Trong hành trình khám phá công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. hay tham gia “lướt sóng” trên sàn giao dịch, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ “On-chain”. Nhiều người cho rằng On-chain chính là “tiền đề” dẫn đến sự thành công của nền tảng Blockchain. Đồng thời, cập nhật dữ liệu trên On-chain còn là cách để người dùng thay đổi mindset và dự đoán xu hướng giá trên thị trường hiệu quả.
Khái quát về dữ liệu On-chain
Dữ liệu On-chain là gì?
Trong lĩnh vực tiền mã hoá, On-chain là toàn bộ những dữ liệu được cập nhật và ghi lại trên nền tảng Blockchain. Dữ liệu On-chain là nền tảng giúp người dùng có thể đọc, phân tích những biến đổi thị trường một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Dữ liệu On-chain chỉ được xem là hợp lệ khi Blockchain đã được cập nhật để phản ánh các giao dịch trên sổ cái công khai. Những dữ liệu này sẽ bị thay đổi sau khi được xác minh và ghi lại trên mạng lưới Blockchain. Vì vậy, đặc trưng cốt lõi của dữ liệu On-chain là tính bảo mật và minh bạch.
Trên các mạng lưới Blockchain, dữ liệu On-chain có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Các dữ liệu về giao dịch.
- Các dữ liệu về BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau..
- Các dữ liệu liên quan đến quá trình tương tác với Smart Contracts.
Bên cạnh đó, nếu người dùng thực hiện bất kỳ hành động nào trên nền tảng Blockchain, các node sẽ xác minh lại hành động đó và cập nhật lên On-chain – mạng lưới Blockchain tổng thể.
Có thể thấy, dữ liệu On-chain mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, dữ liệu này vẫn có một số hạn chế nhất định là: phí giao dịch cao và thời gian xử lý chậm.
Thế nào là phân tích dữ liệu On-chain?
Phân tích dữ liệu On-chain là quá trình nghiên cứu, sử dụng thông tin trên các Public Blockchain (Blockchain công khai) để tạo ra những chiến lược giao dịch trên thị trường tiền điện tử của các nhà đầu tư.
Những dữ liệu On-chain bao gồm thông tin liên quan đến mọi cuộc giao dịch xảy ra trên mạng lưới Public Blockchain. Ví dụ như: địa chỉ gửi và nhận, mã thông báo, tiền điện tử đã chuyển, phí giao dịch,… Bên cạnh đó, On-chain cũng chứa một số dữ liệu Block, như: mã Smart Contracts, Gas Fee, phần thưởng, thời gian,…
Các chỉ số phân tích On-chain
Vốn hóa thị trường (Market Capitalization)
Vốn hóa thị trường được xem là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ tiềm năng của đồng coin trong tương lai. Bên cạnh đó, đây còn là “nhân tố” không thể thiếu khi phân tích dữ liệu On-Chain. Ngoài ra, dựa trên vốn hóa thị trường, bạn có thể xác định được quy mô của thị trường, mức độ chấp thuận và những rủi ro đối với đồng coin mình đang sở hữu. Công thức tính tổng giá trị vốn hóa thị trường được xác định như sau:
Total Market Cap = Circulating SupplyTổng số lượng coin/token đang lưu thông trong thị trường x Current Price
Trong đó:
- Total Marketing Cap: Tổng giá trị vốn hóa thị trường.
- Circulating Supply: Số lượng token ước tính lưu hành.
- Current Price: Giá trị hiện tại của thị trường.
Hold Status
Các nhà phân tích On-chain sử dụng một số liệu gọi là “làn sóng” HOLD để xác định xu hướng thị trường. Bên cạnh đó, chúng còn biểu thị cho “số tuổi” của tiền điện tử mà nhà đầu tư đang sở hữu.
“Làn sóng” HOLD cho phép các nhà phân tích biết rằng: liệu họ có nên HOLD hóa tài sản hay bán chúng thật nhanh. Số liệu này có khả năng nhận định được “trạng thái” thị trường và thị hiếu của HOLDer.
Các nhà phân tích On-chain cũng sử dụng các chỉ số đo lường nồng độ tiền xu để xác định mức độ tập trung của các “cá voi” và nhà đầu tư lớn trong nền tảng. Việc này rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư tiền điện tử.
Triển vọng tương lai của tiền điện tử (Future Prospects of a Cryptocurrency)
Bạn có thể phân tích lãi suất mở trong tương lai để biết giá trị tổng thể của tiền điện tử. Bên cạnh đó, các yếu tố như: mối tương quan giữa mã thông báo và giá của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. hoặc tổng dòng tiền vào/ra của sàn giao dịch cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến giá trị tiền điện tử.
Mối tương quan giữa mã thông báo và giá Bitcoin giúp người dùng giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Trong khi đó, dòng tiền vào/ra từ sàn giao dịch giúp các nhà phân tích đánh giá được mức độ được chấp thuận của tài sản kỹ thuật số trên thị trường. Đồng thời, chúng còn là tín hiệu báo động cho các cá nhân có gia trị ròng cao và những hoạt động giao dịch theo tổ chức.
