Được biết đến như “cuộc chạy đua” của các chuyên gia công nghệ, Hackathon ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Tại đây, các tín đồ công nghệ có thể thỏa sức sáng tạo, tự tin bung xõa những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về phát triển phần mềm. Trong thế giới tiền mã hóa, Hackathon cũng đã trở thành một hoạt động không thể thiếu. Vậy chính xác Hackathon là gì trong crypto?
Giới thiệu tổng quan về Hackathon
Hackathon là gì?
Hackathon được biết đến như một cuộc thi viết code (codefest). Sự kiện này thường được tổ chức bởi một công ty hoặc tổ chức công nghệ. Tại đây, các lập trình viên sẽ cộng tác với nhau để hoàn thành một dự án.
Thông thường, thời gian của các sự kiện này chỉ kéo dài 24 giờ – 48 giờ hoặc những ngày cuối tuần. Vì vậy, người tham gia cần làm việc hết công suất, thậm chí họ sẽ không ngủ để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ.
Về bản chất, Hackathon là sự kết hợp giữa 2 cụm từ “Hack” và “Marathon”. Đây được ví như “cuộc chạy đua” khốc liệt giữa các nhà lập trình. Sản phẩm của Hackathon có thể là: ứng dụng điện thoại, website, phần mềm máy tính, hệ thống quản lý,… Để chiến thắng cuộc thi, người tham gia phải bộc lộ những ý tưởng mới lạ, độc đáo và tạo ra sản phẩm mang đậm chất riêng.
Lịch sử hình thành Hackathon
Sự kiện Hackathon chính thức trở nên phổ biến vào giữa năm 1999 do Niels Provos của OpenBSD tổ chức lần đầu tại Canada. Lúc bấy giờ, sự kiện được gọi là “Hack day” hoặc “Hack fest”.
Ở thời điểm hiện tại, các bộ phận kỹ thuật, nhất là bộ phận tại những công ty công nghệ đã biến sự kiện này thành một giải pháp thu hút nhân tài. Hackathon đã trở thành cơ hội lớn để các lập trình viên theo đuổi ước mơ, biến những ý tưởng trên giấy thành sản phẩm thực. Đặc biệt, sự kiện chỉ diễn ra trong khung thời gian xác định và không bị áp lực về tính khả thi của sản phẩm.
Hackathon là gì trong crypto?
Trong crypto, Hackathon là một sự kiện cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng mới trên mạng lưới BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.. Sự kiện này sẽ được diễn ra theo chủ đề và diễn ra trong một khung thời gian cụ thể. Hackathon bao gồm 3 vòng thi, cụ thể là:
- Vòng 1: Phác thảo ý tưởng.
- Vòng 2: Tập trung viết code.
- Vòng 3: Thuyết trình về tiềm năng và lợi ích của sản phẩm.
Quy trình hoạt động của Hackathons
Để tổ chức một sự kiện Hackathon, ban tổ chức thường dựa trên một chủ đề cụ thể. Thông thường, những chủ đề này sẽ dựa trên mục tiêu và định hướng của đơn vị tổ chức. Nhờ đó, đơn vị tổ chức có thể thu hút được các nhóm, nhà tài trợ và những đối tác phù hợp. Quy trình diễn ra sự kiện Hackathons cụ thể như sau:
- Thiết lập các tiêu chí đánh giá và lựa chọn ban giám khảo cho cuộc thi.
- Quyết định và lựa chọn phần thưởng phù hợp.
- Chọn địa điểm tổ chức cuộc thi (có thể tổ chức một cuộc thi hackathon ảo).
- Bày trí thức ăn, đồ uống nếu cuộc thi được tổ chức ngoài trời hoặc tại các trung tâm sự kiện.
- Chuẩn bị thiết bị ngoại tuyến, phần mềm và các nền tảng cần thiết.
Để thu hút người tham gia, ban tổ chức có thể tiếp thị, truyền thông bằng: thông cáo báo chí, bài đăng trên mạng xã hội, Email hoặc quảng cáo có trả phí. Bên cạnh đó, đơn vị cũng có thể liên hệ với các trường Đại học, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để thu hút thêm thành viên tham gia.
Đối với người tham gia, cấu trúc cuộc thi Hackathon cả trực tuyến và ngoại tuyến thường khá đơn giản. Thậm chí, những người mới lần đầu tham gia cuộc thi họ cũng sẽ nhanh chóng thích nghi với hình thức này.
Tựu trung, Hackathons hoạt động bằng cách tập trung các nhân tài lại với nhau để giải quyết một vấn đề chung. Ban tổ chức chỉ cần chuẩn bị một không gian thoải mái, hiệu quả để tăng tính hợp tác và cạnh tranh giữa các đội.
Lợi ích của ban tổ chức là họ có thể thu hút thêm nhân tài, xử lý các tồn đọng thực tại. Trong khi đó, người tham gia sẽ có cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kết nối với bạn đồng hành và tăng cơ hội nghề nghiệp.
Top 5 Blockchain Hackathon hàng đầu
Công nghệ 4.0 bước lên một tầm cao mới thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ Blockchain. Các ứng dụng phi tập trung (dApp) mới xuất hiện nhằm khắc phục những hạn chế từ những thế hệ đi trước. Đồng thời, những dự án này còn cải thiện tính năng bên trong và ngoài hệ sinh thái.
