Nhiều người cho rằng Lightning Network chính là bước đột phá vượt trội của mạng lưới Blockchain. Hay nói khác hơn, công nghệ này đã can thiệp tích cực vào quy trình giao dịch Bitcoin, giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian và kinh phí. Vậy thực chất Lightning Network là gì? Hãy cùng CryptoX100.com giải mã chính xác về thuật ngữ Lightning Network nhé!
Giới thiệu tổng quan về công nghệ Lightning Network
Lightning Network là gì?
Lightning Network là một giao thức “Layer 2” hoạt động trên mạng lưới BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. (thường là BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.) để thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi. Nghĩa là giao dịch giữa các bên sẽ không phụ thuộc vào mạng lưới Blockchain. Công nghệ Lightning Network tạo ra phương thức giao dịch giữa hai bên. Trong đó, các bên có thể thực hiện nhận hoặc thanh toán tiền mã hóa cho nhau.
Với khả năng quản lý các giao dịch ngoài chuỗi, Layer 2Là các ‘giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ hai’ cho các blockchain, ví dụ như Sharding, Lightning Network, Plasma, Sidechain, Optimistic Rollups,… giúp mở rộng các ứng dụng của Blockchain. Trong khi đó, người dùng vẫn được hưởng lợi từ mô hình bảo mật phi tập trung của mạng lưới chính.
Bitcoin và những thực trạng thực tế
Trên thị trường tiền mã hóa, không ai có thể phủ nhận được vị thế và sự lớn mạnh của Bitcoin. Khi nắm giữ đồng crypto này trong tay, bạn sẽ:
- Sở hữu Bitcoin mà không sự lạm phát nguồn cung bất ngờ.
- Giao dịch Bitcoin mà không cần trung gian.
- Xác minh giao dịch bằng cách sử dụng các node riêng của chúng.
Tuy nhiên, để thực sự trở thành phương tiện trao đổi toàn cầu và là hệ thống tiền mặt ngang hàng như mong đợi, Bitcoin cần phải cải tiến thêm nhiều tính năng. Hiện tại, Bitcoin đang phải đối mặt với các hạn chế như:
- Mạng lưới Blockchain không có khả năng mở rộng khiến phí giao dịch ngày càng tăng.
- Bitcoin chỉ có thể thực hiện khoảng 7 giao dịch mỗi giây. So với VISA – mỗi giây xử lý trung bình khoảng 24.000 giao dịch, tốc độ Bitcoin vẫn còn hạn chế hơn rất nhiều.
- Thường xảy ra hiện trạng tắc nghẽn mạng dẫn đến sự chậm trễ khi xác nhận giao dịch.
Chính vì thế, công nghệ Lightning Network ra đời nhằm “vá” những lỗ hổng của Bitcoin.
Lightning Network – “chiếc phao cứu sinh” của Bitcoin
Ngược về quá khứ, trong WhitepaperMột bản mô tả ý tưởng hay dự án được soạn thảo hết sức trang trọng và mang tính hàn lâm. Whitepaper đề cập trong đó lý thuyết và ứng dụng thực tế của các đồng tiền mã hóa, cũng như những khía cạnh về kỹ thuật. năm 2008, SatoshiĐược đặt tên theo “cha đẻ” của Bitcoin, satoshi là đơn vị đo lường nhỏ nhất của đồng tiền mã hóa này. Mỗi một satoshi tương ứng với 0.00000001 BTC, khiến Bitcoin trở nên cực kì dễ chia nhỏ. Kanamoto đã sử dụng cụm từ “peer-to-peer electronic cash” (tiền mã hóa ngang hàng). Việc này cho thấy, trong tương lai, tiền mã hóa sẽ trở nên phổ biến và được thanh toán như những đồng tiền pháp định.
