Khái niệm “MetaverseLà thế giới ảo được xây dựng trên Internet, nơi người tham gia có thể tương tác với nhau qua các nhân dạng kỹ thuật số như ngoài đời thật. Khái niệm này đã trở nên phổ biến sau khi mạng xã hội Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh định hướng xây dựng metaverse.” ắt hẳn đã không xa lạ đối với người dùng mạng xã hội, đặc biệt sau sự kiện công ty mẹ của Facebook chính thức được đổi thành Meta. Vậy Metaverse là gì? Liệu đây có phải là dấu hiệu cho sự thống trị của Metaverse trong tương lai?
Giới thiệu về Metaverse
Metaverse là gì?
Metaverse là một thế giới ảo của mạng internet thông qua các công cụ thực tế ảo tăng cường như VR, AR,… nhằm đem lại trải nghiệm chân thực nhất đến người dùng.
Metaverse đóng vai trò như một vũ trụ ảo tồn tại song song với đời thực. Tùy thuộc vào từng công cụ, tính năng mà nhà phát triển cung cấp, sẽ có những sản phẩm hướng người dùng đến những trải nghiệm, khám phá không giới hạn siêu thực tế.
Và dĩ nhiên không thể không kể đến tựa game Pokemon Go đình đám đã từng làm mưa làm gió cả trên thị trong lẫn ngoài nước. Đây là một ví dụ điển hình cho khái niệm Metaverse này.
Nguồn gốc Metaverse
Metaverse là sự kết hợp giữa “meta” (vũ trụ) và “verse” (ảo). Đây là một thuật ngữ xuất hiện trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của tác giả Neal Stephenson. Câu chuyện kể về một thế giới phi thực tế – nơi con người có thể tự do sáng tạo mọi thứ thông qua công nghệ kỹ thuật số hiện đại mà không bị giới hạn bởi bất cứ một rào cản nào.
Vào thời điểm mới xuất hiện lần đầu, khái niệm Metaverse chưa thu hút được sự quan tâm của công chúng. Phải chăng lý do xuất phát từ việc đây đơn thuần chỉ là khái niệm bắt nguồn từ một tiểu thuyết nên nhiều người vẫn còn hoài nghi về độ tin cậy của ý tưởng? Tất cả đều là sự phỏng đoán bởi không ai biết rõ tại sao sáng kiến này là trở nên “mờ nhạt” trong thời gian đó như vậy.
Thế nhưng, kể từ sau sự kiện Mark Zuckerberg chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO Meta, công ty mẹ của Facebook điều này đồng nghĩa với việc Facebook từ nay chỉ còn là tên của một ứng dụng mạng xã hội thuộc nền tảng Meta, điều này góp phần đưa khái niệm Metaverse một lần nữa đến gần hơn với người tiêu dùng.
Những ứng dụng hữu ích của Metaverse trong cuộc sống
Ngày nay, đại dịch covid 19 đã và vẫn đang gây ảnh hưởng nặng nề lên nhiều khía cạnh như kinh tế, đời sống và sức khỏe.
Việc ứng dụng nền tảng Metaverse thực tế ảo là một điều vô cùng cần thiết và hữu ích. Nền tảng này sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng làm việc, giải trí và giao lưu với nhau thông qua thế giới phản chiếu.
Ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực giải trí
Song song với nhu cầu lao động là những phút giây thư giãn sau một ngày dài vất vả, bản thân sẽ được hóa thân vào những tựa game thực tế ảo để phần nào giải tỏa áp lực và căng thẳng.
Một vài tựa game hot hiện nay có thể kể đến như Decentraland (MANA) 2017, Axie Infinity (AXS) 2018, The Sandbox (SAND) 2012, Minecraft 2011,…
Ứng dụng Metaverse trong việc tuyển dụng nhân sự
Sẽ là một bước tiến mới trong công nghệ khi các cuộc phỏng vấn tuyển dụng hoàn toàn có thể diễn ra trực tiếp tại nhà. Zuckerberg đã viết trong một bài đăng trên Facebook “Trong tương lai, làm việc cùng nhau sẽ là một trong những cách để mọi người sử dụng Metaverse”. Anh còn nói rằng Facebook đang thử nghiệm Horizon Workroom – một ứng dụng miễn phí được sử dụng trên tai nghe thực tế ảo (Oculus Quest 2) của họ và Metaverse sẽ mang lại những cơ hội mới thú vị cho mọi người.
