Nhờ những lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại, sẽ còn rất lâu nữa lĩnh vực này mới ngừng phát triển. Trong bài viết này, CryptoX100.com sẽ giới thiệu đến bạn một dự án blockchain với nhiều tính năng độc đáo, đó là NEM (XEM). Vậy cụ thể NEM (XEM) là gì? BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. này đặc biệt như thế nào?
Tổng quan về NEM (XEM)
NEM (XEM) là gì?
NEM là một dual-layer blockchain được viết bằng Java – một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Blockchain này đại diện cho một hệ sinh thái khép kín, nơi các hệ thống như giao dịch tần suất cao, mạng xã hội và thị trường tài chính có thể được tích hợp một cách dễ dàng.
NEM là viết tắt của New Economy Movement, tạm dịch: Phong trào kinh tế mới. Nền tảng này muốn tạo ra một nền kinh tế bền vững, đảm bảo tự do tài chính và tập trung vào các giá trị như cơ hội bình đẳng và quyền tự quyết.
NEM nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều do tính linh hoạt và chiến lược kinh doanh độc đáo. Người dùng có thể dễ dàng quản lý tài sản và dữ liệu hiệu quả bằng cách sử dụng blockchain độc đáo này. Điều quan trọng, NEM được xây dựng từ đầu với nhu cầu của các doanh nghiệp lớn. Mong muốn đáp ứng các yêu cầu của thị trường này đã khiến nền tảng này có biệt danh là “Smart Asset Blockchain”.
Lịch sử ra đời của dự án NEM
Ban đầu, dự án này được lên ý tưởng bởi một người dùng trên diễn đàn Bitcointalk có nickname là UtopianFuture, anh ấy đã lấy cảm hứng từ blockchain NXT. Kế hoạch lúc đầu của blockchain NEM là tạo ra một hard fork của NXT, nhưng ý tưởng này cuối cùng đã được bác bỏ để ủng hộ một codebase hoàn toàn mới.
Sau một thời gian thảo luận, dự án đã nhận được sự ủng hộ của các nhà phát triển blockchain, Phiên bản Alpha của NEM được phát hành vào ngày 25/6/2014. Phiên bản Beta bắt đầu được khởi chạy vào ngày 20/10/2014. Cuối cùng, blockchain NEM ra mắt chính thức vào ngày 31 tháng 3 năm 2015.
Cộng đồng NEM đã phát triển một cách mạnh mẽ với hơn 15 nhà phát triển và gần 30 nhà tiếp thị. Vào cuối năm 2015, các nhà phát triển NEM đã bắt đầu làm việc với Tech Bureau trên Mijin – một dự án blockchain dựa trên mã nguồn mở NEM. Năm 2016, một số ngân hàng tại Nhật Bản đã thử nghiệm thành công Mijin, đạt được 1.500 giao dịch/giây với 2,5 triệu tài khoản ngân hàng ảo.
NEM giải quyết vấn đề gì?
NEM có thể giải quyết nhiều vấn đề hiện đang gây nhức nhối trên thị trường tiền mã hóa. Một trong những nhiệm vụ cốt lõi của nền tảng này là tăng khả năng tương tác giữa các blockchain riêng tư. Lĩnh vực blockchain tư nhân đang phát triển mạnh mẽ và các công ty đang đầu tư một số tiền khổng lồ vào công nghệ này. Tuy nhiên, các blockchain này lại hoạt động độc lập, chúng không có khả năng giao tiếp các tài sản với nhau.
Để giải quyết vấn đề này, NEM cho phép dễ dàng chuyển bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào bao gồm token, hợp đồng hoặc tệp qua lại giữa các blockchain. Ngoài ra, nền tảng cũng được thiết lập theo cách có thể gửi dữ liệu từ mạng nội bộ doanh nghiệp do tư nhân tổ chức qua blockchain công khai đến những mạng riêng của doanh nghiệp khác.
Công nghệ của nền tảng NEM
Smart Asset System
Hệ thống tài sản thông minh (Smart Asset System) là nguồn sức mạnh của blockchain NEM. Hệ thống này là một giải pháp blockchain hoàn toàn mở và có thể tùy chỉnh trong bất cứ trường hợp sử dụng nào được xây dựng dựa trên các yêu cầu APILà viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) – một phần mềm đóng vai trò làm trung gian hoặc cầu nối giữa hai ứng dụng khác nhau, cho phép chúng tương tác với nhau. đơn giản và mạnh mẽ. NEM được bảo mật và các giao dịch được xử lý bởi một mạng lưới toàn cầu của các node chạy phần mềm. Các thành phần chính trong hệ thống tài sản thông minh:
- Địa chỉ: Đây là nơi chứa coin, hợp đồng, chứng thư hoặc hồ sơ kinh doanh. Những địa chỉ này đại diện cho 1 đối tượng duy nhất và có thể cập nhật được
- Mosaics: Đây là loại tài sản cố định trên blockchain NEM, chúng đại diện cho coin/token hoặc cổ phiếu, điểm thưởng,..
