Được biết đến như một lĩnh vực đầu tư tài chính giàu tiềm năng và có nhiều cơ hội thu lợi nhuận nhất hiện nay, crypto đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của mọi nhà đầu tư. Trong vài năm trở lại đây, thị trường crypto đóng vai trò như mảnh đất màu mỡ giúp traders làm giàu. Vậy chính xác thị trường crypto là gì? Đâu là những đặc trưng cơ bản của thị trường crypto?
Tổng quan về thị trường crypto
Thị trường crypto là gì?
Thị trường crypto hay cryptocurrency là nơi mua bán, trao đổi các loại tiền mã hóa thông các dữ liệu giao dịch Blockchain. Trong vài năm trở lại đây, thị trường crypto đã có bước phát triển vượt bậc, tạo nên sức hút mãnh liệt đối với các nhà đầu tư.
Nhiều người cho rằng crypto là tiền ảo nhưng cụm từ này không hoàn toàn chính xác với crypto. Về bản chất, tiền ảo là những giá trị không thực, điển hình như tiền nạp vào game. Trong khi đó, giá trị của crypto là thực và có thể quy đổi ra tài sản hoặc trao đổi, mua/bán.
Xét trên phương diện kỹ thuật, crypto là loại tài sản kỹ thuật số, đóng vai trò như phương tiện trung gian thực hiện quá trình trao đổi. Thị trường crypto thường vận dụng mã bảo mật để thực hiện các cuộc giao dịch an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, người dùng có thể theo dõi việc tạo ra đơn vị bổ sung hoặc xác minh chuyển giao tài khoản hiệu quả.
Đặc biệt, khi giao dịch trên thị trường crypto, danh tính người dùng sẽ không bị tiết lộ. Thế nên, thông tin người dùng sẽ không bị rò rỉ và sử dụng trái phép như các nền tảng giao dịch truyền thống khác.
Thị trường crypto hình thành như thế nào?
Cryptocurrency gắn liền với thời kỳ bùng nổ công nghệ vào thập niên 90. Những đồng crypto đầu tiên ra mắt thị trường có thể kể đến như: Flooz, Beenz, DigiCash,… Tuy nhiên, chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Sự thất bại này phần lớn xuất phát từ các vấn đề: gian lận, bảo mật, tài chính hay mâu thuẫn nội bộ.
Bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của thị trường crypto được đánh giá cao năm 2009. Vào thời điểm này, một cá nhân hoặc một nhóm lập trình ẩn danh dưới tên gọi Satoshi Nakamoto đã cho ra mắt BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. (BTC). Nhóm cho biết, đồng BTC coin hoạt động như tiền mã hóa phi tập trung. Nghĩa là BTC không chịu bất kỳ sự kiểm soát của cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào.
BTC coin vận hành dựa trên nền tảng BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. – một công nghệ hiện đại, tân tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Tại đây, các thông tin của cuộc giao dịch xảy ra trên mạng sẽ được công khai. Nhờ đó, người dùng có thể xem được số dư, lịch sử chuyển, địa chỉ ví,…, trong giao dịch.
Một số đặc trưng cơ bản của đồng crypto
Khả năng phi tập trung
Về bản chất, crypto không hoạt động trên dựa vào một máy tính hay máy chủ trung tâm. Chúng được phân phối trên một mạng lưới với sự tham gia của hàng ngàn máy tính. Đây được xem là một mạng lưới phi tập trung, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Phi vật chất
Trên thực tế, crypto là một dạng tiền mã hóa không tồn tại một thực thể vật chất. Vì vậy, người dùng không thể cầm, nắm hoặc giao dịch crypto như tiền giấy thông thường. Chúng chỉ có thể dùng để trao đổi, mua bán trực tuyến dựa trên các thiết bị hỗ trợ.
Ẩn danh
Như đã đề cập, bạn không cần cung cấp thông tin khi tham gia thị trường tiền mã hóa. Bên cạnh đó, chủ sở hữu hoặc sử dụng tiền mã hóa không chịu bất kỳ quy tắc mang tính bắt buộc nào. Vì vậy, toàn bộ thông tin cá nhân của bạn sẽ được ẩn danh và giữ kín một cách an toàn.
Tách bạch với bên thứ 3
Không có bất kỳ bên thứ 3 hay đơn vị trung gian nào quản lý crypto. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể tự kiểm soát tài sản và thông tin của mình mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, bạn được phép chủ động thực hiện các cuộc giao dịch mà không chịu sự quản lý của người khác.
Mã hóa
Đây được xem là tính chất đặc trưng và nổi bật nhất của crypto. Trong quá trình giao dịch, bạn luôn được cung cấp một mật mã đặc biệt. Nhờ đó, các đối tượng có hành vi xấu, tội phạm mạng sẽ không thể xâm nhập vào các cuộc giao dịch của bạn.
Các loại cryptocurrency phổ biến
Thị trường crypto được chia làm 2 loại chính: coin và token. Nhiều người thường nhầm tưởng token và coin giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn rạch ròi.
CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng.
Coin là đồng tiền được phát triển trên nền tảng Blockchain một cách độc lập. Vai trò của coin là giải quyết các vấn đề về: thanh toán, bảo mật, tài chính, phát triển ứng dụng,…, của mạng lưới Blockchain. Hai loại coin phổ biến nhất hiện nay là: Bitcoin và AltcoinThuật ngữ này có nghĩa nói đến các loại coin khác. Ban đầu chỉ có Bitcoin cho đến khi có nhiều coin khác thì người ta nghĩ ra thuật ngữ này để chỉ các loại coin không phải Bitcoin. Altcoin hay cách viết đầy đủ là Alternate Coins..