Ngoài ra, tính năng này còn cho phép mọi người tham gia vào các cuộc họp mô phỏng trong thời gian thực. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Metaverse trong cuộc sống hiện đại.
Ứng dụng Metaverse từ góc nhìn văn hóa
Việc ứng dụng các trang bị, quần áo kỹ thuật số vào không gian Metaverse để quảng bá thương hiệu cho một quốc gia hay một nền văn hóa cũng không còn xa lạ với người dùng, đặc biệt trong game thực tế ảo.
Chẳng hạn, bạn bất chợt nhìn thấy một cô gái với bộ sườn xám hay một bộ nhân vật ninja, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra xuất xứ của các tựa game này. Đây cũng là một giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc vươn tầm thế giới thông qua vũ trụ ảo Metaverse.
8 đồng coin tiềm năng trong Metaverse
Song song với sự phát triển về một thế giới giới ảo đầy tiềm lực như Metaverse, các đồng coin cũng mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư crypto để gia tăng lợi nhuận cũng như bứt phá mọi rào cản trên thị trường.
Axie Infinity (AXS)
Axie Infinity là một game blockchain lấy ý tưởng từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng Pokemon. Chính vì thế, nội dung của Axie Infinity cũng tương tự như cốt truyện Pokemon. Đây là một game nuôi thú nuôi kỹ thuật số, người chơi sẽ sở hữu các thú cưng của mình và sử dụng chúng chiến đấu với người chơi khác để nhận lấy phần thưởng. Tài sản trong game sẽ ở dạng NFT.
Người dùng sẽ thường sử dụng AXS token vào một trong các trường hợp sau:
- GovernanceLà cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị. (quản trị): Chủ sở hữu token AXS có thể sử dụng token của họ để tham gia vào quá trình bỏ phiếu quản trị trong dự án.
- StakingHiểu đơn giản là việc mua lại các đồng tiền điện tử và giữ chúng lại trong ví điện tử, hoặc tích luỹ đồng coin trực tiếp từ ví của mình trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận các phần lợi ích. (đặt cược): Người chơi được phép staking token AXS để nhận lại những phần thưởng hấp dẫn hàng tuần.
- Payment (thanh toán): TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. ASX đóng vai trò như một đơn vị thanh toán của toàn hệ sinh thái. Người chơi sẽ sử dụng token AXS để tham gia vào trò chơi và thực hiện các giao dịch thanh toán.
ApeCoin (APE)
ApeCoin là một dự án crypto dành cho cộng đồng của BAYC và Mutant Ape Yatch Club (MAYC) sau khoảng thời gian dài nỗ lực có được. Đây là hai trong số những NFT collection thịnh hànhg nhất trên nền tảng Ethereum. Vai trò của ApeCoin sẽ hoạt động như một giao thức phi tập trung (decentralized protocol) được dẫn dắt bởi cộng đồng để đưa người dùng đến gần hơn thế giới Metaverse.
Một số đặc điểm nổi bật của APE token:
- ApeCoin do DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác. hỗ trợ (tổ chức tự trị phi tập trung). Dự án cũng được cộng đồng dẫn dắt và xây dựng để hướng người dùng đến các sự kiện Metaverse, GameFi hay các blockchain dịch vụ.
- Mục tiêu của dự án là đảm bảo sự cân bằng giữa quản trị và năng suất nhằm để ra mắt sản phẩm trong điều kiện tốt nhất có thể, tương xứng với động lực và giá trị của DAO.
- Tầm nhìn của ApeCoin hướng đến việc đưa APE trở thành token hàng đầu của cộng đồng phi tập trung trên nền tảng Web3.
Enjin CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. (ENJ)
Enjin Coin là một nền tảng blockchain được thiết kế riêng cho ngành công nghiệp game. Dự án này tập trung vào các trò chơi trực tuyến, đặc biệt là trao đổi giá trị giữa các trò chơi, cộng đồng game và những nhà phát triển game. Vai trò của Enjin Coin là tạo ra các vật phẩm kỹ thuật số do người chơi sở hữu, điển hình là NFT. Bên cạnh đó, dự án này còn cung cấp các công cụ để tạo token có thể được sử dụng được trên nhiều trò chơi điện tử cũng như nền tảng khác nhau từ PC đến mobile.
