Sự cộng hưởng giữa công nghệ Blockchain và Smart Contracts đã tạo nên một bước ngoặt lớn mang tên dApps. Thay vì vận hành trên một Centralized Server, dApps lại vận hành mượt mà trên một Peer-to-Peer Decentralized Network. Vậy chính xác dApps là gì? Vì sao thuật ngữ này lại trở nên phổ biến trên thị trường crypto?
Giới thiệu tổng quan về dApps
dApps là gì?
dApps là viết tắt của cụm từ Decentralized Application (tạm dịch: ứng dụng phi tập trung). Về bản chất, dApps là sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. và Smart Contracts.
Hiểu rõ hơn, dApps cũng giống như bất kỳ ứng dụng hoặc phần mềm mà bạn sử dụng. dApps có thể là một trang web hoặc một ứng dụng trên smartphone. Tuy nhiên, khác với các ứng dụng truyền thống, dApps được thiết lập trên một mạng lưới phi tập trung ngang hàng (Peer-to-Peer Decentralized Network), điển hình như Ethereum.
Điều này đồng nghĩa với việc dApps không bị kiểm soát bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào. Bên cạnh đó, dApps sở hữu một số đặc tính khác biệt như:
- Có bản chất là một open-source, tự vận hành mà không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức, đơn vị nào.
- Cung cấp các dữ liệu và hồ sơ công khai.
- Giữ an toàn cho mạng lưới bằng các cryptographic token.
Các dịch vụ dApps cung cấp là: mạng xã hội, GameFi, nền tảng Lending & Borrowing, Yield Farming,… Có thể nói, các dApps chính là “nhịp cầu” gắn kết người dùng tiếp cận với dịch vụ tài chính phi tập trung (DeFi).
Mối quan hệ giữa dApps và Smart Contracts
Công nghệ Blockchain cho phép các Smart Contracts thực hiện các giao dịch uy tín trên một mạng lưới phân quyền. Việc này giúp người dùng dễ dàng theo dõi quy trình giao dịch cũng như hạn chế thực trạng đảo ngược.
Bên cạnh đó, các Smart Contracts đóng vai trò như một phương tiện hỗ trợ người dùng giao dịch tiền mã hóa một cách thuận lợi. Sự hỗ trợ của Smart Contracts giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng mà không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Về phía dApps, người dùng có thể vận dụng mô hình này theo nhiều phương thức khác nhau. Trong đó đơn giản nhất là sử dụng dApps để swap ETH khi giải quyết một hợp đồng tài chính với người dùng khác.
Để quy trình này diễn ra hiệu quả, một số dApps đã vận dụng tính năng của Smart Contracts. Thông thường, các Smart Contracts này sẽ hoạt động dựa trên thông tin từ bên ngoài do Oracles cung cấp. Được biết, Oracles là một đơn vị cung cấp thông tin đáng tin cậy. Đồng thời, nền tảng này còn cho biết tính hợp pháp của một Smart Contracts.
Nhìn chung, các dApps phụ thuộc rất nhiều vào các tính năng mạnh mẽ của Smart Contracts. Mô hình này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai khi các developers tạo ra bước những bước ngoặt mới trên nền tảng Blockchain. Sự kết hợp giữa Blockchain và Smart Contracts sẽ tạo nên sức mạnh khổng lồ, khiến thị trường tiền mã hóa bùng nổ.
dApps được phân loại như thế nào?
Trên thực tế, có 2 cách thức phân loại dApps:
- Phân theo mục đích sử dụng: trò chơi, giải trí, đánh bạc, trao đổi, vay và cho vay,…
- Phân theo Blockchain: dApps được thành 4 loại cơ bản:
- Loại I: Các dApps vận hành trên Blockchain của riêng chúng, như: BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. hoặc Ethereum.
- Loại II: Các dApps vận hành trên Blockchain của loại I. Các chức năng của những dApps này thường phụ thuộc vào token mà chúng phát hành.
- Loại III: Các dApps vận hành bằng cách sử dụng các giao thức của loại III. Cũng giống như dApps loại II, dApps loại III cũng phụ thuộc vào các token để thực thi các tính năng cần thiết.
Tầm quan trọng của dApps
Sự tồn tại của bất kỳ sự vật, sự việc đều có lý do của riêng chúng. Và dApps cũng thế. Mô hình này ra đời đã giải quyết được các vấn đề, cụ thể như:
- Khắc phục thực trạng bị gián đoạn và sự xuất hiện của Single Point of Error (SPOF: điểm lỗi duy nhất).
- Lưu trữ dữ liệu trên mọi thiết bị máy tính của hệ thống, hạn chế tình trạng bị hacker tấn công.
- Giúp mạng lưới Blockchain không bị giả mạo, không phụ thuộc vào bên thứ 3.
- Mọi đơn vị trung gian không thể trực tiếp lấy dữ liệu và thông tin của người dùng.
Ưu điểm và hạn chế của dApps
Ưu điểm
Cải thiện quyền riêng tư
Điểm cộng đầu tiên và cũng là đặc tính quan trọng nhất của dApps là giúp người dùng đảm bảo quyền riêng tư một cách tối ưu. Người dùng có thể thoải mái sử dụng các tính năng của dApps mà không cần cung cấp bất kỳ thông tin nào.
