- FOMO là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội, FUD là nỗi sợ không chắc chắn, nghi ngờ trong đầu tư crypto.
- Nguyên nhân xuất hiện tâm lý FOMO, FUD là do sự thiếu kinh nghiệm của nhà đầu tư mới, đồng thời dễ bị tác động bởi thông tin.
- Hậu quả của FOMO, FUD là khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định vội vàng, không cân nhắc dẫn đến rủi ro, thua lỗ lớn.
- Các biểu hiện của nhà đầu tư mắc FOMO, FUD là luôn tiêu cực, lo lắng, dễ bị thao túng tâm lý bởi thông tin bên ngoài.
- 5 cách vượt qua là nghiên cứu thị trường thật kỹ, xây dựng chiến lược và mục tiêu rõ ràng, giữ tinh thần bình tĩnh, có điểm dừng lỗ và quản lý rủi ro tốt.
- Nếu áp dụng được các biện pháp này, nhà đầu tư có thể loại bỏ triệt để tâm lý tiêu cực FOMO, FUD trong quá trình đầu tư.
FOMO và FUDLà viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Điều này ám chỉ việc lo lắng, sợ hãi, và cảm thấy không chắc chắn khi quyết định đầu tư, mua bán, hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch tiền tệ mã hóa coin là gì mà lại khiến các nhà đầu tư “non trẻ” đi từ bế tắc này đến bế tắc khác? Tại sao hai hội chứng này có thể “nuốt” trọn tiền của những “newbie” mới bước chân vào nghề? Trên thực tế, FOMO và FUD không quá xa lạ với các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm trade dày dạn trên thị trường tiền mã hóa. Trong bài viết dưới đây, CryptoX100.com sẽ giúp bạn làm rõ hơn về hai thuật ngữ này cũng như “bật mí” cách thức vượt qua “bóng ma tâm lý” khi tham gia crypto.
FOMO và FUD trong coin là gì?
FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của Fear of Missing Out. Thuật ngữ này dùng để chỉ hội chứng lo sợ sẽ bỏ lỡ hoặc vụt mất một cơ hội lớn. Những người mắc hội chứng này luôn tồn tại cảm xúc tiêu cực, thường bị ám ảnh bởi cảm giác lo sợ bỏ lỡ một điều gì đó.
FOMO khiến cho người mắc hội chứng đưa ra những quyết định sai lầm, thiếu lý trí, dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Người mắc hội chứng FOMO trở nên hấp tấp, bị cái lợi trước mắt làm mờ lý trí, đưa ra quyết định mà không xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.
Trên phương diện trade coin, FOMO là một trong những nhân tố khiến nhà đầu tư “đu đỉnh” hoặc HOLD những coin tăng giá ngắn hạn. Họ “nuôi” coin với hy vọng kiếm lợi nhuận cao. Tuy nhiên, khi coin rớt giá, họ phải đối diện với nguy cơ mất toàn bộ số vốn của mình. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã “bị FOMO”.
Nếu bạn chưa biết Holder là gì có thể đọc bài viết Holder là gì? Phân biệt Holder và Trader để hiểu sâu hơn khái niệm HOLD CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. hay Holder là gì nhé!
FUD là gì?
Cũng như FOMO, FUD là thuật ngữ cực kỳ quen thuộc với giới trade coin. Đây là sự kết hợp của 3 cụm từ: Fear – Uncertainty – Doubt. Thuật ngữ này dùng để chỉ hội chứng sợ hãi và hay nghi ngờ. Những người mắc hội chứng FUD thường bị ảnh hưởng bởi các tin tức lan truyền trên mạng xã hội hoặc phương tiện truyền thông đại chúng.
Những tin đồn tiêu cực, thiếu chắc chắn có thể tạo ra một hoặc nhiều “làn sóng” giảm giá mà không rõ nguyên nhân. Trên phương diện kinh doanh, nhiều tổ chức thường sử dụng FUD để tung tin đồn giả như một chiến lược làm “lung lay” tinh thần của người dùng.
Trong lĩnh vực crypto, nhiều trader có biểu hiện tâm lý không vững. Họ luôn sợ hãi trước những tin đồn bất lợi đã nghe được từ một tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có tầm ảnh hưởng trên thị trường. Ví dụ, một người nào đó cho rằng Bitcoin sắp phá sản, những người mắc hội chứng FUD sẽ nhanh chóng bán tháo BTC mà không cân nhắc hoặc nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vì sự thiếu kiên định của nhiều trader, giá thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và điều này đã khiến Whales “thừa nước đục thả câu” để “buy the dip”. Thậm chí, đây còn là cơ hội tốt để họ thao túng thị trường.
