Web 3.0 là gì? Phiên bản nâng cấp lần này mang đến những trải nghiệm nào cho người dùng internet? Liệu đây có phải là cột mốc đánh dấu một kỷ nguyên công nghệ mới không? Đừng vội thoát trang nhé! Hãy CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về Web 3.0 ngay sau đây!
Giới thiệu chung về Web 3.0 là gì?
Khái niệm về web
Web là gì?
Muốn hiểu thế nào là web 3.0, trước hết ta cần làm rõ định nghĩa web là gì cũng như các phiên bản thế hệ trước đó.
Web (Website) là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ những thông tin người dùng có thể truy cập được thông qua mạng lưới internet (internet được hiểu là hạ tầng lưu trữ tập hợp thông tin của các web).
Web 1.0 là gì?
Phiên bản đầu tiên của web là web 1.0, xuất hiện vào năm 1989. Tuy nhiên, thời điểm này web 1.0 chỉ là một giao diện gồm nhiều dòng chữ dán đường dẫn sang các bài viết khác. Chưa có sự xuất hiện của hình ảnh, video ở phiên bản web 1.0. Vì thế, giai đoạn này web 1.0 chỉ có chức năng truyền tải thông tin và người dùng sẽ đóng vai trò là người tiêu thụ (consumer).
Web 2.0 là gì?
Phiên bản tiếp theo của web 1.0 chính là web 2.0. Đây cũng là phiên bản đang được sử dụng hiện nay. Các công cụ phát triển web như Javascript, CSS,…xuất hiện đã góp phần cải thiện chất lượng của web. Đây cũng được cho là bước đệm của sự hình thành của các tập công nghệ hàng đầu ngày nay như Facebook, Youtube, Google, Wikipedia,…Ở phiên bản này, người dùng được kết nối và tương tác với nhau nhiều hơn. Vì thế, giai đoạn này web 2.0 đã có chức năng chuyển giao thông tin và người dùng sẽ đóng vai trò là người sáng tạo (creator).
Web 3.0 là gì?
Thế nhưng, càng về sau quá trình hoạt động của web 2.0 lại đi ngược so với mục tiêu ban đầu đề ra khi quyền riêng tư và thông tin mật bị các tập đoàn lớn kiểm soát. Đứng trước tình hình này, thế giới cần có một sự đổi mới về công nghệ và web 3.0 là giải pháp mọi người hướng đến.
Web 3.0 là phiên bản tối tân nhất sẽ được ra mắt để giải quyết các vấn đề web 2.0 đặt ra. Tại phiên bản này, thông tin sẽ do chính người dùng sở hữu mà không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào bởi một bên thứ ba. Vì thế, giai đoạn này web 3.0 có chức năng như một mạng lưới phi tập trung và người dùng sẽ là những chủ sở hữu thực thự (owner).
Sợi dây liên kết giữa web phi tập trung và mạng lưới token hóa
Blockchain chính là chất xúc tác để thế hệ web 3.0 ra đời và phát triển trên mạng lưới internet. Đây là một công nghệ giúp lưu trữ, sắp xếp và quản lý thông tin một cách phi tập trung. Nghĩa là, sẽ không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có quyền xâm phạm thông tin của người dùng. Không những vậy, người dùng có thể trao đổi dữ liệu ngang hàng (P2PNgười với người, ý ám chỉ tính ngang hàng với nhau không ai hơn ai. Thuật ngữ này có thể kết hợp với những thuật ngữ khác ví dụ như Giao dịch P2P (giao dịch ngang hàng), P2P network (Mạng lưới ngang hàng) – peer to peer). Những website áp dụng công nghệ này sẽ gọi là web 3.0 phi tập trung.
Chính sự xuất hiện của web 3.0 phi tập trung này đã kéo theo sự ra đời của token và coin hay nói cách khác, chính là mạng lưới token hóa (tokenized network). Thuật ngữ “mạng lưới token hóa” dùng để chỉ những nền tảng, dự án phát triển đồng tiền mã hóa của riêng mình. Và tất cả các giao dịch được thực hiện trong mạng lưới này sẽ được bảo mật trong toàn bộ vòng đời của blockchain.
Ưu điểm và nhược điểm của web 3.0
Ưu điểm
Tính phi tập trung
Web 3.0 cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngang hàng mà thông không qua bên thứ ba. Điều này sẽ giúp mọi giao dịch được diễn ra nhanh chóng và không phụ thuộc vào một nền tảng trung gian như Facebook, Amazon, Paypal,…
Tính bảo mật thông tin
Chính vì không có sự can thiệp từ bên ngoài, các thông tin giao dịch đều được đảm bảo an toàn. Người dùng sẽ không lo sợ về bài toán “đánh cắp dữ liệu” người dùng như nền web 2.0 đang gặp phải.
Tính lưu trữ dữ liệu
Web 3.0 sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ dữ liệu. Vì thế, ngày nào internet còn hoạt động, ngày đó dữ liệu người dùng vẫn còn được lưu trữ trên web 3.0. Mọi thông tin dữ liệu sẽ không được chỉnh sửa, thay đổi hay xóa đi.
