Trong lĩnh vực tiền mã hóa, OracleLà công cụ xác thực và cung cấp thông tin/dữ kiện ngoài đời thật vào các hợp đồng thông minh/giao thức. được biết đến như một “phép màu kỳ diệu” của công nghệ Blockchain. Giải pháp này có khả năng truyền tại dữ liệu từ bên ngoài vào thế giới BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. một cách hiệu quả. Ngoài ra, các ứng dụng của DeFi từ thị trường cho vay, bảo hiểm phi tập trung, stablecoin, compound hay bất kỳ thứ gì khác đều hoạt động dựa trên Oracle. Vậy chính xác thuật ngữ Oracle coin là gì? Tại sao Oracle lại đóng vai trò quan trọng trong công nghệ Blockchain đến vậy?
Tổng quan về Oracle coin
Oracle coin là gì?
Trong công nghệ Blockchain, Oracle coin là một thuật ngữ khá phổ biến đối với các nhà đầu tư hoặc traders tiền mã hóa. Thuật ngữ Oracle dùng để chỉ các chương trình máy tính có khả năng kết nối dữ liệu từ thế giới thực (Off-chain) với thế giới Blockchain (On-chain) thông qua các Smart Contracts.
Các dữ liệu Oracle truyền tải có thể là: thông tin bầu cử, kết quả bóng đá, giá thành của các crypto,… Với sự hỗ trợ của Oracle, Blochain và Smart Contracts on-chain có thể kết nối với dữ liệu off-chain. Chính vì vậy, Oracle đã trở thành một nhân tố cốt lõi trong các lĩnh vực như: tiền mã hóa, bảo hiểm, sàn giao dịch, thị trường phái sinh,…
Tầm quan trọng của Oracle với công nghệ Blockchain
Một trong những hạn chế lớn nhất của công nghệ Blockchain và Smart Contracts đó là không thể kết nối với các dữ liệu bên off-chain. Trong khi đó, một số giao dịch đòi hỏi nền tảng này phải cung cấp các thông tin từ thế giới thực. Trước tình hình đó, công nghệ Blockchain rất cần sự hỗ trợ của Oracle coin.
Như đã nói, Oracle đóng vai trò như “cầu nối” gắn kết Blockchain với thế giới thực. Nghĩa là Oracle có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của các Smart Contracts. Ngược lại, nếu không có sự hỗ trợ từ Oracle, quyền hạn của Smart Contracts sẽ bị giới hạn ở một phạm vi nhất định. Chúng chỉ có thể truy cập vào những dữ liệu on-chain.
Trên thực tế, bản thân của một Oracle không phải là nơi sản sinh ra các dữ liệu mà có nhiệm vụ truy vấn, xác thực và truyền tải những dữ liệu ấy đến Blockchain. Trong một số trường hợp, nhiều Oracle còn có khả năng chuyển dữ liệu ngược lại từ Blockchain ra bên ngoài.
Quy trình hoạt động của Oracle
Trong lĩnh vực Blockchain, Oracle hoạt động theo một phương thức nhất định. Điều này tạo nên sự nhất quán và hiệu quả khi truyền tải dữ liệu giữa hai thái cực.
Quy trình hoạt động của Oracle bắt nguồn từ lời yêu cầu cung cấp dữ liệu của Smart Contracts hoặc dApp. Sau khi chấp nhận yêu cầu, Oracle sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ bên ngoài thông qua các node.
Trước khi chính thức bước vào thế giới Blockchain, những dữ liệu này phải được kiểm duyệt qua một bộ phận xác thực. Đối với các dữ liệu thiếu minh bạch, kém chính xác hoặc có hành vi gian lận, bộ phận này sẽ loại bỏ hoàn toàn. Nhờ đó, mọi thông tin khi được chuyển vào Blockchain đều chính xác và minh bạch.
Cuối cùng, toàn bộ dữ liệu thông qua kiểm duyệt sẽ được trả lại cho bên yêu cầu dữ liệu.
Sự cố của Oracle
Sự cố/vấn đề Oracle xuất phát từ các mạng như Ethereum không thể tiếp nhận dữ liệu từ thế giới thực. Trên thực tế, sự cố Oracle vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều mức độ khác nhau trên tất cả các ứng dụng DeFi.
Theo quy trình hoạt động, Oracle sẽ truyền tải dữ liệu từ bên ngoài vào các Smart Contracts. Từ đó, Smart Contracts sẽ vận hành chủ yếu dựa trên quy trình này. Có thể thấy, vị thế của Oracle đối với mạng lưới Blockchain vô cùng quan trọng. Nếu Oracle xảy ra sự cố hoặc các vấn đề vi phạm, quy trình vận hành của Smart Contracts sẽ thể bị chệch hướng.
Ví dụ: Nếu hacker xâm nhập Oracle, họ sẽ toàn quyền kiểm soát dữ liệu thay vì Smart Contracts.
Một ví dụ thực tế hơn là: Nếu A và B cùng đặt cược vào cuộc bầu cử tổng thống, người thuộc cuộc hoàn toàn có thể mua chuộc Oracle để “lật ngược tình thế”. Từ đó, quy trình vận hành của Smart Contracts bị tác động. Nghĩa là chúng sẽ gửi tiền thắng cược cho người mua chuộc Oracle thay vì người thắng cuộc thật sự.
Trên thực tế, Blockchain không thể xác minh tính chính xác của dữ liệu On-chain do Oracle cung cấp. Vì vậy, phương thức gian lận này hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng.