“Bắt mạch triệu chứng” của traders khi mắc phải FOMO và FUD
Luôn trong trạng thái thất vọng, tiêu cực
Những người mắc phải hội chứng FOMO và FUD luôn trong tình trạng lo lắng, hụt hẫng khi bỏ lỡ một hoạt động nào đó. Thậm chí, họ còn tỏ ra bực dọc, khó chịu trước thành tựu của người khác.
Đồng thời, người mắc hội chứng FOMO và FUD luôn tự trách bản thân vì nghĩ rằng mình đã lỡ mất cơ hội tốt. Từ những hành vi này, tinh thần của traders bị “xuống dốc” nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đầu tư.
Nghiện mạng xã hội
Thay vì tìm hiểu kiến thức trading trên sách, báo hoặc trang web chính thống, người mắc hội chứng FOMO và FUD lại đặt niềm tin từ các bài viết “trôi nổi” trên mạng xã hội hay những lời đồn thổi từ báo lá cải.
Thu thập thông tin trên mạng xã hội không xấu, nhưng nếu lạm dụng quá đà, tâm lý của bạn sẽ bị chi phối và ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, bạn sẽ thiếu chắc chắn khi đưa ra quyết định đầu tư, “đánh mất” sự tin tưởng vào bản thân mình.
Chi tiêu thiếu cân nhắc
Vì luôn chìm đắm trong cảm giác lo lắng, sợ bỏ lỡ cơ hội, nhiều người đã bất chấp vung tiền vào các dự án đầu tư khi chưa nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng. Phương thức đầu tư “vô tội vạ” này không chỉ khiến bạn lỗ vốn mà còn mất trắng toàn bộ tài sản của mình.
Quyết định đầu tư từ…”miệng” của người khác
Tham khảo ý kiến, học hỏi kỹ năng từ những trader giàu kinh nghiệm sẽ rất tốt cho các quyết định đầu tư của người mới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn dùng lời nói, ý kiến của người khác để đưa ra quyết định đầu tư cho mình.
Người mắc hội chứng FOMO và FUD thường bị chi phối bởi “miệng lưỡi” của người khác, nhất là những người có danh tiếng hoặc địa vị trong xã hội. Bạn nghĩ người giàu thường rất uy tín và không tham lam? Nên nhớ rằng, rất nhiều Whales đã lợi dụng lòng tin của những “tấm chiếu mới” để trục lợi và làm giàu.
5 cách vượt qua “bóng tối tâm lý” FOMO và FUD hiệu quả
Hội chứng FOMO và FUD thường xuất hiện với traders vừa bước chân vào lĩnh vực tiền mã hóa chưa. Đây là những người chưa có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên thị trường, kỹ năng còn non yếu. Vì vậy, nếu là “newbie” bạn cần có chiến thuật để vượt qua “rào cản tâm lý” FOMO và FUD hiệu quả.
#1. Dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thị trường
Kiến thức, kinh nghiệm hay kỹ năng không phải “trên trời” rơi xuống. Để trở thành một trader chuyên nghiệp, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu, học tập. Nhất là trong một lĩnh vực “khó nuốt” và nhiều rủi ro như crypto, hành trang kiến thức của bạn càng phải kiên cố và vững chắc..
Điều căn bản và quan trọng nhất khi đầu tư tiền mã hóa là thị trường. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ thị trường để tận dụng khi có cơ hội hoặc tránh nếu có rủi ro. Thậm chí, ngay cả những master, sở hữu kinh nghiệm trade coin lâu năm vẫn rất khó kiểm soát được sự biến động của thị trường.
Có thể nói, thị trường tiền mã hóa là “mảnh đất màu mỡ” giúp bạn làm giàu. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bất kỳ đồng coin nào có dấu hiệu FOMO hoặc FUN, tốt nhất bạn chỉ nên đứng ngoài vòng vây, theo dõi và đúc kết kinh nghiệm.
#2. Xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả
Khi tham gia tiền mã hóa, có hai yếu tố bạn cần thiết lập chiến lược quản lý, bao gồm: quản lý rủi ro và quản lý vốn. Sở hữu kiến thức vững chắc về tài chính, phân bổ nguồn vốn hợp lý là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua chướng ngại tâm lý FOMO và FUD.
Bên cạnh đó, quản lý rủi ro giống như “liều vắc-xin” hiệu quả đưa bạn thoát khỏi cú sốc tâm lý. Thiết lập chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả giúp bạn luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với thử thách, khó khăn. Từ đó, bạn có thể đưa ra biện pháp giải quyết tối ưu và chính xác hơn.