Một số sản phẩm đặc trưng trong hệ sinh thái Enjin Coin như:
- Enjin platform: nền tảng phát triển dự án thông qua hình thức gây quỹ từ các NFT bán trước ra thị trường.
- Enjin wallet: ví lưu trữ các ENJ token theo nhiều tiêu chuẩn của Ethereum như ERC-721, ERC-1155 và ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain..
- Enjin beam: công cụ hỗ trợ ví Enjin để tối ưu hóa trải nghiệm của người chơi.
- NFT.io Marketplace: thị trường trao đổi mua bán NFT chủ yếu dành cho token ERC1155.
- Efinity: sản phẩm mở rộng để các giao dịch được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
- Jumpnet: một blockchain giúp hoàn thành các giao dịch ngay lập tức mà không cần tốn phí gas.
Theta Network (THETA)
Theta Network là một mạng lưới phi tập trung chuyên phân phối các video dựa trên công nghệ blockchain. Nền tảng này cho phép các nhà cung cấp và người dùng thực hiện các dịch vụ liên quan đến video như streaming các chương trình thể thao, Esport hay các video liên quan đến giáo dục, các hội nghị hoặc cũng có thể là các video do người dùng đăng lên để chia sẻ cho bạn bè của họ cùng xem.
Cơ chế hoạt động chính của Theta Network như sau:
- Enterprise Validator Nodes: các nút này sẽ cung cấp tài nguyên khổng lồ để xử lý giao dịch hiệu quả với chi phi tiết kiệm nhất.
- Guardian Nodes: các nút này dùng để duy trì sự đồng thuận để đảm bảo các hoạt động doanh nghiệp diễn ra chính xác, chuẩn mực.
- Edge Nodes: các nút này sẽ chuyển tiếp các luồng video và hỗ trợ băng thông cho dự án.
- Smart Contracts: tương thích với dự án để hỗ trợ xây dựng dApp hoạt động mượt mà và suôn sẻ nhất có thể.
WAX (WAXP)
WAX (Worldwide Asset ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần). – sàn giao dịch tài sản toàn cầu) là một blockchain được dùng để mua bán, trao đổi các loại tài sản kỹ thuật số, đặc biệt trong lĩnh vực gaming như vũ khí, trang phục, vật phẩm,…một cách phi tập trung. Dự án WAX được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain Ethereum với mục tiêu hướng đến một marketplace P2P (Peer to peer) đáng tin cậy dựa trên các smart contracts. Đây hứa hẹn sẽ là sân chơi hoành tráng cho hơn 400 triệu người chơi phạm vi trên toàn cầu.
Sau đây là một vài tính năng đặc biệt khi người dùng tham gia vào WAX:
- Tự mình làm chủ sân chơi: chính người dùng sẽ được dự án hỗ trợ một cửa hàng giao dịch ảo mà không cần tốn bất kỳ chi phí, công sức nào để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vật chất,…
- Giám sát và nghiên cứu thị trường: thông qua các guild trong game, người chơi sẽ dễ dàng nắm bắt được xu hướng, tình hình của các thành viên trong guild. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn tổng quan về mặt bằng chung của game.
- Tổng đại lý giao dịch: trở thành tổng đại lý của dự án để thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ. Bạn cần phải hỗ trợ, giúp đỡ cho các thành viên thuộc đại lý để giúp họ hoàn thành giao dịch.
- Trở thành chuyên gia thẩm định: người đứng ra định giá cho các vật phẩm trong game. Nếu được nhiều người chơi tin tưởng và chọn lựa, bạn còn có thể nhận được nhiều phần thưởng từ hệ thống
The Sandbox (SAND)
The Sandbox là một hệ sinh thái tiền mã hóa thuộc vũ trụ Metaverse, được phát triển dựa trên nền tảng Ethereum. SAND là token gốc của dự án The Sandbox. Người chơi có thể tự do tạo ra của cải, tài sản điện tử trong game và trải nghiệm việc kiếm tiền dựa trên những nội dung mà mình đã tạo ra.
