Thuật ngữ NodeLà một nút mạng tức là một phần mềm chạy trên một máy tính tham gia vào mạng lưới với các máy tính khác cũng chạy cùng phần mềm đó trên mạng ngang hàng. Trên mạng ngang hàng thì mỗi một node (nút) được coi ngang hàng với nhau. BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết Node Blockchain là gì và cách vận hành của chúng ra sao. Trong bài viết dưới đây, CryptoX100.com sẽ giúp bạn giải mã thuật ngữ Node Blockchain và những kiến thức xoay quanh thuật ngữ này trong lĩnh vực crypto.
Giới thiệu tổng quan về Node Blockchain
Thế nào là Node?
Node (tạm dịch: Nút) được hiểu là một điểm giao hoặc điểm kết nối trong mạng viễn thông. Trong nhiều trường hợp, Node còn là các hệ thống hoặc thiết bị vật lý được kết nối mạng. Chúng đảm nhiệm một số chức năng như: tạo, nhận hoặc truyền tải thông tin qua một kênh truyền thông.
Nhìn chung, thuật ngữ Node xuất hiện phổ biến nhất trong mạng lưới Blockchain. Đây là một sổ cái phi tập trung, có khả năng lưu lại mọi giao dịch tiền mã hóa.
Bên cạnh đó, Blockchain là cung cấp thông tin cho người dùng dựa trên một thiết bị được kết nối. Những thiết bị này chính là các Node. Chúng có khả năng giao tiếp với nhau trong mạng lưới, truyền thông tin về các giao dịch và BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. mới.
Node Blockchain là gì?
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, Node chính là nhân tố thuộc mạng lưới Blockchain. Chúng đóng vai trò là thành tố nền tảng duy trì sự tồn tại và vận hành của công nghệ này. Bên cạnh đó, Node còn có khả năng tăng cường bảo mật, thúc đẩy tính toàn vẹn và giữ an toàn cho Blockchain.
Các Node được phân bổ rộng rãi trong một không gian Blockchain rộng lớn. Phần lớn, các Node đều đảm nhiệm nhiều tác vụ khác nhau. Trong lĩnh vực công nghệ, node có thể là bất kỳ các thiết bị điện tử nào có kết nối Internet và địa chỉ IP, như: máy tính, điện thoại, máy in,…
Xét trong bối cảnh tiền mã hóa như: Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain (BSC),…, node chính là các máy tính. Nhiệm vụ của những máy tính này là ghi nhận và xác thực các cuộc giao dịch. Sau đó, chúng sẽ truyền tải những dữ liệu đó đến các Node khác.
Tại sao chúng ta cần Node Blockchain?
Về bản chất, Node Blockchain là một nhân tố cốt lõi trên mạng lưới Blockchain. Chúng lưu trữ một bản sao của các cuộc giao dịch và đảm nhiệm một số chức năng thiết yếu, như:
- Cho phép hoặc từ chối một giao dịch.
- Xác thực và quản lý một giao dịch.
- Lưu trữ và mã hóa thông tin trong một Block.
- Kết nối với các Node khác với cơ chế vận hành như một điểm giao tiếp.
Thông thường, mỗi Node sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau. Ví dụ: Có Node được lập trình để xác thực giao dịch, có Node chịu trách nhiệm ghi lại các cuộc giao dịch. Trong nhiều trường hợp, Node còn đóng vai trò là “cầu nối” truyền tải dữ liệu.
Ngoài ra, dựa trên tính năng, Node còn được phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: Node trực tuyến và Node ngoại tuyến.
- Node trực tuyến luôn được kết nối mạng và cập nhật thông tin mới cho mạng lưới.
- Node ngoại tuyến không phải lúc nào cũng được kết nối mạng. Khi kết nối mạng, những Node này có nhiệm vụ download và cập nhật bản sao của sổ cái để duy trì sự đồng bộ với mạng lưới.
Điều quan trọng là mỗi Node sẽ có một mã định danh (ID) duy nhất gắn với thiết bị của chúng. Dựa trên những ID này, người dùng có thể xác định được các Node cụ thể trong mạng lưới. Đối với những hồ sơ giao dịch, Node cho phép mọi người truy cập mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Tựu trung, Node là thành phần quan trọng và không thể thiếu đối với Blockchain. Nếu không có Node, mạng lưới Blockchain cũng không thể tồn tại.
Node bảo vệ Blockchain như thế nào?
Các Node bảo mật Blockchain bằng cách giữ bản ghi đồng bộ với các giao dịch mới nhất. Do đó, các Hacker không thể thực hiện các thay đổi hoặc xâm nhập dữ liệu mà không bị phát hiện. Dữ liệu được sao chép qua hàng nghìn Node khác nhau. Vì vậy, để xâm nhập, xóa hoặc thay đổi dữ liệu là điều bất khả thi.
Bên cạnh đó, dữ liệu cũng không bị đe dọa bởi các tác động ngoại cảnh, như: mất điện, hack hoặc bất kỳ sự cố nào của hệ thống. Với sự hỗ trợ của các Node, mạng lưới luôn hoạt động bình thường và người dùng vẫn có thể truy cập các nguồn tài nguyên khi cần.
Trên thực tế, bạn chỉ cần một Node để giữ cho toàn bộ Blockchain hoạt động. Thậm chí, khi các Node chuyển sang chế độ ngoại tuyến, bạn cũng chỉ cần một Node để khôi phục toàn bộ mạng lưới. Có thể nói, các Node chính là xương sống của Blockchain. Nếu không có Node, Blockchain không thể hoạt động.
