Trào lưu NFT xuất hiện như một “cơn sóng lớn” làm lung lay “bức tường thành” BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. sau nhiều năm “xưng bá” trên thị trường tiền mã hóa. Không chỉ có sức hút mãnh liệt với các nhà đầu tư tiền ảo, NFT còn chinh phục cả giới nghệ sĩ tên tuổi như Lindsay Lohan, John Cleese hay rapper Snoop Dogg. Nhiều người cho rằng, NFT đã xóa bỏ ranh giới giữa nghệ thuật và tiền bạc. Vậy NTF là gì? Tại sao trào lưu NFT lại “hot” đến vậy?
“Bức tranh” tổng thể về NFT – tác phẩm nghệ thuật số
NFT là gì?
NFT (Non-fungible token, tạm dịch: mã thông báo không thể thay thế) được hiểu là tài sản kỹ thuật số, đại diện cho các thực thể như: âm nhạc, nghệ thuật, tranh vẽ, video, vật phẩm trong game,… Về bản chất, NFT đại diện cho một đoạn mã có chứa chứng chỉ quyền sở hữu kỹ thuật số. Chúng được giao dịch trực tuyến bằng tiền mã hóa.
NFT mang tính độc quyền và chúng không thể hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn như đồng xu Pokemon quý hiếm hoặc một cặp Jordans phiên bản giới hạn. Có thể nói, NFT đã tạo ra sự khan hiếm trong những thực thể vô hạn của con người. Thậm chí, NFT còn được xác minh bằng nhiều cách khác nhau để minh chứng cho sự “độc nhất” của mình.
Người dùng mạng Internet có thể tìm và tải sản phẩm từ NFT mà không tốn phí. Tuy nhiên, chỉ có chủ sở hữu mới được phép bán tệp sản phẩm đó. NFT có thể được chào bán công khai mà không cần qua trung gian. Điều này hoàn toàn trái ngược với các tác phẩm tại phòng trưng bày truyền thống vốn luôn giữ kín giá.
Cách thức hoạt động của NTF
Không giống như ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain., NFT là mã thông báo độc lập, duy nhất và không thể phân chia. Phần lớn NFT được thiết lập và lưu trữ trên nền tảng Ethereum, mặc dù các Blockchain (như Tezos hoặc Flow) cũng hỗ trợ chúng.
Lý do vì bất kỳ ai cũng có thể truy cập BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.. Điều này khiến quyền sở hữu NFT bị xâm nhập và mạo danh dễ dàng. Trong khi phần lớn cá nhân hoặc tổ chức sở hữu NFT chỉ sử dụng bút danh.
Các sản phẩm từ NFT
NFT được tạo ra như một đại diện của tài sản kỹ thuật số hoặc phi kỹ thuật số. Chẳng hạn như:
- Các tác phẩm nghệ thuật số: Ảnh Gif, tranh sưu tầm, video, âm nhạc,…
- Các sản phẩm trong thế giới thực: Chứng thư xe hơi, hóa đơn mã hóa, tài liệu, vé tham dự sự kiện,…
- Và rất nhiều thực thể khác tùy vào sức sáng tạo của nhà phát triển.
Trên thực tế, NFT có bản chất như những tác phẩm nghệ thuật vật lý được tại phòng trưng bày. Điểm khác biệt duy nhất là chúng tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Nghĩa là thay vì mua bức tranh sơn dầu Mona Lisa để treo tường, bạn sẽ nhận được một tệp kỹ thuật số.
Tạo ra khả năng sở hữu độc quyền
Một NFT chỉ có thể được sở hữu bởi một người tại một thời điểm nhất định. Tính sở hữu này được quản lý bởi uniqueID và siêu dữ liệu mà mà không mã thông báo nào có thể sao chép được.
Các Smart Contracts tạo ra NFT và chỉ định quyền sở hữu cũng như quản lý khả năng chuyển nhượng của chúng. Khi có người đúc NFT, họ sẽ thực thi mã được lưu trữ trong Smart Contracts theo các tiêu chuẩn khác nhau, như ERC-721. Dữ liệu này sẽ được thêm vào Blockchain – nơi NFT đang được quản lý. Quá trình đúc NFT sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thiết lập một BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. mới.
