Thị trường Crypto luôn tồn tại song song nguồn lợi nhuận siêu hấp dẫn và mức độ rủi ro. Đừng quá lo lắng, nếu bạn đủ kiến thức và có khả năng dự đoán được những gì sẽ diễn ra Trước tiên, bạn cần phải có cái nhìn tổng quan về Crypto cũng như các thuật toán BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.. Vì vậy, CryptoX100.com sẽ giới thiệu đến bạn hai thuật toán phổ biến là Proof of Stake (PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),…) và Proof of Work (PoWGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),…) ngay bên dưới đây!
Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW) là gì?
Proof of Stake (PoS)
Proof of Stake (PoS), tạm dịch: bằng chứng cổ phần, là một thuật toán đồng thuận được xây dựng trên nền tảng Blockchain. Thuật toán này sẽ quyết định xem ai là người được khai thác hoặc xác nhận các giao dịch khối (BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. Transactions) dựa vào số lượng CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. mà người đó đang nắm giữ.
Hiểu đơn giản, người dùng sẽ Stake (đặt cọc) một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực ) các giao dịch khối của Blockchain. Các Validator sẽ xác minh những giao dịch trên mạng lưới và gửi bằng chứng vào khối.
- Nếu xác minh đúng, Validator sẽ nhận được phần thưởng là các đồng Coin của Blockchain.
- Nếu xác minh sai, Validator có thể mất đi tất cả hoặc một lượng tài sản mà họ đã Stake.
Ví dụ: Blockchain Terra yêu cầu người tham gia phải Stake LUNA TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. để trở thành Validator. Sau đó, họ được hưởng chi phí giao dịch được trả bằng một số đồng Coi như: UST, KRT, LUNA,…
Proof of Stake ra đời như thế nào?
BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. là một trong những đồng tiền mã hóa đầu tiên sử dụng thuật toán Proof of Work. Thông qua việc thực hiện các tính toán dựa trên sức mạnh máy tính, PoW cho phép các thợ đào (MinerMáy đào coin hoặc người vận hành các máy đào coin để kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp năng lực tính toán để thực hiện việc xác thực các giao dịch cho mạng lưới tiền kỹ thuật số. Mining nghĩa là đào coin.) tham gia xác thực giao dịch và tạo Block mới. Từ đó, máy đào chuyên dụng với cấu hình khủng và hiệu năng cao đã ra đời, hỗ trợ các Miner đào Coin.
Tuy nhiên, cộng đồng tiền mã hóa nhanh chóng nhận ra những hạn chế của PoW. Vào năm 2011, diễn đàn Bitcointalk đưa ra một số vấn đề mà thuật toán PoW gặp phải và đề xuất giải pháp. Đây cũng là nơi đầu tiên nảy sinh ra ý tưởng xây dựng một thuật toán mới với tên gọi là Proof of Stake (PoS).
Đến năm 2012, Peercoin (PPC) là đồng Coin đầu tiên sử dụng thuật toán PoS. Kể từ đó đến nay, PoS đã trở thành một thuật toán hữu ích được ứng dụng trong hàng trăm đồng Coin trong thị trường. Đặc biệt, một số đồng Coin ban đầu sử dụng PoW và cũng dần chuyển đổi sang PoS vì nhận thấy những ưu điểm của thuật toán mới này. Tiêu biểu nhất trong số đó là Ethereum (ETH).
Proof of Work (PoW)
Proof of Work (PoW) được hiểu là “bằng chứng công việc”. Đây là một cơ chế đồng thuận đầu tiên được thiết lập trên Blockchain và nhanh chóng phổ biến trên thị trường tiền mã hóa. PoW tập hợp các thợ đào cùng tham gia cạnh tranh xác thực trong các giao dịch. Sau đó, họ đưa các giao dịch này vào Block trong Blockchain để nhận phần thưởng tương ứng trên từng mạng lưới.
Vào năm 2009, Proof of Work lần đầu tiên được Satoshi NakamotoLà nhà sáng lập bí ẩn của Bitcoin. Mặc dù Bitcoin đã được tạo ra từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa ai biết danh tính thật sự của Satoshi. Satoshi được phỏng đoán có thể là đàn ông, phụ nữ hay thậm chí là cả một nhóm người. áp dụng thành công trên đồng tiền mã hóa Bitcoin. Kể từ đó, PoW trở nên quen thuộc, là một trong những cơ chế đồng thuận phổ biến nhất trong hệ sinh thái Cryptocurrency cho đến khi PoS xuất hiện.