Tính ổn định
Web 3.0 sẽ không có máy chủ cố định. Chính vì vậy, người dùng có thể truy cập bất kể khi nào họ muốn. Nghĩa là, tất cả các chương trình trên web 3.0 sẽ luôn hoạt động 24/7. Bạn sẽ không phải lo về vấn đề ngắt kết nối với máy chủ làm gián đoạn trải nghiệm của mình.
Nhược điểm
Tốc độ chậm
Chính vì nguồn dữ liệu khổng lồ và cùng lúc có thể xử lý hàng tỷ giao dịch, web 3.0 sẽ gặp nhiều hạn chế về vấn đề tốc độ. Nguyên nhân một phần cũng đến từ việc trên web 3.0 sẽ tồn tại các trình xác thực và các trình này cần một lượng dữ liệu khổng lồ để hoạt động. Từ đó, tốc độ của web cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đối tượng hạn chế
Trong giai đoạn mọi người đã và đang quen với web 2.0, sẽ là một thách thức lớn nếu như cuộc cách mạng công nghệ mới diễn ra. Đặc biệt, web 3.0 còn mang nặng xu hướng tiền mã hóa. Chính vì thế, người dùng sẽ phải mất rất lâu để học lại từ đầu.
Dữ thiệu “rác”
Không thể chỉnh sửa hay xóa dữ liệu vừa là một ưu điểm nhưng cũng vừa là một nhược điểm của web 3.0. Chính vì dữ liệu sẽ được lưu trữ trọn vòng đời, các dữ liệu rác sẽ không được “phân hủy” hay “tái chế”. Thế nên, việc tồn đọng dung lượng khổng lồ một cách không cần thiết là điều không thể tránh khỏi.
Khả năng mở rộng
So với mạng lưới tập trung, web 3.0 sẽ gặp một số khó khăn trong việc mở rộng. Từ đó, hệ thống dễ dẫn đến tắc nghẽn khi số giao dịch cần được xử lý lên đến con số quá tải. Đây cũng là một trong các vấn đề nan giải trong việc áp dụng web 3.0 vào đời sống thực tiễn ngày nay.
Chi phí khổng lồ
Cuộc chạy đua công nghệ luôn là một trong những cuộc chạy đua đắt đỏ và tốn kém nhất từ trước đến nay. Chi phí ước tính để hiện thực hóa web 3.0 lên đến con số không tưởng vì phí gas hiện nay vô cùng đắt cũng như việc thiết kế code vào dApp (Decentralized Application – ứng dụng phi tập trung) là rất tốn kém.
Top 5 dự án Web 3.0 tiềm năng trên thị trường hiện nay
Heli (HNT)
Vị trí đầu tiên gọi tên Helium. Đây là một mạng lưới phân quyền sử dụng công nghệ blockchain dành cho các thiết bị IoT kết nối với mạng lưới quốc tế gồm nhiều điểm phát sóng không dây năng lượng thấp. Mục đích của dự án nhằm ứng dụng công nghệ blockchain trong việc truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến. Helium sử dụng thuật toán đồng thuận PoSGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),… cho các vùng phủ sóng, để đảm bảo rằng các điểm phát không dây đều hợp pháp.
Flux (FLUX)
Flux la một trong các dự án web 3.0 tiềm năng nhảy vọt hiện nay trên thị trường. Giao thức này có nhiệm vụ cung cấp nền tảng cho các nhà phát triển xây dựng phiên bản web mới. Sỡ dĩ đây là một dự án tiềm năng bởi vì nhờ có sự trợ giúp của Flux, người dùng có thể dễ dàng phát triển các ứng dụng web 3.0 cũng như các dự án phi tập trung, sau đó tiếp tục triển khai trên nhiều mạng lưới khác nhau. Đặc biệt hơn, dự án còn nhận được sự trợ giúp từ FluxOS – một hệ điều hành phi tập trung được thiết kế dành riêng cho người dùng. FluxOS cũng cung cấp blockchain-as-a-service (BaaS) giống như SaaS.
Filecoin (FIL)
Filecoin được xem là tủ hồ sơ lưu trữ của web 3.0. Đây là một mạng lưới lưu trữ phi tập trung, hoạt động như một giải pháp thay thế hữu hiệu cho lưu trữ đám mây tập trung và một cách gia tăng thu nhập thụ động. Người dùng có thể sử dụng Filecoin để lưu trữ hầu hết mọi loại dữ liệu, thông tin từ văn bản, tệp âm thanh, hình ảnh cho đến video. Không chỉ vậy, Filecoin còn tự tin tuyên bố là đủ an toàn và bảo mật để lưu trữ nhiều dữ liệu mật, thông tin nhạy cảm hơn như hồ sơ bệnh nhân, quân sự, quốc phòng hay thông tin công ty tư nhân.
Polkadot (DOT)
Polkadot được nhiều người biết đến là một trong những loại tiền mã hóa phổ biến nhất trên thị trường crypto, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng biết rằng đây thực sự là một dự án web 3.0. Mạng lưới được thiết kế để gia tăng khả năng mở rộng và so với kỳ phùng địch thủ là Ethereum. Polkadot được xếp hạng cao hơn ở hạng mục mức phí và tốc độ giao dịch. Vị thế của đồng coin DOT cũng như tầm ảnh hưởng của dự án ngày càng cao trong lĩnh vực internet phi tập trung.