Để làm được điều đó, những nhà phát triển đã tìm đến nhau để tìm hiểu về các tiến bộ mới nhất của công nghệ Blockchain. Họ hợp tác để tìm ra giải pháp khắc phục những mối lo ngại của người dùng trên nhiều lĩnh vực, như: DeFi, NFT, GameFi, crypto,…
Thông qua các sự kiện Hackathon, nhiều dự án Blockchain đã ra đời, khắc phục được những hạn chế lớn của người dùng. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến: Polkadot Hackathon, ParaState Hackathon, Gitcoin Virtual Hackathon, BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bankathon và Cosmos HackAtom VI.
Polkadot Hackathon
Chuỗi sự kiện Polkadot Hackathon diễn ra vào tháng 10/2021 tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC). Sự kiện này tập trung chủ yếu vào 3 nền tảng: Substrate, Polkadot và Kusama. Mục đích của sự kiện là tiếp cận với toàn bộ nhà phát triển trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, sự kiện tập trung vào các ý tưởng liên quan đến việc phát triển tính năng của: DeFi, NFT, ví, GameFi,…, trên framework và cốt lõi module của hệ sinh thái Substrate.
ParaState Hackathon
Sự kiện ParaState Hackathon kéo dài trong vòng 2 tháng cuối năm 2021. Tổng giải thưởng khi tham gia sự kiện lên đến 100,000 USD. Chủ đề của ParaState Hackathon chủ yếu xoay quanh việc sử dụng thư viện SewUp dựa trên ngôn ngữ Rust. Từ đó, có thể phát triển các dApps và Blockchain trên nền tảng thử nghiệm Plato.
Vì vậy, Hackathon sẽ tập trung vào các ứng dụng dựa trên Rust với thư viện State SewUp, bao gồm: NFT contracts, blocks explorers, DEXs, ví,…, và bất kỳ ứng dụng mới lạ nào.
Gitcoin Virtual Hackathon
Sự kiện này được tổ chức bởi cộng đồng Gitcoin với sự hỗ trợ của mạng lưới Blockchain Tezos. Gitcoin Virtual Hackathon diễn ra trong 1 tháng. Theo thông tin từ ban tổ chức, sự kiện sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí về: tiềm năng phát triển, đặc tính mới mẻ, công nghệ và thiết kế UX. Mục tiêu của sự kiện là tạo ra các nguyên mẫu tập trung vào trò chơi Blockchain trên mạng lưới Tezos. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 USD XTZ token.
Bitcoin Bankathon
Bitcoin Bankathon thu hút các lập trình viên đến từ 23 quốc gia nhằm tạo ra những ngân hàng ảo dựa trên Bitcoin tối ưu nhất cho Banco Hipotecario – tổ chức ngân hàng thương mại tư nhân có trụ sở tại El Salvador.
Thử thách được đặt ra trong cuộc thi đối với lập trình viên là:
- Xây dựng một ngân hàng ảo được hỗ trợ bởi Bitcoin.
- Thiết kế và triển khai hệ thống Bitcoin để chuyển tiền.
- Đề xuất giải pháp đối phó với sự biến động về tài chính.
- Cấp đặc quyền về tài chính cho khách hàng là phụ nữ thông qua tiền mã hóa.
- Cấp quyền cho người bán thông qua các Smart Contracts.
Cosmos HackAtom VI
Có thể nói, HackAtom VI là cuộc thi Hackathon lớn nhất trong lịch sử phát triển của Cosmos. Sự kiện này được tổ chức trực tuyến và kéo dài trong vòng 1 tháng. Chủ đề của HackAtom VI trải dài trên 6 chủ đề cực kỳ thú vị, bao gồm:
- Ethereum trên Cosmos.
- Starport.
- Interoperability.
- DeFi.
- End-User apps.
- Gaming.
- Earth Sustainability.
Hackathon là một trong những sự kiện hấp dẫn và thu hút các lập trình viên nhất ở thời điểm hiện tại. Trong lĩnh vực crypto, những sự kiện Hackathon cũng có nhiều bước tiến vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm giàu tiềm năng và tối ưu nhất.
Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi “Hackathon là gì trong crypto?” và các vấn đề xoay quanh sự kiện này. Chúc bạn thành công với các quyết định đầu tư của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Hackathon có ý nghĩa gì đối với đơn vị tổ chức?
Sự kiện Hackathon giúp các doanh nghiệp thu hút nhân tài, tìm ra giải pháp tối ưu để khắc phục những tồn đọng hiện tại.
Hackathon có giới hạn về thời gian không?
Câu trả lời là “Không!”. Tuy nhiên, sự kiện này thường được diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nhiều Hackathon chỉ diễn ra trọn vẹn 1 ngày.
Tham gia Hackathon bằng cách nào?
Các sự kiện Hackathon diễn ra mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Bạn có thể theo dõi các trang web dưới đây để tìm thấy những sự kiện Hackathon phù hợp nhất:
- Hackathon.io: https://www.hackathon.io/events
- Major League Hacking: https://mlh.io/
- Hacker League: https://www.hackerleague.org/
- Devpost: https://devpost.com/hackathons
Có những loại Hackathon nào?
Một số Hackathon phổ biến là:
- Internal hackathons
- External hackathons
- Coding hackathons
- Industry hackathons
- Offline, online, and hybrid hackathons