Sự có mặt của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử về sự chuyển dịch các dòng tiền mã hóa. Hòa cùng làn sóng phân tách này, nhiều thuật ngữ mới về thị trường crypto đã ra đời, thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhiều hơn. Vì vậy, hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về ‘’ForkLà cách sử dụng mã nguồn của một phần mềm trước đó sau đó thay đổi đi để tạo ra một chức năng khác. Ví dụ ban đầu phần mềm Bitcoin được lập ra nhưng sau đó Dash được tạo ra trên nền tảng ban đầu của phần mềm Bitcoin, tất nhiên Dash cũng thay đổi rất nhiều để tạo ra một biến thể khác là gì?’’ và các kiến thức về Hard ForkSự thay đổi các quy tắc giao thức, hiểu nôm na như sự cập nhật ứng dụng. và Soft ForkLần thay đổi quy luật của một đồng tiền mã hóa mà sẽ tạo ra hai phiên bản blockchain khác nhau. Soft fork là cập nhật mà khiến phiên bản mới vẫn có thể còn tương thích với phiên bản cũ. nhé!
Đôi nét về Fork
Fork là gì?
Fork được biết đến là một kỹ thuật sửa đổi mã nguồn mở. Thuật ngữ lập trình này thường sử dụng để chỉ các hoạt động cập nhật, nâng cấp hoặc sửa đổi phần mềm. Thông thường, một bản Fork rẽ nhánh khá tương đồng với bản gốc, khác biệt là chúng được thêm một vài sửa đổi quan trọng.
Ngoài ra, Fork còn được sử dụng để kiểm tra quy trình hoặc thực hiện một số thay đổi cơ bản trong lĩnh vực tiền mã hóa, giúp tạo nên một tài sản mới có đặc điểm tương tự với tài sản gốc ban đầu. Các quy trình Fork không phải lúc nào cũng được thiết lập chủ động. Thông qua một cơ sở mã nguồn mở được phân phối rộng rãi, Fork có thể vô tình được tạo nên khi các nút không tiếp nhận cùng một thông tin. Phần lớn các sự kiện Fork diễn ra trong thị trường tiền mã hóa đều xuất phát từ sự bất đồng về các đặc điểm, thay đổi trong mạng lưới.
Quá trình hoạt động của Fork trên BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.
Fork trong Blockchain là quá trình xảy ra khi có sự thay đổi bên trong giao thức. Chẳng hạn như việc một Blockchain chuyển thành hai hoặc nhiều nhánh khác nhau. Sự kiện Fork có thể xảy ra trên bất kỳ nền tảng công nghệ điện tử nào, kể cả Bitcoin. Khi các bên tham gia không đồng ý, các chuỗi thay thế sẽ xuất hiện từ chuỗi chính, một số nhánh chỉ hoạt động tạm thời, số còn lại sẽ biến mất vĩnh viễn.
Blockchain được xem là một mạng lưới phi tập trung, giúp xác thực các giao dịch và lưu trữ thông tin. Thực tế, bản chất của chuỗi khối công khai phi tập trung đòi hỏi những người tham gia vào mạng lưới phải thỏa thuận với nhau để đi đến một trạng thái (trạng thái các khối và giao thức Blockchain) chia sẻ chung của Blockchain. Đây được gọi là quá trình đồng thuận. Sự đồng thuận giữa các nút trên mạng lưới sẽ mang đến một Blockchain duy nhất chứa các dữ liệu giao dịch được xác minh chính xác.
Tuy nhiên, vì tính chất phi tập trung nên Blockchain thường ảnh hưởng bởi độ trễ trong quá trình lan truyền. Một số trường hợp giao dịch bị mất trong quá trình truyền tải, thậm chí là tồn tại cả những nút thông tin độc hại, đưa thông tin sai lệch,… Điều này đã làm các nút trong mạng không thể đạt được sự đồng thuận nhất định về trạng thái của Blockchain trong tương lai. Đó là lý do dẫn đến quá trình phân nhánh Fork được diễn ra, chuỗi khối bị chia thành hai hoặc nhiều chuỗi hợp lệ, được chấp thuận bởi một phần nào đó trên mạng lưới.