7 loại Node Blockchain thường gặp
#1. Lightweight Node
So với các Node Blockchain khác, Lightweight Node không chứa đầy đủ các bản sao của Blockchain. Chúng chỉ download các Blockheaders (trình chặn) để người dùng có thể tiết kiệm được thời gian khi download và không gian lưu trữ. Để hoạt động, Lightweight Node thường phụ thuộc vào Full Nodes. Đồng thời, chúng còn được sử dụng để đơn giản hóa quy trình xác minh thanh toán (Simplified Payment Verification – SPV).
#2. Archival Full Nodes
Đây được xem là Node Blockchain “xương sống” của toàn bộ mạng lưới Blockchain. Archival Full Nodes là những máy chủ có khả năng lưu trữ toàn bộ Blockchain. Bên cạnh đó, các cuộc giao dịch đơn lẻ cũng được các Node này lưu lại. Nhiệm vụ hàng đầu của Archival Full Nodes là xác thức các Block và duy trì sự đồng thuận.
Archival Full Nodes có thể được chia thành 2 danh mục con, bao gồm: Node có thể thêm Blockchain và Node không thể thêm Blockchain.
#3. Pruned Full Nodes
Pruned Full Nodes giúp người dùng tiết kiệm dung lượng đĩa cứng bằng cách “pruned” (cắt bớt) các Block cũ trong Blockchain. Trước tiên, Pruned Full Nodes sẽ download toàn bộ Blockchain. Sau đó, chúng bắt đầu xóa các Block cũ và chỉ giữ lại các giao dịch gần nhất với size limit đã thiết lập. Nếu nhà điều hành Node đặt size limit là 250MB, Pruned Full Nodes sẽ chỉ giữ lại 250MB giao dịch gần đây nhất.
#4. Mining Nodes
Trong lĩnh vực Crypto, Miners chính là Full Nodes hoặc Light Nodes. Họ có nhiệm vụ khai thác để tạo ra các Block mới. Để hoàn thành nhiệm vụ, Miners phải trở thành một Full Nodes hoặc lấy dữ liệu từ các Node khác để theo dõi trạng thái của Blockchain và tìm ra Block mới. Mining Nodes chính là khởi nguồn của thuật ngữ “Proof-of-work”.
#5. Authority Nodes
Người dùng có thể đồng bộ hóa hệ thống của họ với dữ liệu Blockchain để tham gia mạng lưới và trở thành một Node trong Public Blockchain. Tuy nhiên, một số dữ liệu đòi hỏi người dùng phải có quyền truy cập.
Trong trường hợp này, mạng lưới Blockchain cần được kiểm soát bởi một thực thể được ủy quyền nhất định. Và đó chính là Authority Nodes. Đối với một số nền tảng Blockchain, Authority Nodes còn đảm nhiệm vai trò xác thực quyền truy cập của các Node khác vào một kênh dữ liệu cụ thể.
#6. Masternodes
Những Nodes này không thể thêm Block vào Blockchain. Nhiệm vụ của chúng là xác thực và ghi lại các cuộc giao dịch. Khi chạy một Masternodes, người dùng có thể kiếm được một phần thưởng của mạng lưới. Để thực hiện được điều này, người dùng cần phải lock một số tiền nhất định dưới dạng token gốc của mạng lưới.
#7. Lightning Nodes
Nhiệm vụ của Lightning Nodes là thiết lập kết nối giữa những người dùng bên ngoài Blockchain. Chúng cho phép người dùng thực hiện các cuộc giao dịch “on-chain” (ngoài chuỗi).
Lightning Nodes làm giảm tải trên mạng lưới. Nhờ đó, các cuộc giao dịch sẽ được diễn ra nhanh với chi phí thấp. Điển hình như các cuộc giao dịch “chớp nhoáng” của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. thường có phí rất thấp, khoảng 10 – 20 satoshi, tương đương với một phần nhỏ của BTC.
Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về Node Blockchain – một thuật ngữ tương đối quen thuộc trong lĩnh vực crypto. Đừng quên theo dõi CryptoX100.com để không bỏ lỡ những bài viết hay về kiến thức tài chính và thị trường tiền mã hóa nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ai có thể vận hành một Node Blockchain?
Xét trên phương diện lý thuyết, ai cũng có thể vận hành một Node Blockchain. Tuy nhiên, việc vận hành này còn tùy thuộc vào thuật toán đồng thuận của Blockchain đó.
Bitcoin có các Node Blockchain nào?
Trong mạng lưới Bitcoin Blockchain, tồn tại một số loại Nodes là: Full Node, MinerMáy đào coin hoặc người vận hành các máy đào coin để kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp năng lực tính toán để thực hiện việc xác thực các giao dịch cho mạng lưới tiền kỹ thuật số. Mining nghĩa là đào coin. Node, Super Node và SPV Client.
Làm thế nào để chạy một Full Node của Bitcoin?
Muốn chạy một Full Node của Bitcoin, bạn cần đảm bảo:
- Máy tính đã được cài đặt phiên bản Windows, Mac OS X hoặc Linux mới nhất.
- Dung lượng tối thiểu của ổ cứng là 200MB.
- Dung lượng RAM tối thiểu là 2GB.
- Máy tính được kết nối Internet tốc độ cao ít nhất 50kb/s,
- Máy tính phải hoạt động xuyên suốt 6 giờ/ngày. Tốt nhất, bạn nên để máy chạy liên tục 24/7.
Đâu là các Node Blockchain phổ biến trên thị trường tiền mã hóa?
Trên thị trường tiền mã hóa, các Node Blockchain phổ biến là: Bitcoin Nodes, Ethereum Nodes và Cardano Nodes.
Số lượng Bitcoin Nodes là bao nhiêu?
Bitcoin sở hữu hơn 11,500 Node và con số này không ngừng tăng lên sau mỗi tháng.