Trong quá trình giao dịch, luân chuyển các loại tiền mã hóa, như: Bitcoin, ETH, USDT, LTC hay XPR, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp cụm từ Transaction (TX) hoặc TxHash, Transaction hash. Thông thường, thuật ngữ này sẽ xuất hiện khi người dùng thực hiện các yêu cầu chuyển coin. Giao dịch tiền mã hóa đã lâu nhưng không phải ai cũng biết Transaction (TX) là gì. Vậy qua bài viết hôm nay, CryptoX100.com sẽ giúp bạn khám phá về thuật ngữ này nhé!
Giới thiệu tổng quan về Transaction (TX)
Transaction (TX) là gì?
Transaction (TX) hay Txid là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong “thế giới” cryptocurrency. Trong quá trình trao đổi, giao dịch coin, người nhận thường gửi cho người nhận một mã Transaction để kiểm tra. Vì vậy, về cơ bản, Transaction đóng vai trò như một ID giao dịch.
Transaction được định dạng như một chuỗi ký tự kết hợp với số. Chúng có khả năng xác định giao dịch trong BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. của một đồng coin bất kỳ. Theo nghĩa đơn giản hơn, Transaction còn là một dạng mã hóa giao dịch.
Thế nên, trong quá trình chuyển coin từ ví này sang ví kia, người dùng thường được cấp một hash để kiểm tra giao dịch vào và ra. Đặc biệt, người dùng không thể tự ý xóa bỏ hoặc chỉnh sửa Transaction HashCòn gọi là phép băm. Trong lĩnh vực tin học thì băm có nghĩa là một loại phương thức trích chọn đặc trưng sao cho với một đoạn văn bản nào đó thì chỉ có thể chọn ra một đoạn mã đặc trưng mà không thể nào tìm được đoạn mã giống như vậy cho một đoạn văn bản khác và ngược lại là không thể cùng một đoạn văn bản mà có thể sinh ra hai đoạn mã băm khác nhau. Phép băm này được sử dụng chính trong lĩnh vực blockchain để đảm tính xác thực của thông tin tránh giả mạo vì các thuật toán băm thường được chứng minh tính tương ứng 1-1 giữa thông điệp và mã băm. theo ý mình.
Có thể nói, Transaction chính là giải pháp hữu hiệu để xác định đơn hàng một cách an toàn. Đồng thời, hash này còn giúp người dùng khắc phục các vấn đề về bảo mật trong bất kỳ mạng lưới Blockchain nào.
Ví dụ:
- ID giao dịch của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. sẽ như thế này:
a1062db53e416d8fa109f23b7094a21e5b2645e16c5cf532fc90e4d8fbf5d48d
- ID giao dịch của Ethereum sẽ như thế này:
0xb4bc263278d3ф82a652a8d73a6bfd8ec0ba1a63923bbb4f38147fb8a943da26d
Lưu ý: Mã ID giao dịch này là duy nhất. Chúng được cấu thành từ một dải chữ cái và số, được dùng để xác định một giao dịch cụ thể trên Blockchain.
Lợi ích của Transaction (TX)
Về cơ bản, toàn bộ giao dịch trên Blockchain đều được Public sẵn. Vì vậy, khi bạn thanh toán hoặc chuyển tiền đến một địa chỉ khác, thông tin giao dịch sẽ được công bố. Lúc này, ID TxHash cũng được thiết lập.
Với ID TxHash, người dùng có thể dễ dàng theo dõi trạng thái của cuộc giao dịch mình đang thực hiện. Một số thông tin chi tiết về quy trình chuyển tiền như: địa chỉ người gửi/nhận, tổng số tiền đã gửi, thời gian giao dịch, phí giao dịch,…, sẽ được cập nhật đầy đủ.
Ưu điểm của Transaction (TX) là không chứa thông tin cá nhân. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm về các vấn đề bảo mật.
Transaction hash và IDs User hữu ích như thế nào?