Tại sao phân tích dữ liệu trên On-chain lại quan trọng?
Những dữ liệu On-chain mang lại giá trị cho các nhà đầu tư bởi độ chính xác, minh bạch và trực quan của chúng. Từ việc phân tích dữ liệu On-chain, các nhà đầu tư có thể định hướng lại tư duy và lựa chọn giải pháp đầu tư hợp lý.
Tính chính xác và khách quan cao
Không phải ngẫu nhiên mà nền tảng Blockchain lại đạt được thành tựu vĩ đại như hiện tại. Một trong những nhân tố dẫn đến sự thành công của Blockchain là dữ liệu On-chain.
Các chuyên gia thường ví von rằng: “On-chain là kẻ không biết nói dối”. Vì các dữ liệu được cung cấp từ On-chain có độ chính xác và tính khách quan cực kỳ cao. Chúng phản ánh đúng từ “milimet” những diễn biến xảy ra trên thị trường.
Hơn hết, dữ liệu On-chain không thể bị xâm nhập hoặc thay đổi. Vì vậy, chúng luôn tạo ra nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Khi các nhà đầu tư phân tích dữ liệu On-chain, họ sẽ chiếm được lợi thế tốt hơn.
Cập nhật thị trường theo thời gian thực
Thị trường vốn được xem là nơi “thiên biến vạn hóa”. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua thị trường đều biến đổi không ngừng. Với On-chain, bạn có thể theo dõi được cụ thể những hành vi, sự thay đổi của các đối tượng trên thị trường.
Phân tích dữ liệu On-chain giúp bạn kiểm soát được hoạt động của các “cá voi” – người nắm giữ nguồn lực tài chính dồi dào nhằm thao túng thị trường. Từ đó, bạn sẽ tránh khỏi những rủi ro tai hại. Ngoài ra, bạn còn có thể “đón đầu” xu hướng để đưa ra quyết định chính xác hơn khi đầu tư.
Dự đoán hiệu quả, quyết định chính xác
Để đưa ra quyết định đầu tư, nhiều người chọn cách theo dõi thông tin từ các kênh truyền thông hoặc bài viết trên Internet. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ.
Đầu tư tiền điện tử là một vấn đề lớn, vì vậy, bạn không thể hời hợt mà “ném tiền qua cửa sổ”. Đặc biệt, nếu chỉ dựa vào những thông tin ấy, bạn sẽ lỡ mất “thời cơ vàng” để kiếm lợi nhuận tối ưu.
Thay vào đó, khi phân tích dữ liệu On-chain, bạn có thể dự đoán và đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn. Thông tin từ On-chain được cập nhật xuyên suốt, giúp bạn nắm bắt thời cơ đầu tư mọi lúc, mọi nơi.
Đối với nền tảng DeFi, bạn có thể dựa trên dữ liệu On-chain để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Chẳng hạn như: từ khối lượng giao dịch, bạn có thể xác định tiềm năng tăng giá của TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án.. Đặc biệt, nếu khai thác dữ liệu On-chain hiệu quả, bạn sẽ có cơ hội nhận lợi nhuận từ việc tương tác với các dApp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về On-chain và tầm quan trọng của phân tích dữ liệu On-chain. Cryptox100.com hy vọng bài viết sẽ hữu ích khi bạn tiếp cận thông tin để đầu tư tiền điện tử.
Những câu hỏi thường gặp về On-chain
On-chain ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư ngắn hạn?
Dữ liệu On-chain giúp các nhà đầu tư theo dõi biến đổi thị trường theo thời gian thực, dự đoán xu hướng về giá trị của tiền điện tử trong tương lai.
Công cụ nào giúp phân tích dữ liệu On-chain hiệu quả?
- Để phân tích dữ liệu On-chain mang tính vĩ mô, bạn có thể sử dụng một số công cụ như: The Block, Crypto Quant, Glassnode, Whalebot Alert,…
- Để phân tích dữ liệu On-chain mang tính vi mô, bạn có thể sử dụng một số công cụ như: Token Terminal, Nansen, Explorer, Dune Analytic,…
Thời gian giao dịch On-chain như thế nào?
Các giao dịch On-chain được diễn ra theo thời gian thực để có thể xác minh, đảm bảo tính an toàn, minh bạch và tức thời. Tuy nhiên, các giao dịch On-chain thường tốn khá nhiều thời gian để tích lũy số lượng xác minh và xác thực từ người tham gia mạng lưới trước khi xác nhận giao dịch.
Khi phân tích dữ liệu On-chain, cần chú gì điều gì?
Để phân tích dữ liệu On-chain hiệu quả, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tích lũy đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm đầu tư tiền điện tử.
- Tham khảo nhiều nguồn thông tin, công cụ hỗ trợ khác nhau để phân tích chính xác nhất.
- Cần chú ý đến các dữ liệu từ Website của dự án khi bắt đầu phân tích.
- Cập nhật dữ liệu On-chain thường xuyên.