Năm 2022 được xem là bước đột phá lớn của thị trường tiền mã hóa, nhất là mảng DeFi. Một số xu hướng mới như SocialFi hay GameFi đã làm khuynh đảo thế giới Crypto trong thời gian gần đây. Để bắt kịp những “hot trend” tiền mã hóa, CryptoX100.com sẽ giới thiệu đến bạn một xu hướng mới mang tên “MetaFi”. Vậy chính xác MetaFi là gì? Tại sao MetaFi lại trở nên hot đến vậy?
Giới thiệu tổng quan về MetaFi
MetaFi là gì?
MetaFi là một mô hình tài chính phi tập trung (DeFi) được phát triển trong hệ sinh thái Metaverse. Trên thực tế, từ MetaFi chính là sự kết hợp độc đáo giữa hai cụm từ: Meta (Siêu dữ liệu) là Fi (DeFi).
Mô hình này có nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. cho các ứng dụng Web2 truyền thống theo quy mô lớn, điển hình như: game, social media và MetaverseLà thế giới ảo được xây dựng trên Internet, nơi người tham gia có thể tương tác với nhau qua các nhân dạng kỹ thuật số như ngoài đời thật. Khái niệm này đã trở nên phổ biến sau khi mạng xã hội Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh định hướng xây dựng metaverse.. Vì vậy, điểm nổi bật của MetaFi là cải thiện khả năng tương tác theo một tiêu chuẩn thống nhất.
So với các hệ sinh thái khác, MetaFi có tính chất của một DeFi Infra – mô hình tiên tiến và linh hoạt nhất ở thời điểm hiện tại. Mô hình này hỗ trợ rất tốt cho các dự án khác nhau, như: GameFi, SociaFi, NFTs, Web3 và Metaverse.
Lý do MetaFi ra đời
MetaFi ra đời dựa trên mục tiêu kết hợp toàn bộ tính năng của Blockchain vào một hệ sinh thái Meta nhất định. Những tính năng này tương tác với nhau thông qua Defined Metadata Standards trên các Varian platform (nền tảng biến thể) và Blockchains.
Hệ sinh thái MetaFi được cấu thành bởi các fungible và non-fungible token (token có thể thay thế và không thể thay thế). Đồng thời, MetaFi còn được quản trị bởi DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác.. Như đã nói, MetaFi hướng đến việc khởi tạo và cải tiến một hệ sinh thái mới thông qua các thông số Meta được chuẩn hóa.
Nhiều người cho rằng từ “Meta” là viết tắt của Metaverse, nhưng thực tế không phải vậy. Trong bối cảnh hưng thịnh của crypto, Meta được hiểu như một hệ sinh thái “bao hàm tất cả”. Nghĩa là “bức tranh” MetaFi được cấu thành từ những “mảnh ghép” tiền mã hóa khác nhau, nhằm phục vụ người dùng toàn cầu thông qua Blockchain.
Cách thức hoạt động của MetaFi
MetaFi cho phép các nội dung phát triển trên Blockchain được quản lý bởi các meta. Đây được xem là tiền đề làm tăng khả năng tương tác giữa những nội dung ấy. Thông thường, meta của NFT sẽ chứa một đường link để người dùng truy cập đến hình ảnh tương ứng. Với sự hỗ trợ của MetaFi, bạn có thể thêm meta ấy vào các giao dịch BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. (BTC) bằng cách nhập thông tin dưới dạng plaintext.
Về bản chất, các Metadata standards có thể được vận dụng trên bất kỳ Blockchain nào. Nhờ đó, việc đọc và phân loại tiền mã hóa được thực hiện dễ dàng trên máy tính.
MetaFi và một số ứng dụng phổ biến
Không chỉ sở hữu tiềm năng vượt trội của một hệ sinh thái DeFi truyền thống, MetaFi còn mang lại nhiều tính năng hấp dẫn, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Virtual Worlds, Marketplace, Yield Farming NFTs và Fan Tokens.
Virtual Worlds
Virtual Worlds hay thế giới ảo là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của MetaFi. Được biết đến như một không gian kỹ thuật số, Virtual Worlds có khả năng mô tả các hoạt động trong thế giới thực, như: trao đổi, mua bán, công việc, môi trường xã hội,…, một cách chân thật nhất.
Trong Virtual World, NFT là đại diện cho các sản phẩm khan hiếm, được dùng để trao đổi, mua bán tự do. NFT đóng vai trò như gia sản của người dùng. Người sở hữu càng nhiều NFT càng trở nên giàu có.
Khi bước vào Virtual Worlds, bạn sẽ được trải nghiệm tham gia trò chơi, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp hoặc xây dựng nhà cửa, đất đai. Một số tập đoàn lớn trên thế giới hiện đang áp dụng các tính năng của Virtual Worlds để hấp dẫn người dùng.
Marketplace
Đây là một ứng dụng khá phổ biến và quen thuộc với người dùng trong lĩnh vực tiền mã hóa. Tại đây, người dùng có thể giao dịch, trao đổi, mua bán hoặc phát hành NFT một cách tự do.