Bitcoin: Được xây dựng trên mạng lưới Bitcoin Network. Đồng coin này được mệnh danh là “thủ lĩnh” trên thị trường crypto. Người dùng ưa chuộng Bitcoin bởi đồng coin này có:
- Tính thanh khoản cực kỳ cao.
- Khối lượng giao dịch mỗi ngày rất lớn.
- Sở hữu vốn hóa thị trường cao ngất ngưởng.
Altcoin: Được kết hợp bởi hai cụm từ: Alternative (Thay thế) và Coin. Có thể hiểu, Altcoin bao gồm toàn bộ các loại coin khác trừ Bitcoin. Về cơ bản, Altcoin và Bitcoin có vai trò khá tương đồng nhau. Một số loại altcoin phổ biến có thể kế đến như: Tether, Ethereum, Litecoin,…
TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án.
Token là đồng tiền được phát hành từ các dự án vận hành trên Blockchain. Chúng hoạt động trên nền tảng blockchain của một coin nào đó. Phần lớn các token thường hoạt động trên mạng lưới Ethereum Blockchain theo tiêu chuẩn ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain.. Ngoài ra, token còn phát triển trên một số mạng lưới phổ biến khác, như: Solana (SOL), Binance Smart Chain (BSC), Avalanche (AVAX) và Bitcoin Network (BTC).
Ưu điểm và hạn chế của thị trường crypto
Ưu điểm
Không chịu sự kiểm soát của chính phủ
Tiền giấy hay tiền pháp định sẽ chịu sự kiểm soát và quản lý của chính phủ quốc gia. Vì vậy, chính phủ hoàn toàn có quyền đóng băng tài sản của bạn đối với bất kỳ vi phạm nào.
Ngoài ra, giao dịch đảo ngược đồng nội tệ còn là vấn nạn thường gặp hiện nay. Trong khi đó, với thị trường crypto điều này không thể nào xảy ra. Lý do vì chính phủ không quản lý và kiểm soát được những đồng tiền này.
Chi phí giao dịch tương đối thấp
Hiện tại, mức phí giao dịch crypto gần như bằng 0. Thậm chí, nhiều đồng crypto đang hướng tới mục tiêu miễn phí phí giao dịch cho người dùng. Trái lại, việc chuyển tiền, giao dịch qua các ngân hàng sẽ tốn một khoản phí, thậm chí khá cao nếu bạn có nhu cầu chuyển sang nước ngoài.
Tối ưu hóa thời gian giao dịch
Khi giao dịch qua ngân hàng, bạn có thể mất khoảng vài tiếng (nội địa) đến vài ngày (ngoại quốc). Tuy nhiên, khi giao dịch trên thị trường crypto, bạn có thể chuyển tiền từ Việt Nam sang các quốc gia khác cũng chỉ mất tối đa 15 – 20 phút.
Hạn chế lạm phát và làm giả
Trên thực tế, số lượng crypto là hữu hạn và không thể tăng giảm, điển hình như tổng nguồn cung của Bitcoin là 21 triệu BTC. Điều này đồng nghĩa với việc tiền mã hóa sẽ không bị làm phát như tiền giấy. Bên cạnh đó, do không tồn tại ở dạng vật chất nên crypto không thể bị làm giả được.
Hạn chế
- Thị trường crypto rất dễ bị thao túng nếu có người sở hữu một lượng coin đủ lớn.
- Dễ bị đánh cắp dữ liệu, lừa đảo nếu không trang bị đầy đủ kiến thức, chiến lược đầu tư.
- Dễ bị tội phạm mạng tấn công do không được bảo trợ bởi bất kỳ đơn vị pháp lý nào.
Thị trường crypto được ví như bức tranh muôn màu và ghép nối với nhau bởi nhiều dự án giàu tiềm năng. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện về thị trường crypto. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và thú vị về thế giới tiền mã hóa nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Coin và token khác nhau ở điểm nào?
Điểm khác nhau nổi bật nhất ở coin và token là: tính năng và kỹ thuật.
Có thể lưu trữ tiền mã hóa ở đâu?
Bạn có thể lưu trữ tiền mã hóa ở ví lạnh hoặc ví nóng.
- Ví lạnh: Phù hợp với nhà đầu tư dài hạn, mong muốn tính bảo mật cao. Một số ví lạnh phổ biến: Atomic, Exodus, Jaxx, Blockchain,…
- Ví nóng: Chỉ có thể thực hiện giao dịch khi kết nối Internet. Một số ví nóng thường gặp: Trezor, Keepkey, LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán.,…
Nên tham gia thị trường crypto không?
Tham gia thị trường crypto sẽ mang đến lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, không gian này vẫn tồn đọng nhiều rủi ro rất lớn. Chính vì thế, bạn cần dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và trau dồi kiến thức trước khi bước vào “sân chơi”.
Việt Nam có cấm crypto không?
Câu trả lời là “Không!”. Tại Việt Nam, tham gia thị trường crypto không vi phạm pháp luật. Vì vậy, bạn được phép dùng VNĐ để giao dịch crypto hoặc sử dụng crypto để trao đổi như hàng hóa thông thường.
Lưu ý, từ ngày 1/1/2018, nếu sử dụng crypto để THANH TOÁN hàng hóa, bạn sẽ bị phát tiền theo quy định của Pháp luật.