Trong thời gian gần đây, những dự án Ethereum Layer 2 gần như phủ sóng khắp “mặt trận” thị trường tiền mã hoá. Sở hữu nhiều giá trị đáng chú ý như phí giao dịch thấp, tốc độ giao dịch nhanh, các dự án Layer 2Là các ‘giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ hai’ cho các blockchain, ví dụ như Sharding, Lightning Network, Plasma, Sidechain, Optimistic Rollups,… đã trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Vậy nên đầu tư dự án Layer 2 tiềm năng nào sẽ sinh lợi? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Ethereum Layer 2 Protocol là gì?
Ethereum Layer 2 Protocol là những giải pháp được thiết kế để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng liên quan đến BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. cơ sở chính của Ethereum. Layer 2 được gắn vào Ethereum Layer 1 Blockchain. Vì vậy, các Layer 2 sẽ thực hiện được các hoạt động Blockchain và thông báo đến chain chính.
Bạn có thể xem Ethereum Layer 2 Protocol như những “con đường” dẫn đến “đường cao tốc” Ethereum chính. Khi mạng Ethereum bị tắc nghẽn do lưu lượng truy cập cao, các Layer 2 sẽ trợ giúp bằng cách giảm tải lưu lượng truy cập. Nhờ đó, “đường cao tốc” Ethereum sẽ được lưu thông.
Vì hiện tại, Ethereum đã đạt đến công suất 1 triệu giao dịch/ngày. Vì vậy, các giao thức Layer 2 ra đời để hỗ trợ Ethereum tăng tốc độ giao dịch mà không phải “hy sinh” tính phi tập trung hoặc khả năng bảo mật. Ngoài ra, Layer 2 cũng góp phần làm giảm gas fee, cho phép các nhà phát triển tạo ứng dụng mới với những trải nghiệm tuyệt vời.
Một số loại Layer 2 Protocol
Trên thực tế, các giải pháp Ethereum Layer 2 đã xuất hiện từ 2 – 3 năm trước. Trong đó, State channels, plasma và rollups là những yếu tố kỹ thuật quan trọng của Layer 2. Mỗi yếu tố này đều tiềm ẩn những lợi thế và hạn chế nhất định.
State Channels (kênh trạng thái)
Các State Channels cho phép người dùng giao dịch với nhau bên ngoài chuỗi và giao dịch Ethereum Peer-to-Peer ngay lập tức. Không chỉ tạo ra thông lượng giao dịch cao, tốc độ rút tiền nhanh chóng với mức phí thấp, các State Channels còn có khả năng tương tác xuyên chuỗi. Sự ra đời của những State Channels đã làm cho các dự án Layer 2 trở nên đa dạng hơn.
Plasma (huyết tương)
Plasma là một giải pháp Layer 2 phổ biến khác. Giải pháp này sử dụng Smart Contracts và Merkle Trees để tạo ra các sidechain gần như không giới hạn. Vì giao dịch và tính toán diễn ra bên trong sidechain nên Plasma có thể hỗ trợ Ethereum xử lý các tệp dữ liệu lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, thời gian rút tiền của các Plasma có thể dao động từ 7 – 14 ngày.
Rollup
Blockchain Rollup tương tự như Plasma. Tuy nhiên, một số Rollups sẽ giữ các dữ liệu trên Ethereum. Đây chính là cơ chế duy nhất giúp nâng cao tính bảo mật, giảm sự tập trung hoá. Thậm chí, bạn có thể vận hành EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain. bên trong một Rollup. Có 2 loại Rollup chính, bao gồm: Optimistic Rollups và Zero-Knowledge (ZK) Rollups. Trong đó, ZK Rollups tối ưu hơn do thời gian rút tiền ngắn.
Top 7 dự án Layer 2 tiềm năng nên đầu tư
#1. Polygon (MATIC)
Một trong những giải pháp mở rộng Ethereum Layer 2 lớn nhất trong thế giới tiền mã hoá là Polygon. Đây là một sidechain chạy song song với Ethereum Blockchain. Polygon có ưu điểm là tốc độ giao dịch cực nhanh và mức phí giao dịch hấp dẫn. Bạn có thể kết nối một số đồng coin của mình với Polygon để tương tác với nhiều dApps dành riêng cho mạng Ethereum.