3 dạng chính của quá trình Fork
Temporary Fork – Phân tách tạm thời
Khi hai người cùng khai thác được một khối mới trong cùng một thời điểm, toàn bộ mạng có thể không đạt được sự đồng thuận trong việc lựa chọn khối nào để thêm vào Blockchain. Một số thành viên trong mạng có thể không thống nhất chung ý kiến, dẫn đến việc xuất hiện cùng lúc nhiều chuỗi khối khác.
Đồng thời, Blockchain có tính chất phi tập trung và độ trễ lan truyền dữ liệu nên mất khá nhiều thời gian để thông tin có thể di chuyển đều trong toàn bộ mạng lưới. Điều này dẫn đến một số thành viên có thể nhận được phiên bản này, một số khác lại nhận được phiên bản khác, dẫn tới sự mâu thuẫn về ý kiến liên quan đến thứ tự thời gian của các sự kiện.
Trường hợp phân tách này sẽ tồn tại hai hoặc nhiều chuỗi khối có cùng độ dài. Phân tách tạm thời có thể tự giải quyết dựa trên giao thức đồng thuận của mạng lưới Blockchain. Trong các hệ thống PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),… như Bitcoin, các thợ mỏ sẽ tự lựa chọn chuỗi khai thác để tiếp tục khai thác khối tiếp theo. Một thời gian sau đó, Blockchain dài nhất được xem là Blockchain ‘’đúng’’, có hiệu quả và sẽ thắng. các chuỗi ngắn hơn sẽ bị loại bỏ. Khi đó, một trong các chuỗi còn lại không được khai thác và thêm khối mới để đồng bộ. Điều này dẫn đến sự đồng thuận về trạng thái của chuỗi khối trong một thời gian ngắn, hay còn gọi là phân tách tạm thời.
Soft Fork – Phân tách mềm
Đây là sự phân tách do những cập nhật chức năng và giao thức mới trên Blockchain nhưng sau khi thay đổi, vẫn tương thích ngược với giao thức và phiên bản cũ. Có nghĩa là các trạng thái của Blockchain vẫn được chấp nhận trong phiên bản mới. Các nút không cập nhật vẫn có thể tự do xử lý các giao dịch và đẩy khối mới vào Blockchain, miễn là chúng không phá vỡ quy tắc trong giao thức mới.
Tất cả các khối trên Blockchain Soft Fork đều tuân theo quy tắc đồng thuận đã được xây dựng ban đầu. Do đó, Soft Fork không yêu cầu các nút trên mạng phải nâng cấp để duy trì sự đồng thuận. Tuy nhiên, các khối được tạo bởi nút tuân theo bộ quy tắc đồng thuận cũ sẽ vi phạm những quy tắc mới khiến cho quá trình xác thực bị lỗi. Một số trường hợp đặc biệt, bạn vẫn có thể sử dụng những tính năng của phiên bản cũ trên phiên ban mới và ngược lại.
Trên Blockchain, nếu bạn muốn giảm kích thước khối từ 3MB xuống 2MB. Lúc này, các nút sử dụng phiên bản cũ vẫn có thể xử lý giao dịch và đẩy khối mới có dung lượng 2MB xuống. Tuy nhiên, chúng không thể xử lý và đẩy lên một khối có kích thước lớn hơn 2MB vào mạng. Các nút trong phiên bản mới sẽ từ chối vì điều này vi phạm quy tắc mới.
Hard Fork – Phân tách cứng
Quá trình Hard Fork được sử dụng để thay đổi hoặc cải thiện một giao thức hiện có, thậm chí là tạo ra một giao thức và Blockchain mới, hoàn toàn độc lập.
