Khi tìm hiểu về hệ sinh thái Ethereum, bạn có thể sẽ nghe qua cụm từ Ethereum Virtual Machine (EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain.). Thuật ngữ này chính thức được “khai sáng” vào năm 2015, khi các nhà phát triển Ethereum thiết lập một không gian chuyên dụng để Smart Contracts có thể tương tác với nhau. Có thể nói, EVM đóng vai trò quan trọng và là nhân tố không thể thiếu của hệ sinh thái Ethereum. Vậy Ethereum Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Ethereum Virtual Machine (EVM)
Ethereum Virtual Machine (EVM) là gì?
Ethereum Virtual Machine (EVM, tạm dịch: Máy ảo Ethereum) là không gian cho phép Smart Contracts thực thi mã byte-code. Để tăng cường khả năng hoạt động cho mạng lưới, Ethereum cũng cần sự tham gia của hàng nghìn người (miners hay còn gọi là “thợ đào”) trên hệ thống máy tính. Đây là một trong những hoạt động phổ biến của nền tảng Blockchain.
Khi đó, mỗi điểm node (mỗi máy tính) trong mạng lưới Ethereum sẽ kích hoạt Ethereum Virtual Machine và khởi động các Smart Contracts. Để thực hiện được việc này, bạn cần phải trả một mức giá, gọi là Gas Price. Thay vì tiền FiatTiền tệ do chính phủ cấp, chẳng hạn như đô la Mỹ hay VNĐ. thông thường, bạn sẽ trả Gas Price bằng tiền mã hóa của mạng lưới Ethereum – Ether.
Sau khi trả phí, hệ thống sẽ xác nhận đã nhận được số tiền trả trước ban đầu. Bên cạnh đó, thay vì khai thác vô thời hạn, miners có thể khai thác dưới hạn mức Gas Price. Nghĩa là bạn chỉ cần khai thác cho đến khi hết phí Gas là được.
Tính năng của Ethereum Virtual Machine (EVM)
Ethereum Virtual Machine (EVM) không chỉ hữu ích đối với mạng lưới của mình, giải pháp này còn có khả năng thiết lập hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn vốn cho quỹ tín dụng. Khi ứng dụng EVM, bạn có thể tạo ra những Smart Contracts nhỏ trong một hệ thống lớn.
Ví dụ: Khi cổng thông tin được kích hoạt, người đứng đầu sẽ khởi động các Smart Contracts giữa các bên liên quan, như: bộ phận SEO, bộ phận Content, bộ phận Marketing,… Lúc này, mỗi nhân viên trong các bộ phận sẽ được hưởng lương theo các điều kiện đã thỏa thuận.
Đối với laptop và PC, Ethereum Virtual Machine (EVM) đóng vai trò là một chương trình. Trong trường hợp này, các dữ liệu sẽ được thực hiện tự động và không thể gửi ra môi trường ban đầu.
Ethereum Virtual Machine (EVM) hoạt động như thế nào?
Ethereum cũng sở hữu đồng crypto riêng, tên là Ether. Chúng hoạt động dựa trên các quy tắc trực quan thông qua Smart Contracts. Chẳng hạn như một địa chỉ BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. không thể tiêu thụ số Bitcoin nhiều hơn số Bitcoin đã nhận trước đó. Đây được xem là quy tắc nền tảng cho mọi cuộc giao dịch trên hệ sinh thái BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng..
Ethereum là một Machine State (máy phân tán trạng thái). Trong đó, trạng thái của Ethereum được cấu thành một cấu trúc dữ liệu lớn chứa những thông tin về tài khoản và số dư. Bên cạnh đó, chúng còn có thể hoán đổi các BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. dựa trên các quy tắc đã được xác định và thực thi mã máy tùy ý.
Dựa trên nguyên lý đó, EVM trong hệ sinh thái Ethereum hoạt động tương tự một phương trình toán học. Giải pháp EVM được thiết kế theo dạng stack-based. Các dữ liệu sẽ được lưu trữ trong stack với word size là 256-bit.
Tính năng lưu trữ của EVM được chia thành 3 phần:
- Mã ROM cố định và không thay đổi, load cùng byte-code của Smart contract trong quá trình xử lý.
- Bộ nhớ ngắn hạn: Người dùng muốn lưu trên Solidity thì sử dụng từ khóa Memory.
- Bộ nhớ dài hạn: Người dùng muốn lưu trên Solidity thì sử dụng từ khóa Storage.
Tìm hiểu về Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain
Thế nào là Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain?
Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain là những Blockchain có khả năng tương thích với máy ảo Ethereum (Virtual Machine Ethereum). Giải pháp này cho phép các Smart Contracts của Ethereum có khả năng chạy được trên Blockchain tương ứng. Một số EVM Blockchain phổ biến có thể kể đến như: Celo, BSC, C-Chain, Fantom,…
Sự ra đời của giải pháp công nghệ này một phần vì sự lớn mạnh của hệ sinh thái Ethereum. Hiện tại, Ethereum đã thu hút hàng trăm dự án từ nhỏ đến lớn, với tổng lượng TVL lên đến 158 tỷ USD. Chính vì thế, hệ sinh thái Ethereum đã thu hút rất nhiều Blockchain muốn bridge.
Vai trò của Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain là gì?
Đối với người dùng
Tạo cảm giác quen thuộc
Khi phát triển Ethereum Virtual Machine (EVM), các nhà phát triển đã giữ lại giao diện và tính năng của mạng lưới Ethereum truyền thống. Vì vậy, nếu đã từng làm quen với các ứng dụng dApps trên Ethereum, việc sử dụng hệ thống Ethereum Virtual Machine (EVM) sẽ không quá khó khăn và phức tạp đối với bạn.
Tiết kiệm Gas fee, cải thiện tốc độ giao dịch
Tương tự như Blockchain, mạng lưới Ethereum cũng gặp phải hạn chế về phí giao dịch. Đặc biệt, khi mạng lưới tắc nghẽn, chi phí giao dịch có thể lên đến 100$. Chi phí quá cao cùng tốc độ giao dịch “rùa bò” làm giảm khả năng trải nghiệm của người dùng.
Với sự cộng hưởng của Ethereum Virtual Machine (EVM), hạn chế của Ethereum phần nào được gỡ bỏ. Bên cạnh đó, giải pháp công nghệ này còn làm tăng khả năng mở rộng của mạng lưới Ethereum.
Đối với nhà phát triển
Tiết kiệm thời gian
Khi bắt tay vào một dự án mới, nhà phát triển thường tốn khá nhiều thời gian để nghiên cứu và làm quen. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ Ethereum Virtual Machine (EVM), nhà phát triển sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tìm hiểu và làm quen với các Blockchain mới.
Thúc đẩy nhận diện thương hiệu
Nhà phát triển có thể tạo ra các sản phẩm mới dựa trên các Blockchain ứng dụng công nghệ Ethereum Virtual Machine (EVM). Mặc dù những sản phẩm này mang lại lợi ích vượt trội hơn, nhưng giao diện của chúng vẫn được giữ nguyên hoặc thay đổi dựa trên chiến lược phát triển của dự án.
Thế nên, thay vì tạo ra một dự án hoàn toàn mới, nhà phát triển chỉ cần tích hợp thêm công nghệ EVM là đã có thể tạo ra một sản phẩm ưu việt hơn. Thông qua đó, người dùng vẫn có thể nhận diện được thương hiệu của bạn với một phiên bản hoàn toàn mới.
Tăng khả năng mở rộng sản phẩm
Thay vì giới hạn trong một Blockchain cố định, công nghệ EVM giúp nhà phát triển mở rộng ra các Blockchain khác. Từ đó, dự án của bạn sẽ tiếp cận, thu hút và tăng sức ảnh hưởng đến nhiều người dùng khác hơn.
Ethereum Virtual Machine (EVM) đóng góp rất lớn đối với sự phát triển và khả năng mở rộng của hệ sinh thái Ethereum. Thông qua nội dung từ bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về Ethereum Virtual Machine (EVM). CryptoX100.com chúc bạn sớm gặt hái được nhiều thành công trong các dự án đầu tư sắp tới.
Những câu hỏi thường gặp về Ethereum Virtual Machine (EVM)
Có bao nhiêu loại Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain?
Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain được chia thành 2 loại, bao gồm: EVM Blockchain giải pháp layer 2 (layer-2 solution) và EVM Blockchain vận hành độc lập.
Điểm hạn chế của Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain là gì?
Có 3 hạn chế lớn nhất của Ethereum Virtual Machine (EVM) Blockchain là:
- Hạn chế về khả năng bảo mật, rủi ro bị tin tặc xâm nhập cao.
- Đặc tính thanh khoản bị phân nhánh, thiếu ổn định.
- Chi phí Smart Contracts khá cao.
Smart Contracts được viết bằng ngôn ngữ lập trình nào?
Smart Contracts được tạo bằng các ngôn ngữ lập trình sau:
- Solidity.
- Vyper.
- LLL.
- Serpent
- Mutant.
Binance Smart Chain (BSC) có phải là EVM Blockchain không?
Binance Smart Chain (BSC) là một ví dụ điển hình của EVM Blockchain vận hành độc lập. Hệ sinh thái này phát triển rất mạnh mẽ với nhiều thành tựu nhất định. Binance Smart Chain (BSC) có giá trị TVL cao thứ 2 sau Ethereum với con số 19 tỷ USD. Hiện tại, hệ sinh thái này đã sở hữu hơn 900 dApps. Trong đó, có khoảng 50 dự án thuộc sàn giao dịch phi tập trung DeX.