Trong bất kỳ mảng đầu tư, từ hình thức truyền thống cho đến thị trường crypto, Venture Capital (VC) được xem là yếu tố không thể thiếu. Vậy Venture Capital (VC) là gì? Liệu Venture Capital trong crypto có gì khác với thị trường truyền thống? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về Venture Capital (VC) ngay dưới đây!
Đôi nét về Venture Capital (VC)
Venture Capital (VC) là gì?
Venture Capital (VC) được biết đến là quỹ đầu tư mạo hiểm, rót vốn cho những dự án mới thành lập. Sự có mặt của Venture Capital đến từ nhu cầu gọi vốn từ các dự án nhỏ, không có khả năng gọi vốn trên thị trường hoặc vay nợ ngân hàng.
Về cơ bản, Venture Capital là một trong các hình thức của đầu tư vốn tư nhân (Private Equity). Đây là chiến thuật đầu tư vốn vào các công ty tư nhân có tiềm năng phát triển, mục tiêu là tăng giá trị doanh nghiệp thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động.
Đặc điểm của Venture Capital
Phần lớn các công ty được đầu tư mạo hiểm thường có chiều dài hoạt động ngắn, chưa gây được tiếng vang hoặc quy mô nhỏ. Đồng thời, các đơn vị này cũng không đủ điều kiện để vay ngân hàng. Vì thế, để cân bằng rủi ro, nhà đầu tư sẽ cố gắng can thiệp vào hoạt động của công ty và có những quyền hạn nhất định. Thậm chí, một số traders thông minh còn yêu cầu được sở hữu số lượng lớn cổ phần để dễ dàng kiểm soát tình hình.
Đối với thị trường Crypto, Venture Capital không phải là thuật ngữ quá mới lạ. Bởi vì, bản thân thị trường này đã mang tính mạo hiểm rất nhiều so với thị trường truyền thống nên gần như tất cả các traders đều có thể gọi là Venture Capital. Một vài Venture Capital nổi tiếng trong thị trường crypto có thể kể đến như: Coinbase Ventures, Hashed, Paradigm, Delphi Digital,…
3 yếu tố cơ bản thực hiện Venture Capital
- Xác định doanh nghiệp mục tiêu.
- Tăng trưởng giá trị doanh nghiệp mục tiêu thông qua các yếu tố như: tư vấn chiến lược, quản lý tài chính, quản trị doanh nghiệp.
- Thoái vốn: Niêm yết doanh nghiệp mục tiêu trên thị trường chứng khoán hoặc IPOLà viết tắt của initial public offering, nghĩa là phát hành lần đầu đến công chúng. Đây cũng là hình thức huy động vốn từ một công ty thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu và đưa lên sàn giao dịch chứng khoán., chuyển nhượng cho đơn vị thứ 3, giải thể doanh nghiệp.
Tại Mỹ, hoạt động đầu tư mạo hiểm đang ngày một gia tăng mạnh mẽ. Hiện nay, có khoảng 100.000 công ty chuyên về lĩnh vực Venture Capital đang hoạt động.
Theo hiệp hội đầu tư mạo hiểm tại Anh, gần như 3 triệu người làm việc trong các công ty Anh đều nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Rất nhiều công ty đã không thể tồn tại nếu thiếu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư mạo hiểm, cụ thể là tiền mặt hoặc các tư vấn về quản lý cho công ty.
Rủi ro của Venture Capital trong crypto
Hoạt động đầu tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, bên cạnh nguồn lợi nhuận hấp dẫn là những rủi ro khó lường. Thực chất, quỹ đầu tư cũng chỉ là tập hợp những người có kinh nghiệm, hoạt động tối ưu hơn các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng không phải vì thế mà không tiềm ẩn rủi ro. Hai rủi ro thường gặp của các Venture Capital trong crypto là vấn đề scam và việc thua lỗ.
Vấn đề scam
ScamThuật ngữ chỉ các mánh lừa đảo. ở đây không hẳn là việc dự án ôm tiền bỏ trốn mà là không thực hiện đúng như lộ trình đặt ra ban đầu. Giả sử như sau khi gọi vốn 3 tháng sẽ có sản phẩm, 2 tháng tiếp theo KPI đạt một mốc nhất định. Tuy nhiên, dự án lại thực hiện khá chậm, không có bất kỳ bước tiến nào trong một thời gian dài.