Lúc này, các node chạy trên những phiên bản cũ sẽ không được chấp nhận trên những phiên bản mới nữa. Do đó, những người tham gia trong mạng bắt buộc phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm để có thể xác thực các khối giao dịch mới.
Đây có thể xem là một tin vui dành cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các Holder tiền mã hóa. Họ là những người thường được sở hữu tài sản trên một chuỗi mới tương ứng với những gì họ có trong chuỗi ban đầu mà không đánh mấy tài sản của họ trên bản gốc.
Hard Fork được thực hiện vô cùng phức tạp vì chúng thường diễn ra nhiều sự mâu thuẫn, không thống nhất trong mạng lưới. Một số người dùng không muốn cập nhật, trong khi đó nhiều người lại muốn tạo ra sự thay đổi mới.
Vì thế, người muốn tham gia sẽ tự nâng cấp phần mềm của họ theo quy tắc mới, loại bỏ phiên bản cũ. Ngược lại, những người không cập nhật vẫn sẽ khai thác trên chuỗi khối cũ. Điều này đã chia rẽ và tạo thành hai Blockchain độc lập khác nhau. Chúng sẽ có một cộng đồng riêng và các nhà phát triển sẽ hoạt động theo cách mà họ tin là tốt, hiệu quả nhất. Bao gồm hai trường hợp như sau:
- Hard Fork có kế hoạch: Đây là một bản Hard Fork nâng cấp cho giao thức được lên kế hoạch sẵn đã được các nhà phát triển dự án làm rõ từ trước.
- Hard Fork cạnh tranh: Trường hợp này thường xảy ra khi có sự bất đồng nghiêm trọng giữa các bên liên quan trong dự án như: nhà phát triển, người dùng mạng và người khai thác.
Những sự kiện Hard Fork ‘’đình đám’’ trong lịch sử
Bitcoin Cash (BCH) Hard Fork
Đây là một sự kiện cập nhật quy định mới áp dụng trên chuỗi khối Bitcoin Cash khiến cho các khối và giao dịch cũ bị vô hiệu hóa. Vào tháng 11/2019, sự kiện Hard Fork đáng chú ý nhất của Bitcoin Cash đã chia tách chuỗi khối gốc của Bitcoin Cash thành Bitcoin Cash ABC và Bitcoin SV.
Tại sao Bitcoin Cash lại thực hiện Hard Fork?
Sự kiện phân tách chuỗi khối của Bitcoin Cash bắt nguồn từ một cuộc chiến của hai nhóm đối lập trong mạng lưới
Nhóm thứ nhất
- Nhóm được hỗ trợ bởi CEO của Bitmain là Roger Ver và Jihan Wu, yêu cầu nâng cấp phần mềm Bitcoin ABC với mục đích là tăng kích thước khối từ 8MB lên mức 32 MB.
- Hoạt động này nhằm tăng khả năng mở rộng của mạng lưới, cho phép các dự án khác phát triển dựa trên chuỗi khối của Bitcoin Cash và Smart Contract.
Nhóm thứ hai
- Craig Wright và Calvin Ayre là người đứng đầu nhóm thứ hai. Họ đưa ra bản cập nhật Bitcoin Cash có tên là Bitcoin SV, thay đổi kích thước khối từ 8MB lên 129MB.
- Mặc dù thay đổi nhưng nhóm thứ hai vẫn giữ tầm nhìn gốc của Bitcoin Cash, không thêm Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài. vào chuỗi khối nhằm đưa Bitcoin Cash trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng.
Ethereum Hard Fork
Sự kiện này đã thay đổi các quy tắc, luật lệ đang được áp dụng trên chuỗi khối Ethereum. Lúc này, các khối và giao dịch được xác nhận bởi quy tắc cũ đã trở nên không còn hợp lệ.
Khác với nhiều Blockchain khác, Ethereum khi Hard Fork chủ yếu diễn ra trong mạng lưới nên các kế hoạch đều được lên sẵn, chuỗi khối mới sẽ đi theo hướng của chuỗi Fork ra.