Chain chính của Polygon là một POS sidechain. Nhiệm vụ của sidechain này là xác thực các giao dịch và voting nâng cấp mạng. Các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng những sidechain bổ sung bằng cách sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm Polygon (SDK). Ở thời điểm hiện tại, Polygon đã hỗ trợ phát triển sidechain bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau, bao gồm:
- Phát triển khả năng mở rộng xây dựng Plasma.
- Kết hợp Optimistic Rollup và ZK Rollup.
#2. Mantle (MNT)
Mantle là dự án Module Layer 2 đầu tiên được xây dựng trên Ethereum. Dự án này do một tổ chức tự trị phi tập trung khởi xướng. Được “ươm tạo” bởi BitDAO, Mantle đã cho ra mắt governance token mang tên MNT.
Cấu trúc Module của Mantle có khả năng xử lý các giao dịch và những hoạt động khác nhau trong các lớp riêng biệt. Theo đó, những người tham gia mạng ở các cấp độ khác nhau thông qua Ethereum Rollup và lớp dữ liệu phi tập trung có sẵn đã vận hành cấu trúc của Mantle.
Ngoài ra, Mantle cũng hướng đến việc phân cấp trình tự sắp xếp. Nhờ đó, các node Sequencer có thể hoạt động và nhận phần thưởng là BIT. Đây cũng là giải pháp để Mantle làm giảm rủi ro bảo mật và vận hành.
#3. Arbitrum
Arbitrum đã khắc phục tình trạng tắc nghẽn trên Ethereum bằng cách xử lý hơn 40.000 giao dịch mỗi giây với mức phí khoảng 2 cents hoặc ít hơn. Các Smart Contracts trên Arbitrum được xác thực bằng cách ứng dụng Optimistic Rollup. Tuy nhiên, Arbitrum nổi bật hơn về khả năng tương thích với EVM. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát triển dApps có thể xây dựng ứng dụng của họ ngay trên mạng Arbitrum mà không cần học thêm ngôn ngữ mã hoá mới. Ví dụ, nếu đã biết ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển Smart Contracts trên Ethereum, bạn không cần học thêm bất kỳ loại ngôn ngữ nào khác khi muốn tạo Smart Contracts trên Arbitrum.
Arbitrum vốn không có native token (token gốc) cho đến khi một native token khác được cho ra mắt. Cách trực tiếp để đầu tư vào Arbitrum là đầu tư thông qua các dự án xuất phát từ Layer 2 này.
GMX chính là dự án DeFi lớn của Arbitrum. Theo nhiều chuyên gia, GMX cũng là một “ứng cử viên” sáng giá rất đáng đầu tư. GMX coin chính là utility và governance token của hệ sinh thái GMX ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần).. Được triển khai trên Arbitrum, GMX đóng vai trò như một sàn giao dịch Spot & Perpetual phi tập trung với mức phí cực kỳ thấp và không bị trượt giá.
#4. Optimism (OP)
Optimism là một đối thủ cạnh tranh “ngang tài ngang sức” của Arbitrum. Dù có thiết kế khá tương đồng Arbitrum nhưng Optimism lại sử dụng những Optimistic Rollup do Optimism Foundation cung cấp. Các Optimistic Rollup này có khả năng xác định những giao dịch hợp lệ. Vì vậy, mọi giao dịch có tính chất gian lận sẽ bị huỷ bỏ nếu người dùng gửi Fraud Proofs (bằng chứng gian lận).
Cả Optimism và Arbitrum giống nhau ở chỗ chỉ triển khai khi các Blockchain bị lỗi được xác định. Theo đó, các token trên hai mạng này có thể lưu chuyển giữa Layer 1 và Layer 2. Đồng thời, cơ chế xác nhận một block của Optimism và Arbitrum cũng hoàn toàn giống hệt nhau.