- Namespaces: Tính năng này cho phép người dùng tạo 1 địa chỉ duy nhất cho doanh nghiệp và tài sản của người dùng trên NEM.
- Transactions: Người dùng có thể giao dịch, chuyển Mosaics giữa các Address cũng như cấu hình quyền sở hữu Address.
Proof-of-Importance (PoI)
NEM sử dụng một thuật toàn có tên là Proof-of-Importance (Bằng chứng tầm quan trọng) để đạt được sự đồng thuận thông qua quá trình khuyến khích sự tham gia tích cực vào mạng lưới. Điều này tạo nên một mạng lưới linh hoạt và có tính phân tán khi các node hoạt động tốt. Mỗi một node sẽ có điểm số quan trọng được xác định thông qua khả năng thu hoạch XEM – mã token của NEM.
Một số ưu điểm khác của dự án NEM
NEM sử dụng một phiên bản tùy chỉnh của thuật toán Eigentrust++ để thực hiện một “hệ thống danh tiếng” cho các node trên mạng lưới. Mỗi node sẽ theo dõi các thông tin nhận được từ các node khác như block mới, giao dịch,.., sau đó sẽ xác minh thông tin này.
Nếu các thông tin được chứng minh là hợp lệ, sự uy tín của các node cung cấp cũng sẽ tăng lên và ngược lại nếu đó là những thông tin xấu, uy tín của các node này cũng giảm theo. Sự uy tín của tất cả các node sẽ được truyền qua mạng lưới và cập nhật liên tục. Điều này cho phép tự động cân bằng cũng như loại bỏ các node xấu ra khỏi mạng lưới, giữ cho mạng lưới hoạt động trơn tru và nhanh nhất có thể.
Các tính năng nổi bật khác của NEM gồm:
- Xây dựng bộ lọc spam giúp ngăn chặn các giao dịch rác trên mạng lưới làm tắc nghẽn quá trình xử lý.
- Một hệ thống đồng bộ hóa thời gian P2PNgười với người, ý ám chỉ tính ngang hàng với nhau không ai hơn ai. Thuật ngữ này có thể kết hợp với những thuật ngữ khác ví dụ như Giao dịch P2P (giao dịch ngang hàng), P2P network (Mạng lưới ngang hàng) cho phép mạng lưới có thể duy trì nhãn thời gian mà không cần dựa vào bất kỳ máy chủ bên ngoài nào.
- Các thông điệp có thể được mã hóa trên blockchain mà không cần xâm nhập vào lĩnh vực giao dịch để thực hiện như các blockchain.
- Các địa chỉ đa chữ ký cho phép nhà phát triển xác định địa chỉ chia sẻ và kiểm soát tài sản của nhiều bên.
Ứng dụng của NEM
- Mijin: Đây là một blockchain độc đáo dành cho ngân hàng được xây dựng trên NEM. Vì là một blockchain được thiết kế riêng nên chi phí ngân hàng có thể giảm tới 90%, đồng thời giúp cho hệ thống ngân hàng an toàn hơn.
- Tài chính: Sử dụng trong lĩnh vực tài chính bao gồm: thanh toán, chứng khoán, tạo token riêng,…
- Quản lý kinh doanh: Blockchain NEM có thể được sử dụng cho kế toán tự động, KYCĐây là viết tắt của từ Know Your Customer có nghĩa là một quy định buộc các tổ chức tài chính phải biết về khách hàng của họ. Quy định này là cách để các chính phủ chống việc rửa tiền hoặc các loại tội phạm trong các giao dịch chuyển tiền., tích điểm thưởng, vận chuyển, kiểm tra và quản lý chuỗi cung ứng.
- Lưu trữ: Blockchain này cũng có các trường hợp sử dụng trong việc lưu trữ hồ sơ an toàn như tin nhắn được mã hóa, chống hàng giả, xác thực,…
- Tạo DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác.: Bạn có có thể tạo ra một DAO thông qua NEM với khả năng bảo mật cao, tính năng voting và có thể được sử dụng để huy động vốn, mở bán ICO.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án NEM
Đội ngũ phát triển
Dự án NEM có đội ngũ phát triển tương đối chất lượng và giàu kinh nghiệm gồm 24 thành viên. Trong đó, Lei Wong là người sáng lập dự án. Ngoài ra, anh còn nắm giữ nhiều chức vụ khác như: Người sáng lập công ty Dragon fly Fintech Pte Ltd, Name Bizsurf (M) Sdn Bhd,….
