội ngũ investor và backer của Wanchain
Một vài tổ chức đứng sau Wanchain là 8Decimal, BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. Ventures, BlockTower Capital,…
Thông tin các vòng public/ seed/ private sale Wanchain
Đang cập nhật…
Đây có thể xem là một trong các dự án về tiền mã hóa tiềm năng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, đầu tư crypto vẫn là một lĩnh vực mạo hiểm với nhiều rủi ro bên cạnh các khoản lợi nhuận khổng lồ. Người dùng nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình.
CryptoX100.com hy vọng bài viết về Wanchain (WAN) có thể mang đến những giá trị thiết thực về mặt kiến thức cho quý bạn đọc cũng như những thông tin hữu ích để các bạn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định của mình. Hẹn gặp lại bạn ở chủ đề kế tiếp!
Những câu hỏi thường gặp
Có các cặp giao dịch WAN nào hiện nay?
Một số cặp giao dịch WAN hiện nay là WAN/ USDT, WAN/ BTC, WAN/ ETH,…
Có thể tham khảo thêm về dự án Wanchain thông qua những kênh nào?
Một số kênh chính thức của dự án gồm:
- Website chính thức: https://wanchain.org/
- White paper: https://wanchain.org/files/Wanchain-Whitepaper-EN-version.pdf
- Facebook: https://www.facebook.com/wanchainfoundation/
- Twitter: https://twitter.com/wanchain_org
- Telegram: https://t.me/WanchainANN
- Reddit: https://www.reddit.com/r/wanchain/
- GithubVì lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cần đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực này thường sử dụng một công cụ quản lý mã nguồn là Github. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.: https://github.com/wanchain
Dự án được thành lập khi nào?
Dự án được thành lập vào năm 2016, có trụ sở chính ở Singapore và một văn phòng khu vực tại Hoa Kỳ.
Wanchain có những đối thủ cạnh tranh nào hiện nay?
Một số dự án tương đồng với Wanchain hiện nay như Ethereum, EOS, Carnado, NEO, Ontology,…