Dưới đây là ba thành tố chính trong hệ sinh thái của The SandBox:
- VoxEdi: đây là phần mềm để tạo voxel assets, sau đó có thể biến đổi thành token và đưa lên sàn marketplace.
- Marketplace: là một thị trường để giao dịch các loại assets.
- Game maker: đây là cơ chế cho phép người dùng có thể sáng tạo, xây dựng thế giới của mình.
Radio Caca (RACA)
Đây cũng là một trong số những cái tên đã ứng dụng Metaverse vào chính dự án của mình. Đối tác của Radio Caca chủ yếu là:
- Metaverse: Hai trọng tâm chiến lược trong việc hợp tác của USM (vũ trụ thực tế ảo) bao gồm: Stanford AI (trung tâm trí tuệ nhân tạo thuộc Đại học Stanford của Mỹ) và Google AI (đơn vị trí tuệ nhân tạo của Google).
- NTF marketplace: Đây là thị trường kết nối với các nhà sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực nghệ thuật với nhiều sản phẩm có tính năng mới.
- Social media: Được biết đến là một nền tảng truyền thông đa phương tiện, Social Media được dùng để hỗ trợ quảng bá DeFi (nền tài chính phi tập trung), GameFi nhằm phục vụ cho dự án vũ trụ thực tế ảo. Trong đó, KOLs hay influencers (những người nổi tiếng có ảnh hưởng về truyền thông mạng xã hội) sẽ góp phần to lớn trong việc đưa hình ảnh của Metaverse đến gần hơn với người dùng.
Decentraland (MAMA)
Decentraland là một nền tảng thực tế ảo phi tập trung được vận hành và phát triển bởi Ethereum. Trong đó, MAMA là token gốc của dự án. MANA token được sử dụng để trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ trong Decentraland Genesis City.
Lời kết
Khi thế giới đang trong giai đoạn tiến đến thế hệ web 3.0, việc ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số là nhu cầu vô cùng cần thiết. Và Metaverse được xem là một nguồn tài nguyên dồi dào cho công cuộc cách mạng số hóa lần này. Đây sẽ là một “miếng bánh lớn” có khả năng thu hút các nhà đầu tư với nhiều cơ hội mới cho sự phát triển trong tương lai. Một kỷ nguyên mới của Metaverse hứa hẹn sẽ mở ra hàng loạt những bước tiến quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay.
CryptoX100.com hy vọng bài viết về Metaverse có thể mang đến những giá trị thiết thực về mặt kiến thức cho quý bạn đọc cũng như những thông tin hữu ích để các bạn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định của mình. Hẹn gặp lại bạn ở chủ đề kế tiếp!
Những câu hỏi thường gặp
AR, VR là gì?
VR (Virtual Reality): là một thực tế ảo – nơi mang đến cho người dùng một thế giới của riêng họ thông qua các công cụ tích hợp như màn hình, kính 3D,… Ngoài ra, VR còn được xây dựng dựa trên các thiết bị phần cứng ứng dụng.
AR (Augmented Reality): là một thực tế tăng cường – nơi sử dụng các công nghệ để lồng ghép thông tin hai chiều giữa thế giới thực và ảo. Ngoài ra, AR còn giúp người dùng tương tác với những nội dung kỹ thuật số trong thực tại như ghép ảnh theo dạng 3D.
Đâu là top những tựa phim sử dụng công nghệ AR, VR hay nhất hiện nay?
Đây là một vài tựa phim nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ AR, VR của Metaverse: Jester’s Tale, Blind Date, Gloomy Eyes, Mechanical Souls, The Dial,…
Kỹ thuật sandbox là gì?
Sandbox là một kỹ thuật quan trọng trong khâu bảo mật, giúp bảo vệ hệ điều hành trước các phần mềm độc hại, hạn chế rỏ rỉ thông tin cá nhân. Sau khi bạn đóng phần mềm, mọi thứ đều bị xóa sạch không ảnh hưởng đến các ứng dụng khác.
NFT marketplace là gì?
NFT marketplace là sàn giao dịch NFT token – nơi người chơi có thể tự do thực hiện mọi trao đổi, mua bán những sản phẩm kỹ thuật số.
Bài viết rất chất lượng, cám ơn tác giả.