Được biết đến như một phần kiến trúc quan trọng trong sự phát triển của mạng lưới Bitcoin và Ethereum Blockchain, MempoolNơi các giao dịch chờ được đưa vào trong các block để gửi lên blockchain. đã trở thành “bạn đồng hành” không thể thiếu đối với cộng đồng người dùng tiền mã hóa. Trong bài viết hôm nay, CryptoX100.com sẽ giúp bạn lý giải Mempool là gì cũng như vì sao thành phần này lại trở thành “mảnh ghép” thiết yếu của các nền tảng BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. phổ biến hiện nay?
Giới thiệu tổng quan về Mempool
Mempool là gì?
Mempool là viết tắt của cụm từ Memory Pool (Nhóm bộ nhớ). Đây được biết đến như một “hồ chứa” toàn bộ giao dịch chưa qua xác nhận bằng một node trên mạng lưới BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào..
Về bản chất, Mempool đóng vai trò như cơ chế của node tiền mã hóa. Nhiệm vụ của Mempool là lưu trữ thông tin về các giao dịch chưa được xác nhận. Mempool hoạt động tương tự như một “phòng chờ”. Đây là nơi các giao dịch chưa được đưa vào BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. “dừng chân”.
Trên thực tế, tốc độ giao dịch được chuyển vào Blockchain tỷ lệ thuận với tốc độ phê duyệt của người dùng. Khi tốc độ mint block mới chậm hơn tốc độ giao dịch mới đến, Mempool sẽ bị tắc nghẽn. Điều này khiến cho quá trình phê duyệt các giao dịch tốn rất nhiều thời gian tùy thuộc vào quy mô và chi phí kèm theo.
Đặc biệt, mỗi node có dung lượng và khả năng duy trì Mempool riêng để lưu trữ các giao dịch chưa xác nhận. Vì vậy, những giao dịch đã được xử lý sẽ bị xóa bỏ khỏi Mempool. Ngoài ra, các node còn chia sẻ dữ liệu Mempool với nhau.
Khi mạng lưới đạt đến sự đồng thuận, các node này sẽ chuyển các giao dịch đã ký cho nhau. Trong trường hợp Mempool quá tải, các nodes sẽ dựa trên phí giao dịch để lựa chọn sự ưu tiên. Nghĩa là các giao dịch này có phí cao hơn sẽ được xử lý trước và ngược lại.
Mempool hoạt động như thế nào?
Thông thường, các giao dịch Bitcoin sẽ được gửi qua một mạng lưới kết nối ngang hàng (Peer-to-Peer). Mạng lưới này là hệ sinh thái bao gồm nhiều node khác nhau. Trong đó, mỗi node sẽ đảm nhiệm một nhóm các giao dịch chưa được xác nhận riêng. Những giao dịch này được gửi từ các node “đồng nghiệp” khác.
Nếu số tiền được tiêu gấp đôi hoặc tiền đầu vào lớn hơn đầu ra, các nodes sẽ xác nhận hoặc loại bỏ hiệu lực của giao dịch ấy thông qua một số yếu tố, như: password, chữ ký xác thực,…
Cả giao dịch hợp lệ hoặc không hợp lệ đều được phát tới các nodes gần đó. Những giao dịch hợp lệ sẽ được mint và đưa lên một block. Trong khi đó, các giao dịch không hợp lệ sẽ bị loại khỏi Mempools.
Mempools được đo bằng một số cách nhất định. Tuy nhiên, cách đo Mempool phổ biến nhất là dựa trên phí mỗi byte hoặc satoshi trên mỗi byte (satoshi/byte). Mempool hoạt động với tư cách là thị trường on-chain, mở ra nhu cầu về blockspace.
Tầm quan trọng của Mempool
Trên thực tế, Mempool là một “mảnh ghép” quan trọng của “bức tranh” BIP 35 – một đề xuất cải tiến Bitcoin số 35. Theo đó, các nodes bên ngoài có thể truy cập vào Mempool của các nodes khác. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong một số trường hợp, như:
- SPV clients có nhu cầu theo dõi các giao dịch trước khi chúng được xác nhận và nhập vào một Block.
- Miners muốn kiểm tra các khoản phí sinh lời hoặc download “transaction waiting list” (danh sách chờ giao dịch) hiện tại để bắt đầu xác nhận giao dịch.
- Miners muốn chẩn đoán mạng lưới từ xa.
Như đã đề cập, Mempool là “phòng chờ” của mạng lưới Bitcoin. Những giao dịch được xác nhận nhanh hơn sẽ được xóa khởi Mempool và thêm vào các block trên Blockchain. Nhờ đó, người dùng sẽ trải nghiệm được quy trình giao dịch tốt hơn.