Ví dụ: Các thợ đào của Ethereum sẽ tham gia xác nhận giao dịch trên Ethereum và đưa vào Block. Sau đó, họ sẽ nhận về phần thưởng là các đồng Coin ETH.
Proof of Work ra đời như thế nào?
Ý tưởng sơ khai nhất của Proof of Work được thể hiện trong bản luận văn ‘’Pricing via Processing or Combatting Junk Mail” của hai nhà học giả là Cynthia Dwork và Moni Naor bàn về vấn đề chống lại cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS, DDoS), vấn đề Spam Email.
Đến năm 2004, Hal Finney đã ứng dụng khái niệm PoW vào tiền mã hóa như một giải pháp bảo mật, thông qua cơ chế được gọi là “Reusable Proof of Work’’.
Năm 2009, ý tưởng của Finney được SatoshiĐược đặt tên theo “cha đẻ” của Bitcoin, satoshi là đơn vị đo lường nhỏ nhất của đồng tiền mã hóa này. Mỗi một satoshi tương ứng với 0.00000001 BTC, khiến Bitcoin trở nên cực kì dễ chia nhỏ. Nakamoto sử dụng để tạo ra cơ chế đồng thuận PoW dành cho Bitcoin. Kể từ đó, PoW trở thành một cơ chế đồng thuận phổ biến trong hệ sinh thái tiền mã hóa.
Tìm hiểu chi tiết về thuật toán Proof of Stake
Ưu và nhược điểm của Proof of Work
Ưu điểm
- Tiết kiệm năng lượng: PoS không đòi hỏi quá nhiều phần cứng, máy cấu hình cao khi đào Coin nên tiết kiệm năng lượng so với thuật toán PoW.
- Thân thiện với môi trường: PoS không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện để hoạt động như thuật toán PoW (ví dụ như Bitcoin).
- Lãi suất ổn định, sinh lời cao: Người dùng có thể tăng số lượng đồng Coin trong thời gian nắm giữ. Thay vì giữ Coin trên sàn, họ sẽ không có thêm đồng Coin nào. Do đó, dù giá có giảm thì họ vẫn hưởng được một chút lợi nhuận vì số lượng Coin nhiều.
- Mức phí thấp: Chi phí đào Coin của PoS tương đối phải chăng. Đặc biệt, nếu không thích đào Coin nữa, người dùng có thể di chuyển Coin lên sàn và bán đi là xong.
- Tính năng bảo mật cao: Khả năng tấn công lên mạng lưới PoS rất khó khăn. Trường hợp các NodeLà một nút mạng tức là một phần mềm chạy trên một máy tính tham gia vào mạng lưới với các máy tính khác cũng chạy cùng phần mềm đó trên mạng ngang hàng. Trên mạng ngang hàng thì mỗi một node (nút) được coi ngang hàng với nhau. (người/ tổ chức tham gia xác nhận giao dịch) cố tình kiểm duyệt những giao dịch phi pháp, họ sẽ bị trừ đi phần lớn số tài sản đang nắm giữ.
- Stake an toàn 100% vì ví luôn có bản Back up.
Nhược điểm
- PoS chủ yếu tập trung vào việc lôi kéo người tham gia kiếm lời nhanh mà không chú trọng các ràng buộc trong việc đầu tư dài hạn. Vì thế, PoS rất khó để xây dựng cộng đồng bền vững.
- Quyền lợi trao đổi các Coin dùng PoS của người dùng bị hạn chế nên rất khó để giữ chân họ ở lại lâu dài.
- Nếu không tìm hiểu kỹ về nền tảng Stake, bạn rất dễ dính phải các dự án ScamThuật ngữ chỉ các mánh lừa đảo., lừa đảo.
- PoS dựa vào số cổ phần tương ứng của người nắm giữ. Do đó, những người nắm giữ đồng Coin có ROIPhần trăm lợi nhuận thu về từ thương vụ đầu tư hoặc một loại tài sản. Ví dụ, ROI = 100% nghĩa là giá trị của loại tài sản hoặc thương vụ đầu tư đã tăng gấp đôi. tốt hơn sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ có quyền lực lớn, đe dọa quá trình xác thực phi tập trung của mạng.