Ngoài việc tăng cường khả năng mở rộng của hệ sinh thái Ethereum, Optimism còn duy trì tính bảo mật của các giao dịch. Nhìn chung, Optimism là một lựa chọn thay thế tốt để đầu tư vì Arbitrum không có native token.
#5. Immutable X (IMX)
Immutable X là một giải pháp mở rộng quy mô được sử dụng cho những NFT trên Ethereum Blockchain. Layer 2 này cung cấp cho các nhà phát triển trò chơi web 3 giải pháp khởi chạy dự án NFT một cách nhanh chóng với gas fee gần như bằng 0. Đồng thời, Immutable X còn hỗ trợ nhiều tính năng mở rộng khác.
Dự án sử dụng công nghệ ZK Rollup. Thay vì kết xuất toàn bộ dữ liệu giao dịch trên Blockchain, Immutable X sẽ gộp hàng trăm giao dịch riêng lại với nhau thành một ZK-STARK. Đồng thời, nền tảng cũng sẽ hỗ trợ người dùng xử lý các giao dịch bên ngoài chuỗi.
Immutable X là nền tảng ứng dụng công nghệ ZK Rollup đầu tiên chỉ tập trung vào các dự án NFT. Cơ chế này không yêu cầu quá nhiều tài nguyên lưu trữ và máy tính để xác thực toàn bộ các khối giao dịch. Những dự án NFT sẽ được hưởng lợi từ tốc độ vì Immutable X có thể đáp ứng hơn 9.000 giao dịch NFT mỗi giây. Gas Fee bằng 0 khi khai thác hoặc khởi chạy một hệ sinh thái play-to-earn cũng là mục tiêu của các nhà phát triển Immutable X.
#6. Loopring (LRC)
Loopring cũng là một dự án Layer 2 đáng mong chờ trong năm 2024. Vai trò của Loopring là hỗ trợ các dự án DEX có thể dựa trên order-book và những giao thức liquid staking một cách thuận lợi. Chính thức ra mắt vào tháng 12/2019 trên Ethereum, Loopring đã thực hiện được hơn 2.000 TPS mà vẫn duy trì mức độ bảo mật tương tự như mạng chính. Loopring tích hợp ZK Rollup với hệ thống thanh toán, cho phép người dùng trao đổi các loại tài sản kỹ thuật số như tiền mã hoá dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Trong năm 2024, các dự án DEX và giao thức liquid staking đang có dấu hiệu “nở hoa”. Đây chính là cơ hội to lớn để Loopring phát triển mạnh mẽ và mở rộng hơn nữa. Bạn có thể giao dịch LRC coin dưới dạng một cặp spot (LRC/USDT) hoặc USDT Perpetual (LRCUSDT) trên ByBit.
Nhìn chung, sự xuất hiện của các dự án trên chính là dấu hiệu cho thấy tương lai tươi sáng của những giao thức Layer 2. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn sẽ lựa chọn được các dự án Layer 2 tiềm năng để đầu tư. Chúc bạn sớm gặt hái được nhiều thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Lợi ích của các dự án Layer 2 là gì?
Những dự án Layer 2 thường có tốc độ giao dịch nhanh chóng với mức phí thấp hơn so với mạng chính.
Các dự án Layer 2 có phi tập trung không?
Về cơ bản, các dự án Layer 2 có thể khác nhau về mức độ phân quyền. Một số dự án sẽ dựa vào các trung gian hoặc trình xác nhận đáng tin cậy. Trong khi đó, một số dự án khác sẽ sử dụng cơ chế đồng thuận phi tập trung.
Các dự án Layer 2 có tương thích với Smart Contract không?
Tất nhiên là có! Hầu hết các dự án Layer 2 đều tương thích với Smart ContractLà hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ blockchain được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp bên ngoài..
Cần sử dụng ví hoặc công cụ cụ thể để tương tác với dự án Layer 2 không?
Tuỳ vào từng dự án Layer 2, bạn có thể sử dụng ví hoặc công cụ nhất định để tương tác. Tuy nhiên, hầu hết các ví hoặc công cụ phổ biến đều hỗ trợ ít nhất một dự án Layer 2.