Trên thực tế, Transaction hash và IDs User mang lại lợi ích về nhiều mặt. Chẳng hạn như bạn có thể chia sẻ thông tin này với nhà cung cấp để họ xác định thông tin chuyển tiền. Ngoài ra, IDs User còn được chia sẻ với người bán để xác nhận giao dịch thành công.
Cách kiểm tra Transaction (TX) hiệu quả
Bước 1: Truy cập vào đường link: https://etherscan.io/
Bước 2: Copy và paste TxHash của bạn tại mục: “Search by Address…”.
Bước 3: Click “Go”.
Hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ lịch sử giao dịch của ví và cục bộ TxHash. Để xem toàn bộ thông tin giao dịch cụ thể, bạn có thể click chuột vào TxHash.
Sau khi Txid hoặc Txhash được thực thi, bạn hãy chú ý mục “TxReceipt Status”. Nếu hệ thống hiển thị “Success”, giao dịch của bạn đã thực hiện thành công. Nghĩa là ví của người nhận đã nhận được số tiền mã hóa tương ứng. Ngược lại, nếu hệ thống hiển thị “Pending”, giao dịch của bạn vẫn đang chờ xác nhận. Điều này đồng nghĩa với việc người nhận chưa nhận được số tiền giao dịch.
Một số thuật ngữ cần chú ý
- TxHash: ID giao dịch – địa chỉ dùng để rà soát một giao dịch vụ thể trên Ethereum Blockchain.
- BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. Height: Những Block có chứa giao dịch.
- Time Stamp: Thời gian một Block được mint.
- From/To: Địa chỉ gửi hoặc nhận tiền mã hóa.
- Value: Tổng số lượng tiền mã hóa được gửi và giá trị tương thích được tính theo USD.
- Gas Limit: Tổng lượng GAS tối đa người gửi cần phải trả khi thực hiện giao dịch.
- Gas Used by Txn: Tổng lượng GAS thực tế cần thiết cho một giao dịch.
- Gas Price: Phí GAS được tính theo tiền mã hóa, thường được quyết định bởi các miners.
- Actual Tx Cost/Fee: Gas Used * Gas Cost = Phí giao dịch thực tế.
- Cumulative Gas Used: Tổng lượng GAS được dùng khi giao dịch được thực hiện trên Block.
- Tx Receipt Status: Thực trạng của giao dịch.
- Nonce: Số lượng giao dịch được gửi từ địa chỉ của người gửi.
Các trang web check Transaction (TX) hiệu quả
- Bitcoin: https://blockchain.info
- Ripple: https://xrpcharts.ripple.com/#/graph/
- USDT: http://omnichest.info/default.aspx
- Litecoin: https://chainz.cryptoid.info/ltc/
- Zcash (ZEC): https://explorer.zcha.in/
- NEO: https://neotracker.io/
- Ethereum classic (ETC): http://gastracker.io/
- Dash: https://chainz.cryptoid.info/dash/
- Bitcoin cash: https://blockchair.com/bitcoin-cash/blocks
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Transaction (TX) và cách kiểm tra TxHash. Trong quy trình thanh toán tiền mã hóa, Transaction (TX) đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp người dùng xác định chuẩn xác thông tin các cuộc giao dịch. Hy vọng bài viết là nguồn thông tin hữu ích đối với các quyết định đầu tư của bạn trong các dự án sắp tới.
Những câu hỏi thường gặp
Kiểm tra Transaction (TX) có dễ không?
Để check Transaction (TX) bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.
Transaction (TX) được dùng để làm gì?
Transaction (TX) chính là giải pháp tối ưu nhất để người mua/bán xác nhận đơn hàng. Đồng thời, đây còn là nhân tố giúp người dùng khắc phục các vấn đề về bảo mật trong mạng lưới.
Tất cả các giao dịch trên Blockchain đều có Transaction (TX) không?
Câu trả lời là “Có!”. Toàn bộ giao dịch đơn lẻ được thực hiện trê mạng lưới Blockchain đều được cấp Transaction (TX).
Transaction (TX) có cấu tạo như thế nào?
Transaction (TX) được cấu tạo bởi các ký tự bao gồm: số và chữ (chữ hoa đối với XPR).