Nếu Blockchain mở ra thời kỳ hoàng kim của lĩnh vực tiền mã hóa với đặc tính phi tập trung thì IoT chính là bệ phóng thúc đẩy kỷ nguyên máy tính, cho phép các thiết bị kỹ thuật số tương tác với nhau (M2M) thông qua mạng lưới Internet. Thế nên, khi kết hợp, chúng sẽ tạo ra một “cú hích” mới với sự ra đời của công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. Internet of Things (IoT). Vậy Blockchain Internet of Things (IoT) là gì? Sự giao thoa đặc biệt này sẽ tạo ra những giá trị nào cho nhân loại? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về Blockchain Internet of Things (IoT)
Để bạn hiểu rõ hơn về sự giao thoa mạnh mẽ của hai đỉnh cao công nghệ: Blockchain và Internet of Things (IoT), trước tiên, CryptoX100.com sẽ giúp bạn định nghĩa lại hai thuật ngữ này.
Sơ lược về Blockchain và Internet of Things (IoT)
Blockchain là gì?
Về cơ bản, Blockchain là một dạng của công nghệ số cái phân tán. Công nghệ này đã và đang tác động lớn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, nhất là lĩnh vực tiền mã hóa. Blockchain có khả năng ghi lại mọi cuộc giao dịch trong các mạng ngang hàng (peer-to-peer networks) một cách công khai hoặc riêng tư. Từ đó, người dùng mạng sẽ được tự do truy cập vào các bản ghi nhưng không có quyền thay đổi chúng.
Internet of Things (IoT) là gì?
Internet of Things (IoT) được hiểu là một hệ sinh thái cho phép các thiết bị kỹ thuật số: kết nối, tương tác và truyền tải dữ liệu trong thời gian thực. Quy trình này được diễn ra mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người.
Hiện tại, công nghệ Internet of Things (IoT) đang từng bước cải tiến và phát triển mạnh mẽ. Công nghệ này đã tạo ra sức công phá thúc đẩy sự phát triển của thị trường toàn cầu. Theo dự đoán của các chuyên gia, sẽ có khoảng 75,44 tỷ thiết bị kết nối Internet of Things (IoT) trên toàn thế giới vào năm 2025.
Vậy Blockchain Internet of Things (IoT) là gì?
Blockchain Internet of Things (IoT) là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai công nghệ mạnh mẽ nhất trong kỷ nguyên 4.0: Blockchain và Internet of Things (IoT).
Trên thực tế, cả hai công nghệ này được ví như những “mảnh ghép” không hoàn hảo. Và khi kết hợp với nhau, chúng sẽ bù trừ những khiếm khuyết để tạo nên một “bức tranh” hoàn thiện.
Vì sao công nghệ Blockchain phải kết hợp với Internet of Things (IoT)?
Hệ sinh thái Internet of Things (IoT) đang gặp phải một số hạn chế nhất định. Thông qua việc sử dụng các cảm biến, thiết bị và cơ sở hạ tầng tiên tiến, Internet of Things (IoT) đã làm thay đổi phương thức hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp phải đối mặt với một thách thức lớn về khả năng bảo mật thông tin ở các cấp của hệ sinh thái IoT.
Mỗi năm, thiết bị kết nối IoT ngày càng tăng khiến cho quá trình bảo mật trở nên phức tạp. Thế nên, sự xuất hiện của Blockchain như “vị cứu tính” giúp hệ sinh thái IoT chống lại các vi phạm bảo mật.
Tạo nên sự kết hợp hoàn hảo
Công nghệ sổ cái phân tán Blockchain kết hợp với hệ sinh thái IoT để thực hiện các giao dịch giữa máy và máy (Machine to Machine). Để tạo ra sự kết hợp này, Blockchain đã sử dụng các giao dịch được ghi lại trong cơ sở dữ liệu và xác thực bởi nhiều nguồn. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được nhập vào một sổ cái chung được phân phối trên mọi nodes.
Blockchain Internet of Things (IoT) mang lại nhiều khả năng vượt trội. Công nghệ này giúp tự động hóa quy trình hoạt động của các thiết bị thông minh mà không cần qua trung gian. Bên cạnh đó, Blockchain Internet of Things (IoT) còn có khả năng theo dõi quá trình tương tác giữa các thiết bị.
Lợi ích của Blockchain Internet of Things (IoT)
Tiết kiệm chi phí
Doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu thông qua các thiết bị biên trong hệ sinh thái khi IoT khi ứng dụng công nghệ Blockchain. Tính năng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo trì và truyền tải dữ liệu.
Quản lý dữ liệu hiệu quả
Blockchain Internet of Things (IoT) không sử dụng kho lưu trữ dữ liệu tập trung. Đồng thời, sổ cái cũng rất khó bị tin tặc tấn công. Nhờ đó, quy trình quản lý dữ liệu sẽ được giảm thiểu rủi ro đáng kể.
Ngoài ra, Blockchain Internet of Things (IoT) còn có khả năng loại bỏ sự can thiệp của cổng IoT hoặc các thiết bị trung gian để rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu.
