Đóng vai trò như cầu nối gắn kết các dự án tiền mã hóa khác nhau trên cùng một nền tảng, Multichain đã tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng. Sự ra đời của Multichain khiến thị trường crypto chuyển mình sang một chương mới. Tuy nhiên, dù tồn tại đã lâu nhưng không phải ai cũng biết Multichain là gì và tại sao công nghệ này lại trở nên thịnh hành đến vậy. Trong bài viết dưới đây, CryptoX100.com sẽ giúp bạn bật mí tất tần tật về Multichain.
Giới thiệu tổng quan về dự án Multichain
Multichain là gì?
Multichain (tạm dịch: đa chuỗi) là một nền tảng open-source Blockchain. Nhiệm vụ của Multichain là triển khai và xây dựng các ứng dụng BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. riêng lẻ vận hành trên một nền tảng duy nhất.
Nền tảng này cung cấp một giao diện APILà viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) – một phần mềm đóng vai trò làm trung gian hoặc cầu nối giữa hai ứng dụng khác nhau, cho phép chúng tương tác với nhau. và command-line đơn giản, đáp ứng tốt các giao dịch tài chính.
Bên cạnh đó, Multichain còn hỗ trợ một bộ tính năng toàn diện, bao gồm:
- Permissions Management (Quản lý quyền hạn)
- Native Asset (Tài sản gốc)
- Data Streams (Luồng dữ liệu)
- Simple Per-chain Configuration (Cấu hình chuỗi đơn giản).
Nhờ sự hỗ trợ của các tính năng cao cấp, ứng dụng doanh nghiệp có thể mở rộng, bảo mật an toàn, tích hợp và tuân thủ một cách tối ưu nhất. Về bản chất, Multichain vốn là một Lightweight Private Network (Mạng riêng nhẹ). Nhờ đó, các nhà phát triển có thể triển khai, bảo trì thông qua những công cụ linh hoạt và dễ sử dụng.
Bên cạnh đó, Multichain cho phép sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, như: C#, PHP, Ruby, Python hoặc JavaScript. Với khả năng mở rộng giao mở rộng giao thức BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. và API Bitcoin Core, Multichain đã giúp người dùng phản ánh các tính năng nổi bật của đồng coin này.
Ngoài ra, nền tảng còn tương thích với những công cụ và open-source được xây dựng cho Bitcoin, như: Software Libraries (Thư viện phần mềm), Online Explorers (Trình khám phá trực tuyến), Mobile Wallets (Ví di động) và Hardware Security Devices (Thiết bị bảo mật phần cứng).
Hiện tại, công nghệ Multichain đã hỗ trợ hơn 30 chain khác nhau, như: Ethereum, Fantom, Binance Smart Chain, Celo, Moonbeam,…
Cách Multichain vận hành
So với các giao thức Crosschain, Multichain cung cấp tính năng swap an toàn với mức phí cực kỳ thấp. Tính năng này được thực hiện dựa trên công nghệ Fusion DCRM.
Với công nghệ DCRM, Private Key của người dùng được phân thành nhiều mảnh nhỏ. Mỗi phân mảnh sẽ được kiểm soát bởi mỗi node khác nhau. Vì vậy, các Private Key sẽ không được quản lý bởi một node duy nhất nào. Bạn không thể thực hiện các giao dịch khi chúng chưa thông qua các node. Tính năng này được xem là phương thức gửi tài sản phi tập trung an toàn nhất.
Lịch sử hình thành Multichain
Năm 2014, CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. Sciences – một công ty phát triển phần mềm và dự án đã tạo ra Bitcoin v2 mang tên Coin Spark. Dự án đi theo “lối mòn” của thế hệ đương nhiệm nên cũng nhanh chóng thất bại.
Tuy nhiên, đội ngũ vẫn quyết tâm “gom gạch thất bại – xây nhà thành công”. Từ đó, Multichain – nền tảng dưới dạng một Blockchain chính thức ra đời. Multichain được tạo ra nhằm khắc phục những hạn chế của Bitcoin bằng giải pháp công nghệ Blockchain nâng cao.
Những vấn đề Multichain giải quyết liên quan đến: chi phí khai thác, khả năng mở rộng, quyền hạn của người dùng, tính bảo mật và riêng tư. Về bản chất, Multichain phát triển như một Private Blockchain.
