Nhân tố tạo nên sự thành công của ICO không chỉ dừng lại ở những đồng crypto mà còn đến từ nguồn tài nguyên do nhà phát triển cung cấp trong WhitepaperMột bản mô tả ý tưởng hay dự án được soạn thảo hết sức trang trọng và mang tính hàn lâm. Whitepaper đề cập trong đó lý thuyết và ứng dụng thực tế của các đồng tiền mã hóa, cũng như những khía cạnh về kỹ thuật.. Trước khi phát hành một loại tiền mã hóa nào ra thị trường, đội ngũ phát triển dự án cần phải xuất bản Whitepaper. Vậy Whitepaper là gì? Tại sao Whitepaper lại đóng vai trò quan trọng trong các dự án ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering).?
Giới thiệu tổng quan về Whitepaper
Whitepaper là gì?
Whitepaper (tạm dịch: Sách trắng) là một thuật ngữ khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Thuật ngữ này dùng để chỉ một tài liệu chứa thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ.
Thông thường, Whitepaper được xuất bản bởi một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Nhiệm vụ của Whitepaper là quảng bá hoặc làm nổi bật các tính năng, lợi ích, giải pháp của sản phẩm/dịch vụ mà công ty/tổ chức cung cấp.
Ngoài ra, Whitepaper còn là phương thức trình bày chính sách, luật pháp của chính phủ để đánh giá phản ứng của công chúng. Có thể nói, Whitepaper đóng vai trò như một phương tiện marketing hữu ích. Chúng có khả năng cung cấp kiến thức, thông tin cho người dùng khi họ quan tâm đến một vấn đề cụ thể.
Whitepaper trong lĩnh vực tiền mã hóa
Trong lĩnh vực Crypto, Whitepaper thường xuất hiện trong các dự án ICO (Initial CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. Offering – phát hành coin lần đầu). Whitepaper được xuất bản bởi một công ty hoặc một nhóm nhà phát triển. Từ những thông tin mà Whitepaper cung cấp, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về dự án và tiềm năng của các đồng coin. Qua đó, họ sẽ dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định đầu tư.
Whitepaper đóng vai trò là một bản thảo mô tả chi tiết về các dự án ICO. Vì vậy, để thu hút các nhà đầu tư, trong mỗi dự án ICO đều có sự hiện diện của Whitepaper. Nếu một dự án ICO không có Whitepaper, bạn cần đặt ra nghi vấn về độ uy tín của dự án đó.
Whitepaper trong các dự án ICO có nội dung như thế nào?
Như đã chia sẻ, Whitepaper cung cấp những thông tin chi tiết về dự án ICO. Chúng đóng vai trò như một “sứ giả” truyền tin đến các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa.
Để thật sự thuyết phục các nhà đầu tư, Whitepaper cần đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Đồng thời, người xuất bản Whitepaper cũng cần có đầy đủ kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: marketing, kinh tế, công nghệ Blockchain, thị trường tiền mã hóa.
Một số thông tin cần thiết trong Whitepaper của một dự án ICO:
- Thực trạng của thị trường tiền mã hóa hiện tại.
- Giải pháp hữu ích để khắc phục những hạn chế.
- Giới thiệu về dự án: định nghĩa, lý do hình thành, cơ chế hoạt động, lộ trình phát triển, cơ hội và tiềm năng thăng tiến, đội ngũ phát triển,…
- Phương thức hoạt động của token và trường hợp sử dụng.
- Thời gian phát triển và khởi động dự án.
- Thông tin về token: số lượng, vai trò, phân bổ, giá thành, giới hạn trên thị trường, giai đoạn mở bán, phương thức thanh toán, chiến lược phát hành,…
- Những lợi ích khi sở hữu token.
- Các vấn đề về pháp lý và chiến lược phát triển dự án.
Lưu ý: Những thông tin trên có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm và mục tiêu dự án. Trên thực tế, những thông tin này thường dễ dàng sửa đổi dựa trên chiến lược của đội ngũ phát triển hoặc nhu cầu của thị trường.
Vai trò của Whitepaper đối với các dự án ICO
Đối với nhà phát hành
Công cụ truyền tải thông điệp
Trong một dự án ICO, Whitepaper đóng vai trò như một “cầu nối” giữa nhà phát triển với người đầu tư. Chủ các dự án có thể thông qua Whitepaper để truyền tải nội dung, thông điệp đến người dùng. Nội dung càng cụ thể, lý luận càng logic, sắc bén, dự án càng có khả năng thuyết phục cao.
Có thể nói, Whitepaper giống như “người đại diện” của dự án trước công chúng. Người đại diện càng tự tin, nói năng lưu loát, người dùng càng tin cậy và ủng hộ hơn. Whitepaper được xem là nhân tố hàng đầu kích thích khả năng đầu tư của người dùng trong cộng đồng crypto.
Kêu gọi vốn đầu tư
Whitepaper đóng vai trò như một bản phác thảo trước khi dự án chính thức khởi động. Vì vậy, đây chính là “phát súng” đầu tiên thúc đẩy quyết định “rót vốn” của nhà đầu tư. Trước đây, khi các dự án ICO thịnh hành, Whitepaper được xem là “công cụ” gọi vốn hiệu quả.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khả năng gọi vốn của Whitepaper không còn mạnh mẽ như trước. Đơn giản vì chúng thực chất cũng chỉ là “lý thuyết suông”.