Đánh giá những cải tiến của PoS so với PoW
- Không cần giải mã các HashCòn gọi là phép băm. Trong lĩnh vực tin học thì băm có nghĩa là một loại phương thức trích chọn đặc trưng sao cho với một đoạn văn bản nào đó thì chỉ có thể chọn ra một đoạn mã đặc trưng mà không thể nào tìm được đoạn mã giống như vậy cho một đoạn văn bản khác và ngược lại là không thể cùng một đoạn văn bản mà có thể sinh ra hai đoạn mã băm khác nhau. Phép băm này được sử dụng chính trong lĩnh vực blockchain để đảm tính xác thực của thông tin tránh giả mạo vì các thuật toán băm thường được chứng minh tính tương ứng 1-1 giữa thông điệp và mã băm. phức tạp như PoW, thuật toán của PoS được cải tiến tối ưu, tiết kiệm thời gian và năng lượng cho người dùng.
- PoS tạo ra một mạng lưới an toàn và phi tập trung hơn so với POW. Việc đào Coin bằng PoW hiện nay chỉ hiệu quả đối với những hệ thống máy đào lớn, năng lượng cao. Điều này đã khiến Power của toàn hệ thống chủ yếu tập trung vào các Mining Pool lớn, khiến cho hệ thống trở nên tập trung, bị giới hạn và thiếu tính an toàn.
- PoS không đòi hỏi quá nhiều năng lượng và người tham gia dễ dàng đặt cược, chỉ cần họ có đủ số tiền vượt ngưỡng Min Deposit. Hứa hẹn sẽ có nhiều Node hơn nữ tham gia, hỗ trợ hệ thống phi tập trung và an toàn hơn.
Trên đây là thông tin về ‘’Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW) là gì?’’ mà CryptoX100.com đã tổng hợp để gửi đến bạn. Với những ưu điểm nổi bật mà PoS mang lại, các đồng Coin PoS dần trở thành xu hướng phát triển trong lĩnh vực tiền mã hóa. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan thị trường Crypto cũng như hiểu biết cơ bản về hai thuật toán đồng thuận này nhé!
FAQs về Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW)
PoS có an toàn không?
Thực chất, PoS chỉ là một công cụ hỗ trợ việc xác thực các giao dịch trên Blockchain dựa vào số lượng tài sản mà người đó nắm giữ. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc phần lớn vào dự án tiền mã hóa. Nếu dự án uy tín thì việc Stake đồng Coin sẽ giúp người tham gia có thêm phần thưởng, họ có thể đóng góp vào xây dựng dự án mà không cần biết Code. Ngược lại, chẳng may bạn chọn nhầm dự án kém chất lượng thì khả năng cao là số Coin sẽ bị khóa hoặc mất vĩnh viễn.
PoW có thể ngăn chặn quyền tấn công vào hệ thống không?
Những dự án Blockchain sử dụng PoW rất dễ xảy ra tình trạng tấn công 51%. Thực tế, cơ chế PoW dựa trên sức mạnh tính toán nên cá nhân, tổ chức sở hữu hơn 51% tổng sức mạnh tính toán của mạng lưới thì việc kiểm soát không triệt để, dễ rơi vào tình trạng Double Spending (chi tiêu kép) gây thiệt hại lớn cho mạng lưới.
Cần lưu ý điều gì khi đào Coin bằng thuật toán PoS?
Thực tế, việc đào Coin bằng thuật toán PoS được thực hiện theo dạng cổ phần. Do đó, bạn đào được bao nhiêu Coin sẽ phụ thuộc vào số lượng Coin mà bạn Stake và tỷ lệ phần trăm Stake của đồng Coin đó. Nghĩa là, không phải cứ gửi Coin vào ví và bật máy hoạt động 24/7 thì bạn sẽ nhận được nhiều lãi. Muốn có lãi cao, bạn cần phải có Weight (độ tuổi của Coin và lượng Coin dùng để Stake) cao mới có thể cạnh tranh với những Staker khác, từ đó bạn mới có được Block để nhận Coin.
Những thuật toán nào được thiết lập sau cải tiến của PoS?
Sau thành công từ những cải tiến của PoS, một số thuật toán mới được sinh ra như:
- Thuật toán Delegated Proof of Stake (DPoS) của đồng EOS, Lisk, Steemit,…
- Thuật toán Proof of StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. Voting (PoSV) của Tomochain (TOMO).