Trên hành trình trở thành chuyên gia tiền mã hóa, có lẽ bạn đã từng bắt gặp hai cụm từ “TestnetMột blockchain phụ mà không được online và công khai với mọi người. Nó được sử dụng để thử những thay đổi mới, không giao dịch tiền hay giá trị thật. Cho phép các nhà phát triển tự do thí nghiệm và học hỏi.” và “MainnetLà mạng chính thức. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa người ta dùng 2 mạng lưới khác nhau: một là mạng chính thức mainnet và một là mạng thử nghiệm testnet. Hai mạng lưới này hoạt động giống nhau và cùng sử dụng chung một phần mềm chỉ khác ở chỗ là có tuỳ chọn khi chạy phần mềm khác nhau. Mạng chính thức kết nối các phần mềm ví với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường, còn mạng thử nghiệm dùng để các lập trình viên thử nghiệm để viết phần mềm, kiểm tra lỗi và thử nghiệm các tính năng của các phần mềm.” song hành với nhau. Dù vậy, bạn đã thật sự hiểu rõ Testnet và Mainnet là gì không? Vì sao thị trường tiền mã hóa lại tồn tại hai thuật ngữ này? Trong bài viết dưới đây, CryptoX100.com sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề xoay quanh Testnet và Mainnet.
Giới thiệu tổng quan về Testnet và Mainnet
Testnet và Mainnet là gì?
Khái niệm Testnet
Testnet là một mạng lưới Blockchain thử nghiệm vô cùng quen thuộc với các nhà phát triển. Trước khi tung một dự án ra thị trường, nhà phát triển sẽ sử dụng Testnet để chạy và thử nghiệm BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng..
Trong quá trình thử nghiệm, nhà phát triển sẽ bổ sung, sửa đổi và kiểm tra các chức năng của dự án. Bên cạnh đó, Testnet còn giúp họ đánh giá được hiệu suất làm việc của dự án trước khi chúng được phát hành. Với sự hỗ trợ của Testnet, nhà phát triển có thể tạo ra một dự án hoàn thiện nhất.
Mạng lưới Testnet sẽ thiết lập nhiều bài kiểm tra khác nhau để so sánh hiệu suất và tạo ra tính nhất quán cho dự án. Testnet vận hành độc lập nên không gây ảnh hưởng đến các giao dịch trên mạng lưới chính trong quá trình kiểm tra dự án.
Vì là bản thử nghiệm, Testnet chỉ có thể thực hiện các giao dịch “giả” bằng tiền giả hoặc các token không có giá trị. Nhiều nhà phát triển còn sử dụng Testnet khi xây dựng và thử nghiệm dự án cá nhân.
Một số tính năng của Testnet
- Tạo môi trường mạng an toàn: Testnet Sandbox mang lại một môi trường mạng an toàn. Tại đây, nhà phát triển có thể tự do sáng tạo các ý tưởng mới cho dự án của mình.
- Không làm gián đoạn mạng chính: Các dự án Blockchain đang cố gắng khắc phục các vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng, bảo mật và phân quyền. Với sự hỗ trợ của Testnet, các thử nghiệm đang được diễn ra nhưng vẫn không làm gián đoạn những giao dịch trên mạng lưới chính.
- Kiểm tra tương thích của dApp: Khi muốn tích hợp một tính năng mới, các dApp cần trải qua công đoạn thử nghiệm và sửa lỗi. Vì vậy, các nhà phát triển có thể sử dụng Testnet để nâng cấp và kiểm tra các tính năng của dApp, như: độ bảo mật, load, blockchain migration, kiểm tra tích hợp, phục hồi sau rủi ro,…
Khái niệm Mainnet
Mainnet là mạng chính thức cho phép một dự án hoặc Blockchain chạy trên đó. Đây được xem là giai đoạn “kế nhiệm” của các dự án sau quá trình thử nghiệm trên Testnet.
Mainnet chính là mạng lưới đã được khởi chạy hoàn chỉnh. Tại đây, các giao dịch tiền mã hóa có thể được xử lý, xác minh, ghi lại một cách an toàn, chính xác và hiệu quả. Đóng vai trò như một Blockchain toàn diện, Mainnet cho phép thực hiện mọi giao dịch, từ crypto đến NFTs.
Mainnet là minh chứng cho nỗ lực và tâm huyết của nhà phát triển. Khi một dự án có thể chạy trên Mainnet nghĩa là chúng đã trải qua hàng loạt “bài kiểm tra” khắc nghiệt.
Một số tính năng của Mainnet
- Chinh phục niềm tin của cộng đồng: Mainnet đại diện cho sự cố gắng của nhóm phát triển và tiềm năng lớn mạnh của dự án. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Mainnet là tạo dựng niềm tin, thu hút người dùng tham gia dự án.
- Tăng sự tín nhiệm: Sau khi ra mắt Mainnet, những dự án Blockchain đều công khai codes cơ bản. Trên thực tế, các dự án open-source (mã nguồn mở) thường đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng.
- Tính năng bổ sung: Mainnet cho phép dự án được chạy trên mạng lưới với nhiều tính năng bổ sung, như: khả năng bảo mật, chống thư rác,…
Vai trò của Testnet và Mainnet đối với dự án ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering).
Hiện nay, các dự án ICO đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Nhiều người cho rằng ICO chính là “miếng bánh ngon” mà ai cũng muốn được chia phần.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư sau khi sở hữu token của các dự án ICO lại rơi vào tình trạng chông chênh, mất định hướng. Vì thực chất, họ không biết cách theo dõi tiến trình phát triển của dự án. Từ đó, việc đưa ra quyết định HODLTừ lóng chỉ việc trữ tiền trong một quãng thời gian dài mà không chịu bán ra với bất cứ giá nào. Trở nên phổ biến sau khi một người dùng Internet đánh vần nhầm từ “HOLD” thành “HODL”. đồng coin cũng gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng này, Testnet và Mainnet đã trở thành nhân tố cốt lõi đối với các dự án ICO. Vì chúng cho phép người dùng nhìn nhận được tiềm năng của dự án trong tương lai.