Việc thua lỗ
Không phải deal nào cũng đều mang lại lợi nhuận cho các Venture Capital. Một số deal tưởng chừng rất ‘’ngon’’ nhưng lại gặp nhiều yếu tố khách quan dẫn đến thua lỗ. Trong một số trường hợp, các traders đầu tư không phải vì lợi nhuận mà bởi một mục đích nào đó, chẳng hạn như tạo mối quan hệ.
Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm này sẽ có những cách thức phân bổ để dù họ lỗ deal này, lợi nhuận từ các deal khác sẽ bù lại và còn có lời.
Đánh giá về Venture Capital
Những dạng đầu tư của các nhà Venture Capital
Phần lớn, các công ty đầu tư mạo hiểm thường thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, một số ít theo mô hình công ty cổ phần. Bởi vì, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ linh hoạt hơn trong việc quyết định các khoản đầu tư, trong khi những quyết định này ở công ty cổ phần phải được hội đồng quản trị hoặc cổ đông thông qua.
Nguồn vốn của các công ty mạo hiểm có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: những nhà đầu tư cá nhân ưa thích hoạt động đầu tư mạo hiểm, ngân hàng, những quỹ trợ cấp, quỹ hưu trí,…
Những dạng đầu tư của các traders Venture Capital có thể điểm qua như sau:
- Cung cấp vốn đầu tư cho doanh nghiệp trong thời gian đầu phát triển, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.
- Đầu tư cho những doanh nghiệp lâu đời đang mong muốn có những đổi mới, cải tiến hoặc đang trong giai đoạn phát triển.
- Đầu tư cho những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn trên thị trường, hứa hẹn đứng đầu ngành trong tương lai.
- Cứu vớt những doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái sắp phá sản hoặc xảy ra nhiều biến cố.
Với những kinh nghiệm và mối quan hệ của mình, nhà đầu tư Venture Capital có thể hỗ trợ các công ty này trong hoạt động kinh doanh được tốt nhất. Mục tiêu của các trader đầu tư Venture Capital là giúp công ty trở thành ‘’những chú khủng long’’ thật sự, khoản tiền đầu tư sẽ thu về lợi nhuận cao hơn.
Đối với hoạt động Venture Capital, các nhà đầu tư phải chấp nhận vòng quay vốn trung hạn và dài hạn, thường lên đến 5-7 năm. Traders có thể đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Tuy nhiên, Venture Capital thường tập trung vào những khu vực tăng trưởng nhanh của nền kinh tế như công nghệ sinh học, internet, công nghệ cao.
Chiến lược của các Venture Capital
Hầu hết, những cá nhân trong Venture Capital đều sở hữu kiến thức crypto rất vững vàng. Tuy nhiên, không tránh khỏi mỗi người sẽ có những nhận định riêng. Điều này dẫn đến cấu trúc Venture Capital cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ:
- Delphi Digital: Công ty có tầm nhìn rất tốt ở Layer 1 với các deal ‘’khủng’’ như Terra và Solana. Tuy nhiên, khi nói về Lending, Delphi thể hiện khá mờ nhạt, chưa có gì đặc sắc.
- Spartan: Dù Spartan không có vị thế ở những dự án Layer 1, nhưng họ lại tập trung vào Internet of BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. của Cosmos hay Polkadot với nhiều dự án trong 2 hệ sinh thái này.
Theo trend NFT, Play to Earn, Delphi Digital và Spartan đều sở hữu rất nhiều dự án NFT, gaming nổi bật.
Một chiến lược khác mà các Venture Capital thực hiện là phân bổ vốn. Thông thường, các quỹ sẽ chia vốn làm nhiều phần để đầu tư vào nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như chiến thuật của Not Boring Capital, đó là:
- Core: Dùng 75% tổng Fund cho các dự án chính, có thể hoàn vốn trong Bull case.
- Growth: Chiếm khoảng 20% tổng Fund. Đây là các khoản đầu tư khi dự án đi được một đoạn nên sẽ an toàn hơn với giá trần thấp hơn và giá sàn cao hơn.
- Explore: Đầu tư một khoảng nhỏ (5-10% tổng Fund) để có vị thế trong vòng gọi vốn tiếp theo hoặc tăng deal Flow. Lợi nhuận cao và rủi ro cũng cao.