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể kể tới một vài cái tên đáng chú ý trong đội ngũ phát triển của NEM như:
- Jeff McDonald: Cố vấn dự án
- Ronel Li: Thư ký dự án
- Ken Chan: Quản lý dự án
- Kristof Van de Reck: Chủ tịch dự án
- Stephen Chia: Ủy viên hội đồng của dự án
- Jason Lee: Giám đốc đối tác của dự án
Nhà đầu tư và đối tác
Các công ty và hiệp hội đang hỗ trợ tích cực cho dự án NEM cũng như là đối tác chính thức gồm: Tech Bureau, Dragonfly Fintech, Atraura Blockchain, Zeus ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần)., RapidQube, Asta Solutions, Blockchain Global, Kchain, He3Labs,..
Lộ trình phát triển dự án NEM
Hiện tại, dự án NEM vẫn chưa công bố chính thức lộ trình phát triển trên website của mình.
Tìm hiểu về token XEM
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. XEM là gì?
XEM là đồng coin cơ sở của blockchain NEM. Token này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định nền kinh tế trong nền tảng NEM cũng như tính bảo mật của mạng. Một số vai trò chính của XEM như sau:
Phí giao dịch: Thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới blockchain NEM
NodeLà một nút mạng tức là một phần mềm chạy trên một máy tính tham gia vào mạng lưới với các máy tính khác cũng chạy cùng phần mềm đó trên mạng ngang hàng. Trên mạng ngang hàng thì mỗi một node (nút) được coi ngang hàng với nhau. Rewards: Phần thưởng cho các node để đảm bảo cho các hoạt động trong nền tảng được diễn ra một cách ổn định và bảo mật.
Một số thông tin cơ bản về token XEM
- Tên: NEM coin
- Ký hiệu: XEM.
- Blockchain: NEM
- Loại: CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng..
- Tiêu chuẩn: N/A
- Tổng cung: 8.999.999.999 XEM
- Cung lưu thông: 8.999.999.999 XEM
Tỷ lệ phân bổ và lịch trả XEM
Hiện tại, chưa có thông tin về tỷ lệ phân bổ cũng như lịch trả XEM.
Lưu trữ token XEM ở đâu?
NEM đã phát triển ví riêng của mình có tên là NEM Wallet. Ví hoạt động trên cả máy tính (Windows, MacOS, Linux) lẫn điện thoại (Android, iOS).
Hoặc nếu bạn là người thường xuyên giao dịch có thể lưu trữ XEM tại các sàn giao dịch uy tín và có hỗ trợ.
Có thể mua XEM ở sàn giao dịch nào?
Hiện tại, bạn có thể mua token XEM trên các sàn giao dịch như: HitBTC, Upbit, GokuMarket, Gate.io, Binance, Huobi Global,…
Mặc dù xuất hiện từ khá sớm, blockchain NEM đến nay vẫn đang mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được những thông tin cơ bản về token NEM và đồng XEM để có quyết định đầu tư hiệu quả nhé!
FAQs về NEM
Đối thủ cạnh tranh của NEM là những blockchain nào?
Phí giao dịch trên blockchain NEM là bao nhiêu?
NEM tính phí giao dịch là 0,01% cho hoạt động chuyển tài sản trên blockchain công khai của mình.
Blockchain NEM có bảo mật không?
Các tính năng bảo mật được tích hợp trong blockchain NEM bao gồm tính bất biến, phân quyền và minh bạch của hồ sơ. NEM sử dụng thuật toán Eigentrust ++ và một node công khai để tăng cường cơ sở hạ tầng của mình. Blockchain này cũng sử dụng các quy tắc multisig để xác thực hai lần cho các giao dịch trước khi thực hiện chúng.
Những dự án lớn nào đang sử dụng blockchain NEM?
Về mảng tính xác thực/độ tin cậy: Apostille, LuxTag, Copyrightbank,..
Về mảng ngân hàng/tiết kiệm/đầu tư: Bankera, Dm Coin – DarcMatter, myCoinvest, Aerotrading Ltd, Asta,..
Có thể theo dõi dự án NEM trên các kênh nào?
Bạn có thể theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất về dự án NEM tại:
- Website: https://nem.io/
- Twitter: https://twitter.com/nemofficial
- GithubVì lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cần đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực này thường sử dụng một công cụ quản lý mã nguồn là Github. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.: https://github.com/nemtech