Theo thói quen, khi tìm hiểu về một dự án, bạn chắc chắn không thể bỏ qua Whitepaper. Nội dung của WhitepaperMột bản mô tả ý tưởng hay dự án được soạn thảo hết sức trang trọng và mang tính hàn lâm. Whitepaper đề cập trong đó lý thuyết và ứng dụng thực tế của các đồng tiền mã hóa, cũng như những khía cạnh về kỹ thuật. sẽ đề cập đến mục RoadMap (tiến trình phát triển). Mục này cung cấp cụ thể về quy trình dự án trải qua Testnet.
Nếu dự án vượt qua giai đoạn Testnet và tiếp tục phát triển trên Mainnet thì bạn có thể đặt niềm tin vào đồng coin này. Ngược lại, nếu Testnet thất bại, bạn nên cân nhắc lại việc có nên HODL đồng coin này tiếp tục hay không. Bạn có thể đợi thêm một thời gian để nhóm phát triển Testnet dự án lại một lần nữa. Nếu dự án vẫn thất bại, tốt nhất bạn nên bán coin này đi.
Điểm khác biệt giữa Testnet và Mainnet
Mục đích
- Testnet là một Blockchain thử nghiệm. Tại đây, nhóm phát triển có thể chạy thử các giao dịch “giả” để nhanh chóng bổ sung, nâng cấp hoặc sửa đổi các tính năng. Điều này giúp các dự án trở nên hoàn thiện nhất trước khi được tung ra thị trường.
- Mainnet là mạng lưới chính thức. Tại đây, các dự án hoàn thiện sau cuộc kiểm tra của Testnet được phép vận hành thật sự.
Chi phí hoạt động
- Trong Testnet, toàn bộ token không có bất kỳ giá trị thực nào. Vì các cuộc giao dịch chỉ đơn thuần là thử nghiệm nên chi phí hoạt động của Testnet không đáng kể.
- Với Mainnet, mọi hoạt động được thực hiện trên Blockchain đều tốn một khoản phí nhất định. Và chúng phải được trả bằng những token có giá trị thực. Đây chính là lý do vì sao chi phí vận hành của Mainnet lại cao hơn Testnet gấp nhiều lần.
Network ID
Testnet và Mainnet sở hữu các network ID khác nhau. Chúng được sử dụng để hỗ trợ nhà phát triển xác định network. Ví dụ, network ID của Ethereum Mainnet là 1. Trong khi đó, network ID của Ethereum Testnet như: Ropsten, Rinkeby và Kovan lần lượt là: 3, 4 và 42.
Genesis BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau.
Testnet và Mainnet đều có genesis block độc lập của riêng mình, tức là các block đầu tiên trong mạng lưới Blockchain của chúng.
Nodes
Testnet sẽ có số nodes ít hơn Mainnet vì mạng lưới này không cần phải xác minh nhiều thông tin.
Tần suất giao dịch
So với Mainnet, Testnet có tần suất giao dịch thấp. Lý do rất đơn giản vì Testnet không có số lượng người dùng lớn như Mainnet.
Published codes
Các Mainnet sẽ công khai codes cơ bản sau khi dự án được phát hành. Điều này giúp dự án án dễ chinh phục người dùng hơn. Trong khi đó, Testent sẽ không xuất bản codes vì codes của chúng liên tục thay đổi.
Nếu thật sự nghiêm túc đầu tư hoặc muốn phát triển các dự án Blockchain, bạn nên hiểu rõ về Testent và Mainnet cũng như tầm quan trọng của chúng. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Testnet và Mainnet.
Những câu hỏi thường gặp
Thế nào là Mainnet Swap?
Mainnet Swap là quy trình token được chuyển từ Blockchain gốc ban đầu sang Blockchain chính thức của giao thức.
Testnet phù hợp với đối tượng người dùng nào?
Testnet phù hợp với bất kỳ nhóm đối tượng nào đang ấp ủ phát triển dự án tiền mã hóa và cần không gian để thử nghiệm.
Có thể thử nghiệm dự án trên Mainnet không?
Câu trả lời là “Có!”. Tuy nhiên, thử nghiệm dự án trên Mainnet rất tốn kém phải sửa đổi, cập nhật nhiều lần. Để tạo ra một dự án khả thi nhất trên Mainnet, bạn sẽ phải trả mức phí cực kỳ cao.
Bên cạnh đó, khi dự án chạy thử trên Mainnet, quy trình này có thể làm gián đoạn toàn bộ mạng lưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch và tài sản của người dùng.
Vậy nên, tốt nhất bạn không nên thử nghiệm dự án trên Mainnet.
Tại sao coin tăng mạnh sau khi Mainnet?
Mainnet được xem là dấu ấn đầu tiên của một dự án trước khi ra mắt thị trường. Sau khi trải qua những thử nghiệm khắt khe từ Testnet, dự án mới có thể phát hành trên Mainnet. Một trong những lý do khiến coin tăng mạng sau khi Mainnet là:
- Dự án được đánh giá là có tiềm năng và sức mạnh phát triển trong tương lai.
- Mainnet chính là lời cam kết về giá trị thực sự của nhóm phát triển đối với nhà đầu tư.
- Mainnet kiến tạo niềm tin, chinh phục sự tín nhiệm của người dùng.