Để hoàn thành giao dịch giữa hai đối tượng ẩn danh, dApps đã sử dụng Smart Contracts mà không phụ thuộc vào các cơ quan trung ương hoặc đơn vị thứ 3.
Không chịu sự kiểm duyệt
Về cơ bản, dApps có thể được triển khai như một nền tảng truyền thông xã hội phi tập trung. Đặc tính của nền tảng này có khả năng chống lại sự kiểm duyệt. Những người tham gia trên Blockchain hoàn toàn không được phép xóa hoặc chặn tin nhắn được tạo bởi người dùng khác.
Tính linh hoạt cao
Các dApps loại I là một nền tảng cực kỳ linh hoạt giúp developers dễ dàng tạo ra các dApps mới. Những nền tảng này cung cấp cơ sở hạ tầng, công cụ và các tính năng thiết yếu.
Nhờ đó, developers có thể sáng tạo các sản phẩm kỹ thuật số một cách dễ dàng. Với khả năng linh hoạt, dApps có thể được tạo ra nhằm đáp ứng nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, như: tài chính & ngân hàng, trò chơi, mua sắm trực tuyến, mạng xã hội,…
Hạn chế
Còn nhiều mơ hồ
Trên thực tế, các dApps vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và cần thời gian để phát triển. Vì vậy, các tính năng và hạn chế của mô hình này vẫn chưa được nhận định một cách chắc chắn.
Nhiều câu hỏi đặt ra đối với dApps là liệu các ứng dụng này có khả năng mở rộng và mở rộng hiệu quả hay không. Ngoài ra, dApps vẫn đứng trước nguy cơ quá tải hoặc tắc nghẽn mạng khi xử lý các giao dịch phức tạp.
Giao diện người dùng
Phần lớn các dApps hiện nay đều đang đối mặt với việc thiết kế giao diện của người dùng. Một giao diện trực quan tích hợp cùng các thao tác đơn giản, dễ sử dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của dApps. Việc tạo ra một giao diện thân thiện không hề đơn giản, đòi hỏi developers tốn nhiều thời gian, công sức và chất xám để sáng tạo.
Khó khăn khi sửa đổi code
Đây là một trong những thách thức hàng đầu của các dApps. Trên thực tế, các dApps không thể hoàn thiện ngay từ lúc vừa được triển khai. Chúng cần phải liên tục được sửa đổi, cải tiến hoặc nâng cấp để tạo ra phiên bản hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, do các dApps có dữ liệu và code được xuất lên Blockchain nên việc sửa đổi rất khó khăn.
Ứng dụng của dApps trong thực tiễn
Tài chính
Một trong những sứ mệnh của dApps là được tạo ra để phục vụ cho ngành tài chính. Thực chất, các ứng dụng này được biết đến với tên gọi là DeFi (Ứng dụng tài chính phi tập trung). DeFi vận dụng tính năng của Blockchain để thực hiện các hoạt động tài chính phức tạp, như: bảo hiểm, di chúc, vay và cho vay,…
Bán tài chính
Bên cạnh tiền bạc và tài sản, các dApps còn được tạo ra dựa trên những yêu cầu khác, như: GameFi, Play-to-Earn, Move-to-Earn,… Các ứng dụng này thường đòi hỏi người dùng phải thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó để kiếm lợi nhuận.
Một số ứng dụng khác
Không chỉ liên quan đến phương diện tài sản, dApps còn được ứng dụng với các hoạt động khác, như: lưu trữ, voting trực tuyến, như: tổ chức quản trị phi tập trung (DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác.), mua bán/trao đổi NFT,…
dApps xuất hiện trong thế giới crypto như một lẽ hiển nhiên. Vì thực chất, đây là một xu hướng mới và giàu tiềm năng của công nghệ Blockchain. Thông qua sự hỗ trợ của Smart Contracts, dApps được tạo ra nhằm phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết của cộng đồng, mang đến nhiều lợi ích thiết thực.
Như vậy, qua bài viết trên, CryptoX100.com đã cung cấp đầy đủ thông tin và các vấn đề quan trọng xoay quanh dApps. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với các chiến lược đầu tư của bạn. Chúc bạn sớm gặt hái được nhiều thành công trong những dự án sắp tới!
Những câu hỏi thường gặp
Đâu là các dApps tiềm năng nhất hiện nay?
Một số dApps khá phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng là: Ethereum, Bitcoin, EOS, TRON,…
Các ứng dụng phổ biến của dApps là gì?
Các ứng dụng của dApps được chia thành 7 nhóm khác nhau:
- Sàn giao dịch.
- Ví điện tử.
- Ứng dụng đặt cược.
- Game.
- Tài chính.
- Mạng xã hội.
- Một số ứng dụng khác.
dApps có thời gian chết không?
Câu trả lời là “Không!”. Do vận hành trên mạng lưới ngang hàng nên dApps có thể hoạt động liên tục ngay cả khi một hoặc một số máy tính riêng lẻ cặp sự cố mạng.
dApps có khả năng bị hack không?
Tất nhiên là có! dApps là một open-source vận hành trên Smart Contracts rất dễ tạo ra lỗ hổng bảo mật. Đây chính là “miếng bánh ngọt” thu hút những tên tội phạm mạng. Vì vậy, các dApps vẫn có khả năng bị hacker tấn công.