Khi giá trị ngày càng tăng, Bitcoin được giới đầu tư ví von như một loại “vàng kỹ thuật số”. Bitcoin cho phép hai cá thể ở bất kỳ vị trí nào có thể gửi hoặc nhận tiền mã hóa một cách an toàn. Quy trình này không thông qua công ty phát hành thẻ tín dụng hoặc bộ xử lý thanh toán.
Hoạt động giao dịch này được thực hiện dựa trên mạng lưới máy tính phi tập trung trên toàn cầu. Theo định nghĩa của Nakamoto, quá trình này còn được gọi là “mining”. Tuy nhiên, mining gây tốn khá nhiều thời gian, không đạt đúng kỳ vọng mong đợi của Nakamoto.
Vì vậy, Lightning Network để giúp Bitcoin hoạt động giống như tiền mặt kỹ thuật số – thứ mà Nakamoto đã mô tả trong Whitepaper. Lightning Network xử lý giao dịch ngoài chuỗi nhanh và rẻ hơn so với Blockchain cốt lõi của Bitcoin. Ngoài ra, công nghệ này cũng tốn ít năng lượng hơn so với các giao dịch trên Blockchain chính (Layer 1).
Trong khi Layer 1 chỉ có thể xử lý ít nhất 7 giao dịch/giây, Layer 2 (Lightning Network) có thể xử lý đến hàng triệu giao dịch/giây. Nhờ Lightning Network, Bitcoin có khả năng mở rộng và tăng tính riêng tư hiệu quả hơn.
Phương thức hoạt động của Lightning Network
Thông qua Smart Contracts, Lightning Network thiết lập các kênh giao dịch ngoài chuỗi giữa các cặp người dùng. Sau khi kênh giao dịch hình thành, người dùng được phép nhận hoặc chuyển tiền ngay lập tức.
Ví dụ: Nếu A có kênh giao dịch với B và B có kênh giao dịch với C thì các bên vẫn có thể tự do giao dịch trong mạng. Địa chỉ và quy trình thanh toán của Lightning cũng tương đồng với Bitcoin. Vì vậy, người dùng có thể thoải mái giao dịch mà không gặp bất kỳ cản trở nào.
Với Lightning, người dùng vẫn được phép đóng kênh giao dịch và thanh toán số dư cuối cùng của mình trên mạng lưới Blockchain chính. Bởi vì toàn bộ quy trình mở và đóng kênh giao dịch đều được Blockchain chính ghi nhận lại.
Về cơ bản, các giao dịch trên Layer 1 đều xuất hiện trên một sổ cái công khai và minh bạch. Vì vậy, chúng không đảm bảo tính riêng tư bằng các giao dịch trên Layer 2.
Ưu điểm và hạn chế của Lightning Network
Ưu điểm
Giao dịch nhanh và tiết kiệm hơn
Điểm nổi bật nhất của Lightning Network chính là tạo ra quy trình giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm. Giải pháp này cho phép người dùng giao dịch trong phạm vi hẹp hơn. Đây là điều không thể thực hiện ở Layer 1.
Nếu không có Lightning Network, người dùng sẽ phải trả phí cao hơn cho một giao dịch đơn giản. Thậm chí, bạn phải đợi hàng giờ đồng hồ chỉ để chờ hệ thống xác thực.
Kết nối với Blockchain
Ưu điểm này giúp các giao dịch ở Lightning Network vẫn được hưởng lợi từ các giao thức bảo mật của Bitcoin. Vì vậy, bạn có thể chuyển các giao dịch trên Blockchain chính sang Lightning Network một cách an toàn.
Ngoài ra, tính riêng tư ở các kênh giao dịch Lightning Network cũng được đảm bảo. Bởi vì không ai có thể xem qua giao dịch của riêng lẻ của từng cặp người dùng.
Cross-chain
Cross-chain là quá trình hoán đổi các đồng crypto khác nhau mà không cần thông qua bên thứ 3 hoặc một sàn giao dịch cụ thể. Giải pháp này hiệu quả hơn so với những sàn giao dịch truyền thống. Lý do vì chúng cung cấp khả năng hoán đổi gần như là tức thời với mức phí cực kỳ thấp. Và đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của công nghệ Lightning Network.