- Giai đoạn 2: Xác thực thông tin.
- Giai đoạn 3: Cập nhật thông tin vào Blockchain.
NFT đắt giá như thế nào?
Năm 2022 được xem là thời kỳ “vàng son” của xu hướng NFT. Sau khi nhà đấu giá Christie’s bán tác phẩm nghệ thuật NFT đầu tiên – bức ảnh ghép của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple với giá 69,3 triệu USD – NFT bất ngờ thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, NFT chẳng khác nào một “ dải ngân hà” lợi nhuận. Một số tác phẩm NFT của các nghệ sĩ đã thu hút hàng triệu USD như:
- Tweet đầu tiên của Jack Dorsey đã bán được với giá 2,9 triệu USD.
- Video clip vẽ một cú nhảy của LeBron James được bán với giá 200.000 USD.
- Bức ảnh GIF “Nyan Cat” có tuổi đời hơn một thập kỷ được bán với giá 600.000 USD.
Vậy tại sao mọi người lại sẵn sàng chi hàng triệu đô để mua những thứ mà họ có thể dễ dàng chụp lại hoặc tải xuống?
Bởi vì NFT cho phép họ sở hữu những mặt hàng “độc nhất vô nhị”. Bên cạnh đó, chúng còn chứa các xác thực tích hợp, dùng làm bằng chứng về quyền sở hữu. Các nhà sưu tập coi trọng “tính duy nhất” của mặt hàng nhiều hơn bản chất của mặt hàng đó. Chính vì điều này, “cuộc đua NFT” của các “ông lớn” chính thức khởi động.
Các thuộc tính đặc trưng của NFT
NFT và những đặc điểm nhận diện
- Mỗi đồng NFT được tạo ra có duy nhất một số nhận diện được nối kết trực tiếp với địa chỉ Ethereum.
- NFT không thể tráo đổi với các mã thông báo khác.
- Mỗi đồng NFT chỉ có một chủ sở hữu và thông tin này luôn được xác minh.
- NFT tồn tại trên nền tảng Ethereum. Vì vậy, người dùng có thể giao dịch NFT trên bất kỳ thị trường tiền mã hóa nào chạy trên Ethereum.
Lợi thế khi sở hữu NFT là gì?
Khi sở hữu NFT, bạn có thể dễ dàng chứng minh mình đang sở hữu chúng. Nếu mua NFT, quyền sở hữu mã thông báo duy nhất này sẽ được chuyển vào ví qua địa chỉ công khai của bạn. Mã thông báo sẽ giúp xác minh tệp kỹ thuật số của bạn là bản gốc.
Bên cạnh đó, còn một số nhân tố khác giúp bạn xác minh đồng NFT của mình, như:
- Private key giúp bạn chứng minh quyền sở hữu bản gốc.
- Public keyMột chuỗi các ký tự và số mà được dùng để nhận tiền mã hóa. Hoạt động tương tự như số tài khoản ngân hàng và có thể được chia sẻ với người khác. là chứng chỉ xác thực cho sản phẩm kỹ thuật số.
- Chữ ký kỹ thuật số giúp chứng minh bạn sở hữu Private Key sau địa chỉ liên kết.
Ngoài ra, người sở hữu NFT còn có đảm bảo được các đặc quyền như:
- Được phép bán lại NFT để kiếm được lợi nhuận từ bản quyền của người sáng tạo ban đầu.
- Không ai có thể thao túng NFT của bạn.
- Tài sản sẽ được bảo đảm bằng ví của bạn trên Ethereum.
Muốn mua NFT phải bắt đầu từ đâu?
Để xây dựng bộ sưu tập NFT cho riêng mình, bạn cần chuẩn bị trước một số vật phẩm cần thiết, như: ví kỹ thuật số để lưu trữ NFT và tiền mã hóa. Bạn cần mua một số Cryptocurrency dựa trên yêu cầu tiền tệ mà NFT chấp thuận, chẳng hạn như Ether.