Nền tảng đảm bảo khả năng mở rộng của mạng lưới thông qua việc kiểm soát dữ liệu được chia sẻ trên mỗi block. Nhờ đó, các dữ liệu không liên quan sẽ được loại bỏ, giúp tốc độ giao dịch diễn ra nhanh hơn.
Dù là một fork của Bitcoin Blockchain, nhưng mint block trên Multichain ít tốn kém hơn. Thay vì vận dụng thuật toán Proof-of-Work (PoWGiao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),…) như nền tảng “mẹ”, Multichain được thực hiện dựa trên ủy quyền. So với cơ chế khai thác tiêu tốn nhiều năng lượng như Bitcoin, Multichain thân thiện hơn với môi trường.
Một số tính năng nổi bật của Multichain
Quyền truy cập
Thông thường, quyền truy cập vào mạng lưới Multichain sẽ được thực thi bởi Network Admin (Quản trị viên mạng). Nền tảng cung cấp các công cụ tích hợp cho phép nhà phát triển tạo và xác định cấu hình mạng theo cách của họ thông qua các tham số như: level of consensus, mining rewards, maximum block size,…
Trong Multichain, các giao dịch mạng có chứa siêu dữ liệu đặc biệt nên việc cấp và thu hồi đặc quyền được thực hiện. Các miners “genesis” đầu tiện được nhận toàn bộ đặc quyền, bao gồm cả quyền quản trị viên để quản lý các đặc quyền của người dùng khác.
Các quản trị viên đầu tiên được phép chỉ định vai trò mint cho bất kỳ bên liên quan nào trên mạng. Đồng thời, họ cũng có thể chuyển quyền sở hữu tài sản, chia sẻ cơ sở dữ liệu hoặc stream với bất kỳ node nào trên mạng lưới.
Stream
Stream là tập hợp các cơ sở dữ liệu được chia sẻ riêng tư trên mạng. Nhiệm vụ của Stream là truy xuất, lưu trữ dữ liệu và đánh dấu thời gian. Thông thường, một Stream sẽ lưu trữ và truy xuất dữ liệu thô trên Blockchain. Hiểu cách khác, Stream bao gồm các mục, mỗi mục chứa: một dấu thời gian, khóa tùy chọn, chữ ký số và dữ liệu.
Stream sẽ được tạo ở dạng mở hoặc đóng. Các Stream mở cấp quyền cho mọi người dùng gửi giao dịch Blockchain. Trong khi đó, các Stream đóng sẽ bị hạn chế trong một danh sách có thể thay đổi địa chỉ được phép.
Assets
Assets hay tài sản chính là những token được phát hành trên Multichain. Với Multichain, các nhà phát triển có thể tạ vfa theo dõi token gốc ở cấp độ mạng Blockchain.
Bên cạnh đó, Multichain cũng đã tự phát hành token gốc cho nền tảng. Những token này được dùng để thanh toán các khoản phí giao dịch và làm tài sản bổ sung đã phát hành trên đầu trang. Nhiệm vụ của các node trên Multichain là theo dõi và xác minh số lượng token trong các giao dịch.
Peer-to-Peer
Khi các node trong Blockchain kết nối với nhau, các giao dịch Peer-to-Peer sẽ được thực hiện. Mỗi node sẽ được đại diện bởi những danh tính cụ thể dựa trên địa chỉ và tính năng. Bên cạnh đó, nếu không nhận được token phù hợp, các node sẽ gửi thông báo cho nhau và kết nối Peer-to-Peer.
Tăng khả năng mở rộng
Để khắc phục các vấn đề về khả năng mở rộng của thế hệ trước, Multichain đã vận dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu chuỗi kép. Nhờ đó, người dùng có thể xuất bản thông tin lên Stream một cách on-chain hoặc off-chain theo mong muốn. Khác với các Blockchain truyền thống, Multichain không sao chép dữ liệu và truy xuất đến các node.
Với Multichain, những hàm băm của siêu dữ liệu sẽ được nhúng vào các giao dịch. Nhờ đó, blocksize sẽ được giảm xuống một cách đáng kể. Ước tính, trong mỗi giây, Multichain có thể hỗ trợ đến 2000 giao dịch.
Mining
Hoạt động mining được thực hiện bởi các quản trị viên trên nền tảng. Để mining hiệu quả, quản trị viên đã vận dụng cơ chế đồng thuận phân tán giữa các trình xác thực block.