Hạn chế
Chưa thật sự vận hành
Trên thực tế, Lightning Network chưa được vận hành tuyệt đối. Vì vậy, người dùng chưa thể đánh giá chính xác tiềm năng cũng như rủi ro thật sự của công nghệ này. Về mặt lý thuyết, Lightning Network quả là một công nghệ tuyệt vời. Tuy nhiên, công nghệ này phải được vận hành vào thực tiễn mới có thể đánh giá chuẩn xác hơn.
Các kênh giao dịch khá phức tạp
Lightning Network được cấu thành từ một mạng lưới các kênh giao dịch. Những kênh này giúp bạn thực hiện vô số giao dịch sau khi được thiết lập. Tuy nhiên, nếu phải thông qua quá nhiều kênh, chắc hẳn phí giao dịch qua mỗi kênh cũng không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, nguồn tiền trong một kênh có mức giới hạn nhất định. Giới hạn này chính là tổng số BTC trong ví của hai người thiết lập kênh giao dịch.
Hình thành Hub
Hub còn gọi là đầu mối trung gian lớn mà các giao dịch sẽ thông qua. Nhiều người cho rằng, Lightning Network làm tăng tính tập trung của mạng lưới. Mặc dù hub khó có thể kiếm lợi nhuận hoặc phí từ các giao dịch. Nhưng đây vẫn là trở ngại lớn đối với người dùng.
Kết luận
Lightning Network là công nghệ giàu tiềm năng và đáng để chờ đợi. Nếu là nhà đầu tư dài hạn và chỉ HODLTừ lóng chỉ việc trữ tiền trong một quãng thời gian dài mà không chịu bán ra với bất cứ giá nào. Trở nên phổ biến sau khi một người dùng Internet đánh vần nhầm từ “HOLD” thành “HODL”., có thể bạn cũng chẳng cần dùng đến Lightning ngay bây giờ. Vì công nghệ này hiện tại vẫn chưa đủ an toàn để xử lý các giao dịch lớn.
Tuy nhiên, nếu bạn tận dụng Bitcoin như một giải pháp thanh toán, công nghệ Lightning khá quan trọng với bạn. “Thanh toán vi mô – tăng tính ẩn danh – chi phí thấp” là ba đặc tính hấp dẫn nhất của Lightning Network. Và chúng cũng là giải pháp hữu hiệu nhất khắc phục các hạn chế của Blockchain.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Lightning Network mà CryptoX100.com đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng kiến thức từ bài viết là hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công trên hành trình đầu tư của mình!
FAQs về Lightning Network
Thực giao hiện giao dịch bằng Lightning Network bằng cách nào?
Để thực hiện giao dịch thông qua Lightning Network, bạn cần gửi một số BTC đến một ví tương thích với Lightning Network.
Nên chọn ví nào khi giao dịch qua Lightning Network?
Bạn có thể lựa chọn một trong hai loại ví sau: Custodial Wallets hoặc Non-Custodial Wallets.
- Custodial Wallets: Strike, Blue Wallet, Wallet of Satoshi.
- Non-Custodial Wallets: Muun, Breez, Phoenix và Zap.
Giao dịch qua Lightning Network có tốn phí không?
Có! Đây là phí thanh toán định tuyến thông tin giữa các nodes và phí giao dịch của Bitcoin để mở và đóng kênh.
Newbie có nên giao dịch qua Lightning Network không?
Là một newbie, tốt nhất bạn không nên giao dịch qua Lightning Network. Hình thức giao dịch này thực chất chỉ phù hợp với “dân” có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Tại thời điểm này, bạn chỉ nên quan sát và trau dồi kinh nghiệm. Công nghệ này cần thời gian vận hành để có thể đánh giá chính xác tiềm năng của chúng.