Nếu giao dịch mới đến Mempool quá nhanh khi những giao dịch khác vẫn chưa được xóa, thực trạng “tắc đường” sẽ xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến các giao dịch vì chúng tốn khá nhiều thời gian để được chấp thuận. Trong trường hợp toàn bộ giao dịch bị xóa khỏi, kích thước Mempool sẽ giảm mạnh.
Ví dụ: Kích thước trung bình của Mempool là 3MB, các giao dịch sẽ phải đợi ít nhất từ 1 – 2 block cho đến khi chúng được xác nhận. Nguyên nhân là do mỗi block có kích thước 1MB. Vì vậy, phải cần đến 3 lần xác nhận để xóa toàn bộ Mempool (xét trong trường hợp không có giao dịch mới nào được thực hiện).
Lưu ý, một số giao dịch trên Mempool là giao dịch có mức độ ưu tiên thấp. Nghĩa là những người thực hiện giao dịch này chấp nhận sẽ tốn nhiều thời gian để được xác nhận. Ví dụ: “Dust Transaction” (Giao dịch bụi) – người dùng chỉ gửi một lượng Bitcoin cực kỳ nhỏ.
Miners sử dụng Mempool bằng cách nào?
Để sử dụng Mempool, các miners có thể sử dụng những công cụ mining có khả năng duy trì nhiều kết nối ngang hàng thay vì một nodes thông thường. Những giao dịch có phí cao hơn sẽ được miners chọn ra khỏi Mempool vfa thêm vào block nhanh hơn so với các giao dịch có phí thấp.
Thông thường, để tạo ra một block mới, sẽ tốn khoảng 10 phút. Với thời gian này, các nodes có thể truyền tải các giao dịch trên mạng và cập nhậ vào Mempool trước khi một giao dịch hợp lệ được thêm vào block.
Tựu trung, Mempool là một thành phần cực kỳ quan trọng đối với mạng lưới Bitcoin. Tìm hiểu về Mempool giúp bạn hiểu được bản chất của quy trình giao dịch trên mạng lưới. Khi xảy ra “ùn tắc”, các giao dịch sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để được xác nhận nhanh hơn.
Qua bài viết, CryptoX100.com hy vọng những thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay về các kiến thức tiền mã hóa nhé! Chúc bạn thành công với các quyết định đầu tư sắp tới của mình!
Những câu hỏi thường gặp
Thời gian xác nhận giao dịch Bitcoin là bao lâu?
Thông thường, mỗi giao dịch Bitcoin được mint sau 10 phút. Đây là mức trung bình. Nghĩa là mỗi giao dịch có thể mất từ 1 phút đến 1 giờ. Mỗi block chứa vài nghìn giao dịch. Bên cạnh đó, tốc độ xác nhận giao dịch còn tùy vào khoản phí bạn đã đính kèm vào giao dịch của mình.
Phải làm gì khi giao dịch bị kẹt trong Mempool?
Theo quy tắc, nếu giao dịch của bạn bị kẹt trong Mempool khoảng 48 giờ, giao dịch sẽ tự động bị loại khỏi Mempool và hoàn trả lại ví của bạn. Tuy nhiên, thay vì chờ đợi, bạn có thể thực hiện một số cách sau để tiến hành xác nhận giao dịch:
- Sử dụng Replace By Fee (RBF): Một số ví, như Ethereum sẽ hỗ trợ bạn thay thế giao dịch hiện có bằng một giao dịch mới với mức phí cao hơn.
- Sử dụng transaction accelerators (trình tăng tốc giao dịch): Một số pool khai thác cung cấp dịch vụ tăng tốc giao dịch với một khoản phí nhất định hoặc phục vụ những người dùng đến trước.
Vai trò của phí giao dịch Bitcoin là gì?
Toàn bộ giao dịch trên mạng lưới Bitcoin luôn phải trả một khoản phí để được đưa vào Blockchain. Những khoản phí này được chi trả cho miners. Người đóng phí càng cao, giao dịch càng được xác nhận nhanh chóng và ngược lại. Phí giao dịch Bitcoin được đo lường dựa trên quy mô dữ liệu của cuộc giao dịch.
Khi nào giao dịch được xác nhận?
Một giao dịch Bitcoin sẽ được xác nhận khi được thêm vào block tương ứng. Trước đó, giao dịch chỉ đơn thuần là đang được xử lý và tồn tại trong “phòng chờ” Mempool. Sau khi giao dịch được thêm vào block, sự xuất hiện của block tiếp theo chính là “nhân chứng” xác thực cho giao dịch. Tính năng này giúp cải thiện mức độ bảo mật cho các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.