6 loại Oracle phổ biến
Oracle của công nghệ Blockchain đã trải qua thời kỳ sơ khai. Giải pháp này đang từng bước được định hình và triển khai trên thị trường tiền mã hóa. Oracle mang đến cho người dùng những Smart Contracts mạnh mẽ và an toàn. Hiện tại, có nhiều loại Oracle đã và đang tồn tại bền bỉ cho đến ngày hôm nay.
Software Oracles
Software Oracles có khả năng kết nối với các nguồn dữ liệu có thể truy cập trên trang web và truyền tải chúng đến Blockchain. Những dữ liệu này có thể bắt nguồn từ cơ sở dữ liệu trực tuyến, trang web hoặc các máy chủ. Chẳng hạn như: tỷ giá hối đoái, giá thành của crypto, thời gian khởi hành của các chuyến bay, thời tiết tại một thành phố,…
Bên cạnh đó, Software Oracles kết nối với mạng lưới Internet. Vì vậy, những dữ liệu chúng truyền tải đến Smart Contracts được cập nhật theo thời gian thực. Tính năng ấn tượng này đã giúp Software Oracle đã trở thành giải pháp phổ biến nhất trên Blockchain.
Hardware Oracles
Nhiệm vụ của Hardware Oracles là thu thập dữ liệu từ thế giới thực và truyền tải đến các Smart Contracts. Quy trình này được thực hiện dựa trên các cảm biến phần cứng, như: máy quét mã vạch, thiết bị đọc thông tin, cảm biến điện tử,…
Về cơ bản, Hardware Oracles truyền tải dữ liệu từ thế giới thực thành giá trị kỹ thuật số và các Smart Contracts có thể hiểu được. Đặt biệt, các loại Oracle là này chúng có khả năng bảo mật cực kỳ hiệu quả.Human Oracles.
Human Oracle
Trên thực tế, những người sở hữu kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể cũng chính là một Oracle, thuật ngữ chuyên môn gọi là Human Oracle. Người đóng vai trò là Oracle có nhiệm vụ nghiên cứu, xác thực thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chuyển chúng đến Smart Contracts.
Ngoài ra, Human Oracle sẽ được xác minh danh tính thông qua các mật mã. Vì vậy, khả năng giả mạo các Human Oracle và cung cấp thông tin thiếu chính xác cực kỳ thấp.
Inbound Oracles
Tương tự như Software Oracle, Inbound Oracles tiếp nhận các nguồn dữ liệu trên các trang web trực tuyến. Một số tổ chức sử dụng Oracle này để thiết lập các lệnh mua được lập trình cho đến khi các yêu cầu cụ thể được hoàn tất. Ví dụ: Nếu giá USD dưới 0,8 EUR thì lệnh mua sẽ hoàn tất.
Outbound Oracles
Outbound Oracles cho phép Smart Contracts gửi lại dữ liệu ra thế giới thực bên ngoài Blockchain. Ví dụ: Smartkey sẽ tự động mở khóa khi nhận được thanh toán trên Blockchain.
Consensus-based Oracles
Loại Oracle này được thiết kế cho một Smart Contracts duy nhất. Nếu muốn triển khai Smart Contracts, người dùng cần tạo ra các Oracle tương ứng theo hợp đồng. Duy trì Consensus-based Oracles đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh phí. Vì vậy, nếu muốn trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, loại Oracle này không phải giải pháp hiệu quả.
Nói như thế không có nghĩa là Consensus-based Oracles vô tác dụng. Loại Oracle này cực kỳ phù hợp để phục vụ cho một số trường hợp sử dụng cụ thể. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh các Oracle cho phù hợp.
Oracle là giải pháp giúp các Smart Contracts tăng cường quyền hạn của mình trên Blockchain. Mặc dù vẫn tồn đọng một số hạn chế nhất định, Oracle hiện vẫn là yếu tố quan trọng để duy trì tính an toàn, độ tin cậy cho hệ sinh thái Blockchain.
Qua bài viết trên, hy vọng CryptoX.100 đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và thiết thực về Oracle. Hãy theo dõi website của CryptoX.100 để thường xuyên cập nhật những bài viết hay về đầu tư tài chính và tiền mã hóa nhé!
FAQs về Oracle CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng.
Oracle phân loại dựa trên tiêu chí nào?
Oracle có thể được phân loại dựa trên đặc tính của chúng, chẳng hạn như: nguồn dữ liệu, hướng truyền tải dữ liệu, độ tin cậy của dữ liệu,…
Đâu là những giao thức Oracle phổ biến nhất?
Hiện nay, có 3 giao thức Oracle khá phổ biến, bao gồm: Chainlink, Compound và Marker DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác..
Dự án DeFi nào cần sự hỗ trợ từ Oracle?
Có 4 dạng dự án DeFi cần sự hỗ trợ từ Oracle, bao gồm:
- Dự án StablecoinLà những đồng coin được định giá với một tài sản cố định nhằm để ổn định biến động giá trong thị trường..
- Dự án Lending & Boundwing.
- Dự án quản lý tài sản.
- Dự án tài sản tổng hợp.
Token Oracle có tác dụng gì?
- Được sử dụng để trả phí cho mỗi lần yêu cầu tiếp nhận dữ liệu.
- Được sử dụng làm chi phí cho các node và bộ phận đánh giá dữ liệu.
- Được stake để trở thành nodes và bộ phận đánh giá dữ liệu.