NFT đóng vai trò là tài sản cốt lõi của Marketplace, có khả năng chi phối quyền sở hữu. Marketplace kiến tạo nên một không gian phục vụ cho các tín đồ NFT. Một số NFT phổ biến được giao dịch trên Marketplace là: vật phẩm trong game, các tác phẩm nghệ thuật, virtual wearable, đất đai,…
Yield Farming NFTs
MetaFi cho phép người dùng sử dụng NFTs làm tài sản thế chấp cho vay để kiếm lợi nhuận từ việc tái đầu tư các khoản đã cho vay với lãi suất cao hơn. Tính năng này giúp người dùng khai thác lợi nhuận hiệu quả và tối ưu hơn.
Thông thường, Yield Farming thường đi kèm với hoạt động staking. Hai phương thức đầu tư này là “chìa khóa vàng” giúp người dùng kiếm lợi nhuận khủng.
Fan Tokens
Là tín đồ của Binance, chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ “Fan Tokens”. Đây là những fungible và non-fungible token, mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho người dùng. Bên cạnh đó, những token này được dùng làm phần thưởng cho các thành viên VIP trong cộng đồng hoặc để tham gia vào các sự kiện đặc biệt, biểu quyết cho hệ sinh thái,…
Trên thực tế, Fan TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. mang lại rất nhiều lợi ích và “quyền năng” đặc biệt cho clubs, teams và brands. Binance áp dụng tính năng Fan Token nhằm khuyến khích người dùng tham gia vào cộng đồng của họ. Đồng thời, đây còn là phần thưởng nhằm duy trì sự ủng hộ từ người dùng.
Các vấn đề thực tiễn mà MetaFi đối mặt
Thách thức và hạn chế của MetaFi
Về cơ bản, MetaFi là một hệ sinh thái toàn diện dựa trên meta và hoạt động chủ yếu trong Virtual Worlds. Bên cạnh đó, hệ sinh thái còn yêu cầu các tính năng liên quan đến phần cứng và phần mềm. Điều này không chỉ gây áp lực đối với “tòa nhà” MetaFi mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng và người dùng của hệ sinh thái.
Phương hướng khắc phục vấn đề
Để hệ sinh thái MetaFi được định hình rõ nét hơn, BNB chain cần có chiến lược mở rộng quy mô và nâng cấp thêm các tính năng mới. Từ đó, người dùng và các nhà phát triển có thể tiếp cận gần hơn với Blockchain, dApps vận hành trên đó.
Ngoài ra, việc khám phá các tính năng tân tiến trên các công nghệ nền tảng như Layer1 cũng là điều thiết yếu. Hoạt động này có khả năng giảm phí giao dịch, tăng thông lượng, tối ưu hóa việc mở rộng quy mô và giúp các ứng dụng chạy trên Blockchain dễ tiếp cận hơn.
Hiện tại, “cơn sốt” DeFi và GameFi đang “làm mưa làm gió” trên thị trường tiền mã hóa. Vì vậy, một tokenomics bền vững, mang lại những lợi ích bền vững và đáng tin cậy chính là nhu cầu cấp thiết của người dùng.
Giải pháp cuối cùng mà cộng đồng BNB Chain cần thực hiện là tập trung vào cơ sở pháp lý của các hoạt động quản trị. Hoạt động này bao gồm việc trao quyền cho các holders tham gia biểu quyết và kiếm lợi nhuận. Do ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái và cộng đồng người dùng nên các hoạt động quản trị cần phải minh bạch, rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho mọi người dùng.
Kết luận
Năm 2022 đánh dấu sự khởi đầu của hệ sinh thái MetaFi. Trên thực tế, các chuyên gia crypto vẫn chưa đưa ra bất kỳ khẳng định nào liên quan đến tiềm năng phát triển của MetaFi trong tương lai. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều dự án áp dụng MetaFi manh nha xuất hiện.
Các tính năng như quản lý danh tính phi tập trung, cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào tài sản kỹ thuật số của MetaFi vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.
Để MetaFi trở thành meta, cộng đồng BNB Chain cần phát triển thêm một số standards trên các Blockchain khác nhau, như: layer 0 hoặc layer 1. Trên thực tế, các layers này không thể tương tác với nhau một cách tuyệt đối. Ngoài ra, sự góp mặt của các dự án mang tính ổn định, có khả năng tương tác, sở hữu tính năng multi-chain và bridges sẽ giúp tối ưu hóa việc chuyển giao dữ liệu và tài sản của người dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến xu hướng MetaFi. CryptoX100.com hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “MetaFi là gì?” và hiểu hơn về tiềm năng phát triển của hệ sinh thái.
Những câu hỏi thường gặp
Chức năng của Marketplace trên MetaFi là gì?
Marketplace tạo ra không gian để người dùng trao đổi, mua bán hoặc giao dịch NFTs.
Tại sao Binance lại đổi tên Binance Smart Chain (BSC)?
Binance đổi Binance Smart Chain (BSC) thành BNB chain nhằm tăng khả năng kết nối của BSC với BNB token và hệ sinh thái Binance. Bên cạnh đó, việc đổi tên này còn là tiền đề để phát triển MetaFi.
Thành phần cốt lõi của MetaFi là gì?
MetaFi bao gồm: game, social media và Metaverse.
Hệ sinh thái mới của MetaFi phát triển như thế nào?
MetaFi mong muốn tạo nên một hệ sinh thái mới dựa trên:
- Những thông số meta được tiêu chuẩn hóa.
- Những tài sản kỹ thuật số dApps trong Web3 và công nghệ Blockchain.