Tại sao Ethereum lại diễn ra Hard Fork?
Sự kiện này được diễn ra trên Ethereum nhằm thực hiện các thay đổi mới, thêm tính năng mới giúp cải thiện hệ thống mạng lưới của Ethereum trở nên tốt hơn.
Vào năm 2016, sau khi quỹ DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác. bị hacker đánh cắp 168 triệu USD, cộng đồng Ethereum đã bỏ phiếu và đưa ra quyết định thực hiện một Hard Fork để đảo ngược giao dịch, lấy lại tiền cho nhà đầu tư DAO. Sau đó, một nhóm trong cộng đồng không đồng tình với sự thay đổi mã nguồn ETH, họ cho rằng bản chất của Blockchain không thể thay đổi. Vì thế, Ethereum Classic đã ra đời.
Những Hard Fork của Ethereum đều có kế hoạch, lộ trình rõ ràng từ những ngày đầu tiên nên rất ít khi gặp trục trặc.
Trên đây là thông tin về ‘’Fork là gì’’ cũng như sự khác biệt giữa Hard Fork và Soft Fork mà CryptoX100.com đã tổng hợp. Việc đầu tư vào những đồng CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. chuẩn bị Hard Fork là một chiến lược mạo hiểm nhưng có thể mang lại lợi nhuận khủng. Mặt khác, nếu không may chọn phải đồng Coin không chất lượng, bạn sẽ mất trắng. Hy vọng những chia sẻ này phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Fork, từ đó đưa ra những quyết định thật sáng suốt trước khi tham gia đầu tư nhé!
FAQs về Fork
Hard Fork có làm Bitcoin tăng giá không?
Phần lớn người dùng cho rằng việc nhận AirdropSự kiện phân phối miễn phí token thường diễn ra trên Telegram. bằng cách nắm giữ BTC khi Hard Fork diễn ra sẽ đẩy mạnh mức cầu cao hơn mức cung. Từ đó, giá Bitcoin sẽ tăng. Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu nào chứng minh sự kiện Hard Fork có thể làm tăng giá Bitcoin. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ, tránh bị ảnh hưởng tâm lý FOMO từ tin tức, cộng đồng.
Bitcoin Fork có thể xảy ra những rủi ro gì?
Hiện nay, Bitcoin Fork dần trở thành ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering). thu hút nhiều người tìm kiếm đồng Coin miễn phí. Điều này đã dẫn đến một số Fork lừa đảo, được tạo nên nhằm rút ngắn giá Bitcoin hoặc tạo ra một điều gì đó phức tạp để đánh cắp tài sản của người dùng Bitcoin thật.
Hard Fork là sự kiện tốt hay xấu?
Một số quan điểm của cộng đồng cho rằng: Hard Fork là nguyên nhân tạo nên những đổi mới cho Blockchain. Đồng tiền crypto trên thị trường tiền mã hóa với bản chất trung lập và có tính tương đối cao. Do đó, việc Hard Fork diễn ra tốt hay xấu đều phụ thuộc vào chính hoàn cảnh, thái độ và cách suy nghĩ của cộng đồng, các nhà phát triển.
Hard Fork và Soft Fork, người dùng ưa thích phiên bản nào hơn?
Cả hai Fork đều tạo ra một sự phân tách. Nếu Hard Fork tạo ra hai Blockchain khác nhau thì Soft Fork chỉ tạo ra một mạng lưới Blockchain thống nhất. Có thể thấy, phần lớn người dùng và nhà phát triển dành sự ưu ái cho Hard Fork hơn Soft Fork. Bởi vì khả năng bảo mật của Hard Fork. Việc điều chỉnh các khối trong Blockchain đòi hỏi một lượng lớn khối lượng công việc và sức mạnh tính toán, chính sự riêng tư của Hard Fork là điểm mạnh thu hút người dùng.