Khắc phục hạn chế từ mô hình cũ
Với công nghệ Blockchain, việc lưu trữ và tính toán dữ liệu được trải dài trên hàng triệu thiết bị. Vì vậy, nếu sự cố phát sinh với một mạng lưới, thiết bị hoặc máy chủ cũng không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái IoT. Đây là một hạn chế rất lớn của các mô hình truyền thống.
Các ứng dụng phổ biến của Blockchain Internet of Things (IoT)
Logistics
Blockchain giúp quy trình quản lý chuỗi cung ứng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Bằng cách loại bỏ các bên trung gian và phân cấp hệ thống, quy trình giao dịch, thanh toán cũng được diễn ra minh bạch, công khai hơn.
Blockchain tạo ra quy trình trao đổi dữ liệu và cung cấp kho lưu trữ an toàn. Từ đó, chuỗi cung ứng được diễn ra hiệu quả, hạn chế tối đa các tình trạng gian lận.
Đồng thời, IoT cho phép các thiết bị chia sẻ thông tin chi tiết theo thời gian thực. Tính năng này người dùng có thể theo dõi tiến trình vận chuyển hàng hóa một cách chính xác hơn.
Vì vậy, sự kết hợp giữa Blockchain và Internet of Things (IoT) giúp các doanh nghiệp đối phó với những khó khăn liên quan đến lĩnh vực logistics.
Fintech
Sự ra đời của Blockchain Internet of Things (IoT) là tiền đề tạo nên sự “lột xác” của lĩnh vực Fintech.
Khi nói đến vai trò của Blockchain trong Fintech, công nghệ này giúp giảm thiểu thủ tục giấy tờ phức tạp, cho phép người dùng truy cập dữ liệu công khai, thực hiện giao dịch dưới dạng tiền mã hóa, xác định các vấn đề rửa tiền,…
Trong khi đó, IoT làm thay đổi mô hình vận hành của Fintech bằng cách cung cấp nhiều tính năng vượt trội. Chẳng hạn như: cá nhân hóa dịch vụ hỗ trợ, kết nối ngân hàng với máy ATM thông minh, hiển thị chi tiêu, đánh giá rủi ro liên quan đến bảo hiểm hoặc khoản vay,…
Sharing Economy (nền kinh tế chia sẻ)
Một trong những lĩnh vực khác đang hưởng lợi từ việc kết hợp giữa Blockchain và Internet of Things (IoT) là Sharing Economy (tạm dịch: nền kinh tế chia sẻ).
Doanh nghiệp có thể kết nối sản phẩm, dịch vụ của mình qua IoT, sau đó chia sẻ hoặc bán chúng cho những người đang hoạt động trong cùng mạng lưới. Quy trình giao dịch này hoàn toàn độc lập và không thông qua bất kỳ bên trung gian nào.
Smart Homes (nhà thông minh)
Hiện nay, rất nhiều đơn vị phát triển mô hình Smart Homes đang tận dụng sức mạnh của hai công nghệ hiện đại: Blockchain và Internet of Things (IoT).
Công nghệ này giúp bảo vệ dữ liệu đã được thu thập và chia sẻ từ các thiết bị thông minh, hạn chế tình trạng đột nhập không chính đáng. Bên cạnh đó, Blockchain Internet of Things (IoT) còn cho phép chủ sở hữu Smart Homes điều khiển, kích hoạt các sản phẩm nội thất, khu vực sinh hoạt tự động và từ xa.
Blockchain Internet of Things (IoT) chỉ đang hình thành và phát triển trong giai đoạn sơ khai. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người dùng, nhưng giải pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và hạn chế nhất định. Qua bài viết trên CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Blockchain Internet of Things (IoT) – giải pháp công nghệ đầy mới mẻ và giàu tiềm năng trong tương lai.
FAQs về Blockchain Internet of Things (IoT)
Blockchain và IoT kết hợp dựa trên cơ sở nào?
Công nghệ Blockchain và hệ sinh thái IoT kết hợp dựa trên 4 cơ sở cốt lõi, bao gồm: tính đồng thuận, sổ cái, mật mã học (cryptography) và smart contracts.
Các dự án Blockchain Internet of Things (IoT) phổ biến là gì?
- IOTA
- Waltonchain
- IoTex
- Ambrosus
- IoT Chain
- Atanomi
- …
Điểm hạn chế về tính bảo mật của Blockchain Internet of Things (IoT) là gì?
Blockchain Internet of Things (IoT) còn nhiều hạn chế về: quyền riêng tư, danh tính xác thực, tình trạng đánh cắp dữ liệu,… Mặc dù sự kết hợp giữa Blockchain và IoT đã tăng cường khả năng bảo mật hơn rất nhiều, nhưng không có điều gì là tuyệt đối.
Blockchain Internet of Things (IoT) có bị ảnh hưởng bởi pháp lý không?
Có! Sự kết hợp giữa Blockchain và IoT vẫn là một giải pháp khá mới mẻ. Vì vậy, để khám phá và tận dụng giải pháp này, người dùng cần phải tuân theo thủ tục pháp lý nhất định, để tránh vi phạm các điều khoản theo quy định.