Kusama (KSM)
Vị trí cuối cùng thuộc về Kusama. TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. KSM đã được hình thành và tới thời điểm hiện tại, KSM như một minh chứng cho sự thành công của parachains. Các nhà phát triển có thể sử dụng đồng coin này để giải quyết các bài toán nan giải khác nhau liên quan đến dự án của họ. Tương tự như DOT, các nhà đầu tư sẽ cạnh tranh nhau để có được một vị trí trên mạng lưới Kusama thông qua các đợt đấu giá parachain. Một số chuyên gia xem Kusama là một khoản đầu tư ngắn hạn có thể đem đến lợi nhuận vì mạng lưới lâu đời hơn và mạnh mẽ.
Top 3 đồng coin Web 3.0 tiềm năng trên thị trường hiện nay
Near Protocol (NEAR)
Near Protocol được biết đến là một ứng dụng phi tập trung (dApp) có chức năng như một nền tảng điện toán đám mây do người dùng toàn quyền kiểm soát. Token NEAR là một trong các coin web 3.0 phổ biến hiện nay. NEAR được sử dụng như một phương tiện thanh toán cũng như lưu trữ trong nền tảng. Tuy là hệ sinh thái mới nhưng Near Protocol lại có tốc độ phát triển vượt bậc khiến cho các coin khác cũng phải dè chừng.
Mục đích chính của Near là lưu trữ dữ liệu phi tập trung, từ đó cho phép chuyển đổi dữ liệu một cách dễ dàng giữa các ứng dụng với nhau. Hiểu đơn giản, tốc độ trao đổi dữ liệu giữa các coin trên hệ sinh thái Near sẽ được cải thiện đáng kể. Giao thức này vô cùng thân thiện với người dùng và cae người phát triển. Near hiện cũng đang là đối thủ cạnh tranh của Ethereum trên thị trường cryrpto hiện nay.
BitTorent (BTT)
BitTorrent có thể xem là mạng phân tán lớn nhất nhìn thế giới hiện với hơn 200 ví đang hoạt động cùng hơn 2 tỷ người dùng. Công ty BitTorrent có trụ sở tại San Francisco. Đây cũng là công ty đứng sau giao thức truyền thông P2P phi tập trung khủng nhất trong việc phân phối dữ liệu và các tệp lớn qua Internet
BTT là một mã thông báo tiện ích theo tiêu chuẩn TRC-10 dựa trên công nghệ blockchain cung cấp các tính năng cho ứng dụng và giao thức phi tập trung thịnh hành nhất trên thế giới.
Radicle Network (RAD)
Radicle là một mạng cộng tác mã DeFi được xây dựng trên các giao thức mở, hỗ trợ các nhà phát triển cộng tác trên mã mà không cần dựa vào bất kỳ bên trung gian nào. Dự án cung cấp giải pháp tương tự cho các nền tảng cộng tác mã tập trung nhưng giữ nguyên đặc tính ngang hàng của Git.
RAD là token gốc của dự án Radicle Network. Có thể nói, Radicle là một mạng lưới mã nguồn mở, do cộng đồng làm chủ và tự duy trì để cộng tác phần mềm.
Lời kết
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 như hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và thậm chí tham gia vào lĩnh vực crypto. Tuy nhiên, đầu tư tài chính nói chung cũng như đồng crypto nói riêng vẫn luôn là một cuộc đầu tư mạo hiểm bởi những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, CryptoX100.com hy vọng bài viết về web 3.0 có thể mang đến những giá trị thiết thực về mặt kiến thức cho quý bạn đọc cũng như những thông tin hữu ích để các bạn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định của mình. Hẹn gặp lại bạn ở chủ đề kế tiếp!
Những câu hỏi thường gặp
Semantic web là gì?
Semantic là ngữ nghĩa. Semantic web có thể tạm hiểu là các web sử dụng trí thông minh nhân tạo để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, kết nối với các thông tin, dữ liệu có trên internet một cách nhanh chóng. Ví dụ: Google giúp bạn tìm kiếm được thông tin tra cứu, Facebook “đọc được” suy nghĩ của người dùng khi hiện các quảng cáo liên quan đến nhu cầu hiện có,…
Hiện nay có những dự án web 3.0 nào nổi bật?
Một số dự án web 3.0 nổi bật nhất hiện nay như Arweave (AR), Live Peer (LPT), Filecoin (FIL), The Graph (GRT), Helium (HNT),…
Web 3.0 chủ yếu sẽ ứng dụng những công nghệ nào?
Dự kiến hai công nghệ nổi bật của web 3.0 sẽ là công nghệ trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ blockchain.
Tổ chức nào đứng sau web 3.0?
Web 3.0 Foundation được xem là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xây dựng và phát triển web 3.0 thông qua các nền tảng phi tập trung để ứng dụng web 3.0 vào đời sống sớm nhất có thể.