#3. Thiết lập mục tiêu đầu tư
Cũng giống như kinh doanh, khi tham gia lĩnh vực tiền mã hóa, bạn cũng cần có mục tiêu, chiến lược đầu tư rõ ràng. Thông thường, sẽ có 3 phương thức đầu tư phổ biến, bao gồm: ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
Dù đầu tư theo cách thức nào, bạn đều phải “phác họa” mô hình dựa trên mục tiêu và phương hướng của mình. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng chiến lược đầu tư từ những bước ban đầu giúp bạn hạn chế bị FOMO hoặc FUD.
#4. Luôn bình tĩnh và giữ vững tâm lý
Đầu tư tiền mã hóa vốn là phương thức đầu tư “bằng niềm tin”. Thế nên, thay vì phụ thuộc vào lời nói, ý kiến của người khác, bạn hãy tin vào chính mình. Khi đã có kiến thức vững chắc, hiểu rõ thị trường, xác định được mục tiêu đầu tư, bước tiếp theo bạn cần làm là kiên định và tin tưởng vào chiến lược mình đã đặt ra.
Giữ trạng thái bình tĩnh, kiên định là giải pháp giúp bạn vượt qua “bóng tối tâm lý”. Ngoài ra, bạn cần tiết chế cảm xúc, tránh hấp tấp, nóng vội trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Trên thực tế, thị trường tiền mã có vô vàng cơ hội tiềm năng chờ bạn nắm bắt. Vậy hà cớ gì bạn phải vội vàng “theo đuổi” những dự án viễn vông khi chưa xem xét, đánh giá kỹ lưỡng?
#5. Đầu tư có điểm dừng và giới hạn rõ ràng
Bản chất của đầu tư tiền mã hóa là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, lỗ vốn được xem là tình trạng chung của các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, nếu không muốn rơi vào hiệu ứng FOMO hoặc FUD, bạn phải có điểm dừng và sẵn sàng cắt lỗ (stop loss).
Khi rơi vào bế tắc, thay vì “đu đỉnh” và mong lợi nhuận sẽ tăng, bạn cần giữ bình tĩnh, phân tích tình hình kỹ lưỡng để đưa ra quyết định tốt hơn. Cắt lỗ đúng thời điểm là cách tốt nhất giúp bạn giảm thiểu thiệt hại. Nếu chần chừ hay tiếc nuối, bạn có nguy cơ bị chôn vốn dài hạn, thậm chí toàn bộ nguồn tiền của bạn sẽ “không cánh mà bay”.
Hội chứng FOMO và FUD thực chất đều xuất phát từ tâm lý thiếu vững vàng và cảm xúc tiêu cực của các nhà đầu tư. Vì vậy, muốn loại bỏ triệt để hai hội chứng này, những nhà đầu tư mới cần có biện pháp phòng trừ ngay từ đầu. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về FOMO và FUD cũng như cách khắc phục hai hội chứng độc hại này.
Những câu hỏi thường gặp
FOMO và FUD mang lại là gì?
Hệ quả phổ biến và rõ ràng nhất mà FOMO và FUD mang lại là: nguồn vốn của bạn sẽ giảm dần đều sau mỗi lần bị FOMO hoặc FUD. Thậm chí, FOMO và FUD còn khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào chính mình, trở thành công cụ sinh lãi cho kẻ khác.
Ai là người tạo ra FOMO và FUD?
FOMO và FUD chính là công cụ kiếm lãi của các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị có tầm ảnh hưởng trên thị trường tiền mã hóa. Họ thường sử dụng FOMO và FUD để thao túng các kênh truyền thông, mạng xã hội và tung ra tin tức giả. Từ đó, tâm lý của traders sẽ bị chi phối và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điểm khác nhau giữa FOMO và FUD là gì?
FOMO và FUD khác nhau ở phương thức hoạt động, cụ thể như sau:
- FOMO: Được dùng để đẩy giá coin lên cao nhằm tạo thanh khoản và chốt lời.
- FUD: Được dùng để dìm giá coin để thu coin về trước khi “khởi động” FOMO để chốt lời.
FOMO và FUD có hoàn toàn tiêu cực?
Thực chất, FOMO và FUD không hoàn toàn tiêu cực. Đối với những nhà đầu tư lý trí, có tầm nhìn và khả năng quan sát thị trường, FOMO và FUD còn là cơ hội để kiếm lợi nhuận cho bản thân.
Tham khảo:
- Fear, uncertainty, and doubt (https://en.wikipedia.org/wiki/Fear,_uncertainty,_and_doubt)