Để mua tiền mã hóa, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng trên các nền tảng như: Coinbase, eToro, Kraken, thậm chí là PayPal hoặc Robinhood. Sau đó, bạn cần tiến hành chuyển tiền từ sàn giao dịch sang ví mình đã chọn.
Một số thị trường NFT phổ biến
Sau khi thiết lập và “cấp vốn” cho chiếc ví của mình, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm kiếm các trang web NFT để bắt đầu mua sắm. Trong bài viết này, CryptoX100.com sẽ giới thiệu đến bạn 3 sàn giao dịch NFT phổ biến nhất hiện tại, bao gồm: OpenSea.io, Rarible và Foundation.
OpenSea.io
OpenSea.io là sàn chuyên giao dịch các NFTs. Tại đây, bạn có thể trao đổi, mua bán và sưu tầm các NFT, nhân vật hoặc vật phẩm trong game, tranh ảnh nghệ thuật, video âm nhạc,…
Thiết kế của OpenSea.io gần như đáp ứng được các xu hướng và nhu cầu hiện tại của thị trường. Bên cạnh đó, sàn giao dịch này cũng tạo ra nguồn thanh khoản lớn đối với lượng NFTs khổng lồ trong crypto lẫn non-crypto.
Rarible
Tương tự như OpenSea.io, Rarible là một thị trường mở, mang tính chất DeFi. Sàn giao dịch này cho phép các nghệ sĩ, nhà sáng tạo phát hành và bán NFTs. Rarible là một trong những sàn giao dịch NFT đời đầu, thu hút lượng lớn các nhà đầu tư.
Thông thường, giao dịch NFT sẽ thông qua ETH. Tuy nhiên, Rarible đã phát triển một cộng đồng riêng bằng cách cho ra đời token RARI.
Foundation
Sàn giao dịch NFTs sẽ cực kỳ phù hợp với “newbie” muốn trải nghiệm thị trường tiền mã hóa. Thông thường, các sàn giao dịch NFTs thường khá phức tạp khi lần đầu sử dụng. Tuy nhiên, đến với Foundation, những khó khăn ban đầu sẽ được hóa giải.
Foundation cung cấp một nền tảng đơn giản và dễ sử dụng. Sàn giao dịch này tối ưu hóa giao diện người dùng. Từ đó, bạn có thể trải nghiệm đặt giá thầu trên các tác phẩm nghệ thuật số.
Với đặc tính “độc nhất vô nhị”, NFT hiện đang trở thành “tâm bão” trên thị trường toàn cầu. Trong tương lai không xa, những đồng coin NFT rất có tiềm năng tăng trưởng và trở thành “thủ lĩnh” dẫn đầu “thế giới” tiền mã hóa. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về NFT và những vấn đề xoay quanh trào lưu này.
Những câu hỏi thường gặp về NFT
Phát hành NFT có tốn phí không?
Chi phí tạo ra NFT phụ thuộc vào từng thị trường giao dịch. Nếu phát hành NFT trên OpenSea, bạn hầu như không tốn phí. Tuy nhiên, một số nền tảng khác thì sẽ thu phí theo quy định. Những chi phí này có thể phát sinh từ phí giao dịch trên mạng lưới Blockchain.
Các game NFT nổi tiếng hiện nay là gì?
Bạn có thể trải nghiệm một số game NFT nổi tiếng hiện nay như: Axie Infinity, The Sandbox, Decentraland, My DeFi Pet,…
Cần làm gì để phát hành một NFT?
Bất kỳ ai cũng có thể phát hành NFT. Để tạo ra sản phẩm từ NFT, bạn cần: thiết lập một ví tiền mã hóa, mua một khoản Ethereum và kết nối với một thị trường NFT uy tín.
Các dạng NFT nào tiềm năng?
Hiện tại, có 3 dạng NTF đang “làm mưa làm gió” trên thị trường: NFT Game, NFT Issue & Marketplace và NFT Infrastructure.