Không giống như quy trình mint BTC, miners cần phải tìm ra kết quả của một câu đố. Với Multichain, miners có thể mint block mới một cách nhanh chóng. Tính năng này được thực hiện dựa trên một tham số gọi là: Mining Diversity, giới hạn trong khoảng 0 ≤ Mining Diversity ≤ 1.
Tầm quan trọng của Multichain
Với người dùng
- Tối ưu hóa quy trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trên mạng lưới.
- Cho phép người dùng tham gia cùng lúc nhiều dịch vụ trên một hệ sinh thái duy nhất.
- Cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho người dùng, giúp người dùng tiếp cận với các dịch vụ mà hệ sinh thái của họ chưa triển khai.
Với các dự án
- Giúp dự án tiếp cận với các tệp khách hàng ở nhiều hệ sinh thái khác nhau dựa trên mô hình Multichain. Nhờ đó, phạm vi hoạt động của dự án được mở rộng.
- Khắc phục tình trạng tắc nghẽn, cải thiện tốc độ vận hành của dự án đang vận hành trên chain chính, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng với mức phí rẻ và tốc độ nhanh.
- Dự án sẽ không chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề rủi ro xảy ra trên Blockchain.
Một số dự án vận dụng Multichain nổi bật
Multichain
Trước đây, Multichain được gọi là AnySwap. Nền tảng này được biết đến như một sàn giao dịch Crosschain tập trung đầu tiên. Với Multichain, người dùng có thể swap token giữa các Blockchain với nhau. Có thể nói Multichain chính là “cầu nối” chuyển giao giữa các đồng coin khác nhau. Nhờ đó, người dùng có thể khai thác tối ưu nguồn thanh khoản. Hiện tại, Multichain đang kết nối với nhiều Blockchain nổi tiếng, như: Ethereum, Moonriver, BSC,…
Tether
Đây là một trong những stablecoin vượt trội nhất trong thời gian gần đây. Tether đã triển khai Multichain từ rất sớm và nhận được đón nhận nồng nhiệt của người dùng. Hiện tại, nền tảng này đã góp mặt trên hơn 20 hệ sinh thái, như: Solana, BSC, Ethereum, HECO, Polygon,…
SushiSwap
Được biết đến như một sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung, Solana vận hành trên mạng lưới Ethereum Blockchain. Về bản chất, SushiSwap là bản fork của UniSwap – một trong những sàn DEX vận hành trên Ethereum phổ biến nhất trên thị trường.
Việc triển khai Multichain đã khiến SushiSwap trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Tính đến hiện tại, nền tảng này đã hỗ trợ hơn 14 mạng lưới. Tổng lượng VolumeKhối lượng giao dịch được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. của SushiSwap lên đến 167 tỷ USD.
Hiện tại, Multichain có cơ hội sẽ nhận được sự hỗ trợ của Binance Labs. Chính vì thế, nền tảng không chỉ có hậu thuẫn về mặt tài chính, mà còn thừa hưởng những tính năng vượt trội của BSC. Trong tương lai không xa, Multichain sẽ trở thành giải pháp tối ưu, được sử dụng rộng rãi trên các Blockchain, mở ra thời kỳ đỉnh cao mới của thế giới cryptocurrency.
Qua bài viết trên, CrytoX100.com hy vọng bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức về Multichain và các vấn đề xoay quanh nền tảng. Chúc bạn thành công với những quyết định đầu tư sắp tới của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào biết dự án sẽ triển khai Multichain?
Có 2 cách giúp bạn dự đoán những dự án sẽ triển khai Multichain:
- Thường xuyên theo dõi các hoạt động xã hội của những hệ sinh thái tiềm năng.
- Truy cập vào các dự án DeFi ở nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Multichain và Crosschain có gì khác nhau?
- Multichain được hiểu như mô hình công ty đa quốc gia, trụ sở được đặt ở nhiều nước khác nhau.
- Crosschain được hiểu như mô hình công ty vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác.
Hạn chế lớn nhất của Multichain là gì?
- Triển khai Multichain thường gặp nhiều khó khăn, ngốn nhiều thời gian của các dự án.
- Tính bảo mật, an toàn, tốc độ vận hành,…, chỉ ở mức tương đối.
Multichain có cạnh tranh với Ethereum không?
Không! Sự xuất hiện của Multichain chỉ đơn thuần là hỗ trợ và khắc phục những hạn chế của Ethereum truyền thống.