Lưu ý khi lựa chọn Venture Capital
Việc kêu gọi vốn rất quan trọng, có thể tưởng tượng như chúng ta đang ‘’thuê’’ nhà đầu tư. Do đó, traders cần bình tĩnh chọn lựa, không nên vội vã. Khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, dự án cần xem xét kỹ những gì nền tảng sẽ nhận được để deal giá phù hợp. Nếu deal quá nhỏ dành cho một quỹ quá lớn thì đừng mong chờ sự tư vấn kỹ lưỡng.
Những giá trị mà Venture Capital mang đến cho dự án thường là:
- Branding, Marketing nhằm hỗ trợ cộng đồng biết về dự án.
- Technical support hỗ trợ code phụ, hoặc tham gia vào hệ sinh thái của dự án mà quỹ đã đầu tư.
- Mở rộng quan hệ trong ngành.
- Trở thành cố vấn về chiến lược phát triển, thiết kế tokenomics, mô hình dự án,… Chẳng hạn như cách mà Luke Saunders – CTO của Delphi Digital đã từng mô tả rằng: có rất nhiều kinh nghiệm trong cơ chế AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer. và họ đã hỗ trợ dự án rất nhiều trong sự thành công của THORChain.
Thông thường, các Venture Capital sẽ đưa ra những con số tối thiểu đầu tư, nhưng không nên đưa ra bằng mức tối thiểu. Venture Capital không chỉ có duy nhất deal của bạn. Vì thế, chúng ta không thể đòi hỏi VC dành thời gian cho một dự án bán một allocation quá ít so với dự án offer cao hơn gấp nhiều lần.
Các quỹ sẽ thường ‘’rải tiền’’ ở nhiều dự án. Do đó, không thể tránh khỏi việc VC đầu tư vào dự án đối thủ cùng phân khúc. Nếu không may gặp điều này, bạn nên liên hệ trực tiếp với quỹ để trao đổi về vấn đề này. Trong trường hợp không tin tưởng, VC sẽ bảo mật thông tin của mình.
Kết luận
Có thể thấy, Venture Capital là hình thức tiềm năng tại Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam sở hữu nhiều quỹ Venture Capital nổi bật như Mekong Capital, VinaCapital, IDG Ventures, Dragon Capital và được xem là thị trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư mạo hiểm.
Với những chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã phần nào có được câu trả lời của riêng mình về ‘’Venture Capital (VC) là gì?’’. Hình thức Venture Capital đang dần phổ biến và mang lại lợi nhuận lớn trên thế giới. Dù là một hình thức đầu tư đầy hứa hẹn nhưng thực tế, việc triển khai quỹ này ở Việt Nam không phải đơn giản và dễ dàng.
Do đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Đừng quên theo dõi CryptoX100.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về crypto nhé!
FAQs về Venture Capital (VC)
Venture Capital thích hợp với những đối tượng nào?
Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có thể tham gia vào Venture Capital. Đặc biệt, Venture Capital được tạo ra để hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp mới mở, quy mô vừa và nhỏ có thể mở rộng việc phát triển, kinh doanh.
Tham gia vào Venture Capital có phải ký quỹ không?
Không. Thực tế, khi tham gia vào các quỹ Venture Capital, nhà đầu tư không phải ký quỹ hoặc đặt cọc bất kỳ tài sản nào. Yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư mạo hiểm đưa ra quyết định rót vốn là kỳ vọng sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
Quá trình thoái vốn của các quỹ Venture Capital như thế nào?
Khi quỹ bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, họ vừa chịu trách nhiệm với doanh nghiệp vừa chịu áp lực với nhà đầu tư góp vốn vào quỹ. Việc thoái vốn do quỹ cần tái cấu trúc danh mục đầu tư hoặc cần tập trung đầu tư vào một ngành, lĩnh vực cụ thể. Do đó, khi đạt được kỳ vọng, chuyện thoái vốn của Venture Capital là đương nhiên.
Có những quỹ Venture Capital nào tiêu biểu trên thị trường?
- Quỹ IDG Ventures Vietnam: quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên về công nghệ tại Việt Nam, đầu tư vào công ty giải pháp phần mềm Hòa Bình, CyVee.com, VC Corporation,…
- Quỹ đầu tư Dragon Capital của Anh: Đây là nguồn quỹ lớn với nhiều kinh nghiệm nhất tại Việt Nam với 5 quỹ thành viên đang quản lý là VRIL, VGF, VDeF, VPF, VRI.