Giấc mơ có thể dễ dàng vẽ lên giấy nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, thay vì chỉ nhìn vào các Whitepaper, nhà đầu tư ngày nay sẽ tìm hiểu về đội ngũ phát triển dự án hoặc kết quả thực tiễn mà dự án mang lại.
Đối với nhà đầu tư
Tiết kiệm thời gian
Whitepaper cung cấp thông tin chuẩn xác, cụ thể nên các nhà đầu tư không cần tham khảo quá nhiều nguồn tài liệu khác. Ưu điểm của Whitepaper là cung cấp nguồn thông tin cô đọng, súc tích. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thu tin, rút ngắn thời hạn quyết định đầu tư.
Dễ dàng nhận thấy tiềm năng
Whitepaper giúp nhà đầu tư nằm bắt được cốt lõi và chiến lược phát triển của dự án. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể phân tích được tiềm năng, lợi ích cũng như giá trị thật sự của đồng token mà mình đang nghiên cứu. Chẳng hạn như: khả năng khắc phục lỗ hổng thị trường, khả năng bảo mật, khả năng tăng trưởng,…
Tăng kiến thức về crypto
Nếu dành thời gian tìm hiểu về các Whitepaper ICO, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích. Sau khi tham khảo nhiều tài liệu Whitepaper khác nhau, bạn có thể đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn cho riêng mình. Thậm chí, bạn còn phát hiện được các điểm hạn chế, thiếu độc đáo của một số dự án.
Thực tế, không phải dự án ICO nào cũng giàu tiềm năng và chất lượng. Có rất nhiều dự án chỉ đơn thuần là fork ra từ các dự án lớn, như: AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer. fork từ UniSwap, Lending fork từ MakerDAO, Aave hoặc Compound,…
Vì vậy, khi tham khảo nhiều Whitepaper, lượng kiến thức về crypto của bạn sẽ được củng cố. Đây cũng là một phương thức hữu ích giúp cho việc đầu tư của bạn sẽ hiệu quả hơn.
Các yếu tố tạo nên chất lượng cho Whitepaper
Độ dài
Xét về độ dài, một Whitepaper chất lượng không nên dài dưới 6 trang. Ngoài ra, để đảm bảo tính trực quan, Whitepaper cần có hình ảnh minh họa, biểu đồ và tài liệu tham khảo. Đối với các dự án lớn, một Whitepaper có thể lên đến 50 trang.
Cấu trúc
Đối với cấu trúc, Whitepaper cần đảm bảo các nhân tố, như: trang tiêu đề, mục lục, bản tóm tắt, phần giới thiệu, hướng dẫn, giả thuyết về một giải pháp, ví dụ về một số công ty đã áp dụng giải pháp và gặt hái được thành quả, cuối cùng là kết luận.
Mật độ
Mật độ chuẩn xác của Whitepaper cần dày hơn sách điện tử thông thường. Trên thực tế, người đọc Whitepaper không chỉ lướt qua mà họ sẽ nghiên cứu chuyên sâu hoặc đọc nhiều lần để nắm bắt thông tin chính xác.
Định dạng
Định dạng chuẩn của một Whitepaper chất lượng là: PDF theo hướng dọc (8,5” x 11”).
Bút pháp
Whitepaper được xem là “bộ mặt” của toàn bộ dự án và đội ngũ phát triển. Vì vậy, người xuất bản Whitepaper cần sử dụng bút pháp chuyên nghiệp, bài bản, trang trọng và biên tập kỹ lưỡng. Nếu được, nhà phát triển nên thuê một đội ngũ thiết kế đồ họa để thiết kế bố cục trang, phông chữ, màu sắc, hình ảnh,…, cho Whitepaper của mình trông chỉn chu hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Whitepaper và một số kiến thức xoay quanh thuật ngữ này. CryptoX100.com hy vọng bài viết trên sẽ là “hành trang” hữu ích đối với bạn trên “chặng đường” đầu tư tiền mã hóa.
FAQs về Whitepaper
Điểm khác nhau giữa Whitepaper và Marketing Materials (tài liệu tiếp thị)?
So với Marketing Materials (tài liệu tiếp thị), Whitepaper có nội dung thực tế và thuyết phục hơn. Whitepaper thường đề cập chuyên sâu về một phương pháp tiếp cận hoặc cách thức khắc phục vấn đề mà người dùng thường gặp phải. Bên cạnh đó, Whitepaper cũng dài hơn Marketing Materials và được viết theo phong cách hàn lâm hơn.
ICO Whitepaper có mẫu sẵn không?
Tất nhiên là có! Hiện tại, trên Internet có rất nhiều mẫu Whitepaper được thiết kế sẵn. Tuy nhiên, những mẫu Whitepaper này trông khá nhàm chán và mang tính đại trà. Vì vậy, nếu nghiêm túc phát triển tiền mã hóa, bạn nên đầu tư một sản phẩm Whitepaper chất lượng, độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.
Whitepaper nào nổi tiếng trong lĩnh vực tiền mã hóa?
Những Whitepaper chất lượng nhất thuộc về các dự án ICO của:
- Ethereum với khả năng gọi vốn lên đến 15,5 triệu USD.
- Quoine với khả năng gọi vốn lên đến 105 triệu USD.
- DigixDAO với khả năng gọi vốn lên đến 5,5 triệu USD.
Thông tin về đội ngũ phát hành có quan trọng trong Whitepaper không?
Chắc chắn là có! Những người đứng sau dự án là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của dự án. Trên thực tế, đội ngũ phát hành chính là điều mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, nhất là về: kinh nghiệm, chuyên môn, các dự án đã từng tham gia,…