Lần đầu bước chân vào “đường đua” tiền mã hóa, có lẽ bạn sẽ choáng ngợp trước “hằng hà sa số” các danh mục đầu tư. Đứng trước quá nhiều sự lựa chọn càng khiến bạn rơi vào trạng thái hoang mang, khó đưa ra quyết định. Hiểu được nỗi khổ của nhà đầu tư mới, CryptoX100.com sẽ giúp bạn “gỡ rối tơ vò” bằng cách cập nhật top 6 crypto nền tảng có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Top 6 crypto nền tảng có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất
#1. BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. (BTC)
- Market Cap: Hơn 1,08 nghìn tỷ USD
Dự án Bitcoin (BTC) chính thức ra mắt thị trường vào năm 2009 do một nhân vật ẩn danh – Satoshi Nakamoto sáng lập. Có thể nói, đây là một trong những dự án tiền mã hóa sơ khai và kỳ cựu nhất. Cũng như phần lớn các dự án tiền mã hóa khác, Bitcoin vận hành trên mạng lưới BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng..
Hơn 10 năm phát hành, Bitcoin trải qua không ít thăng trầm. Tuy nhiên, dự án tiền mã hóa này vẫn giữ được vị thế dẫn đầu và trở thành đồng coin có giá trị bật nhất hiện nay.
Đứng trước sự xuất hiện của nhiều tân binh mới, Bitcoin vẫn là dự án sở hữu Market Cap (vốn hóa thị trường) cực kỳ cao. Chỉ trong vòng 5 năm, giá trị của Bitcoin tăng lên chóng mặt. Trước đây, bạn có thể mua một Bitcoin với giá 500$, nhưng ở thời điểm hiện tại, giá trị Bitcoin đã vượt mức 50.000$ – một con số cực kỳ ấn tượng.
#2. Ethereum (ETH)
- Market Cap: Hơn 557 tỷ USD
Sau Bitcoin, Ethereum là một AltcoinThuật ngữ này có nghĩa nói đến các loại coin khác. Ban đầu chỉ có Bitcoin cho đến khi có nhiều coin khác thì người ta nghĩ ra thuật ngữ này để chỉ các loại coin không phải Bitcoin. Altcoin hay cách viết đầy đủ là Alternate Coins. quyền lực bật nhất thị trường tiền mã hóa. Ưu điểm nổi bật nhất của Ethereum là sở hữu một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Nền tảng này hiện đang là “bệ phóng” cho hàng nghìn dự án dApp (ứng dụng phi tập trung). Không chỉ sở hữu đồng coin gốc – ETH, Ethereum còn khởi chạy vô số các token ERC-20Là viết tắt của Ethereum requetst for coment, đây là công nghệ trong hệ thống ethereum network. Công nghệ này là tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng cho các smartcontract khi phát hành token trên ethereum blockchain. khác.
So với Bitcoin, giá trị coin của Ethereum không vượt trội bằng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc ETH kém phát triển. Chỉ trong vòng 5 năm, giá của ETH đã vượt lên từ 11$ lên đến hơn 4,700$, tăng khoảng 42,000%.
Điểm hạn chế lớn nhất của Ethereum là: tốc độ xử lý chậm, gas fee tăng cao và thường xuyên bị nghẽn mạng. Hiện tại, người dùng trong cộng đồng crypto đang mong chờ phiên bản Ethereum 2.0 với mong muốn sẽ khắc phục được những hạn chế trên.
#3. Binance (BNB)
- Market Cap: Hơn 104 tỷ USD
Đứng ở vị trí thứ 3 là Binance – một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Binance được điều hành và phát triển bởi Chengpeng Zhao – CEO của tập đoàn Beiji Technology. Dù chỉ ra đời cách đây vài năm nhưng Binance không hề tỏ ra kém cạnh so với thế hệ tiền nhiệm.
Binance hiện đang dẫn đầu đường đua về: giá trị giao dịch, số lượng token niêm yết. Đặc biệt, số lượng người dùng tham gia dự án Binance không ngừng tăng trưởng. Có thể nói, đây chính là những tín hiệu tích cực dự báo một tương lai thống trị của Binance.
Hệ sinh thái Binance đang từng bước “bành trướng thế lực”. Không chỉ sở hữu một nền tảng giao dịch với đồng coin riêng biệt, Binance còn phát triển hai mạng lưới mới: Binance Chain (BC) và Binance Smart Chain (BSC). Bên cạnh đó, “ông trùm” sàn giao dịch còn mua lại trang web CoinMarketCap và phát triển nhiều ví lưu trữ nổi tiếng.
#4. Tether (USDT)
- Market Cap: Hơn 73 tỷ USD
Không giống như các dự án tiền mã hóa khác, Tether phát triển theo dạng stablecoin – một dạng tài sản kỹ thuật số ổn định neo theo giá trị của tiền fiat. Điểm nổi bật của stablecoin là chúng có khả năng “bất biến” trước sự tăng/giảm của thị trường. Vì vậy, stablecoin là sự lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư không ưa thích rủi ro, mạo hiểm.
USDT của Tether là một loại stablecoin được hỗ trợ bởi các loại tiền fiat như USD hay EURO. Nếu sở hữu 1 USDT, bạn sẽ có 1 USD trong hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Bank)
Trên thực tế, Tether không phải là dự án đầu tiên và duy nhất phát triển stablecoin. Tuy nhiên, Tether là dự án nổi tiếng và phổ biến nhất về dạng tiền này. USDT của Tether hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh công bằng với những đồng coin khác. Và đây chính là lý do vì sao Tether luôn xuất hiện trong top 5 các dự án có Market Cap lớn nhất thị trường.
#5. Solana (SOL)
- Market Cap: Hơn 64 tỷ USD
Solana là dự án được phát triển để hỗ trợ người dùng sử dụng nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi), dApp và Smart Contracts. Dự án này vận hành trên cơ chế Proof-of-stake và Proof-of-history. Sự kết hợp của “cặp đôi hoàn hảo” đã khiến Solana xử lý các giao dịch an toàn và nhanh chóng hơn. TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. gốc của dự án Solana là SOL – nhân tố cung cấp năng lượng cho nền tảng.
Được biết đến như một dự án Blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới, Solana đóng vai trò như “chiếc chìa khóa” giúp người dùng mở ra lớp ứng dụng hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, Solana còn tạo điều kiện mở rộng mạng lưới Blockchain với một quy mô lớn hơn.
Dự án Solana chỉ vừa ra mắt thị trường vào năm 2020. Ban đầu, SOL có mức giá khởi điểm là 0,77$. Tuy nhiên, chưa đầy một năm, giá của SOL đã bắt đầu tăng vọt, lên đến gần 213,42$, tăng hơn 26.500%. Với khả năng tăng trưởng vượt bậc, Solana được đánh giá là dự án “tân binh” sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
#6. Cardano (ADA)
- Market Cap: Hơn 52 tỷ USD
Cha đẻ của Cardano là một trong những nhà sáng lập nền tảng Ethereum – Charles Hoskinson. Ông chính thức giới thiệu Cardano với cộng đồng crypto vào năm 2015. Dự án Cardano ra đời và “mang trên vai” một sứ mệnh quan trọng là: loại bỏ mọi hạn chế của thế hệ Blockchain đời đầu.
Cardano có cơ chế vận hành theo mô hình Proof-of-stake. Giải pháp này giúp dự án rút ngắn thời gian giao dịch và giảm sự tiêu hao năng lượng xuống mức tối thiểu – một vấn đề nan giải mà Bitcoin đang gặp phải.
Cũng giống như Ethereum, Cardano tạo ra khả năng kích hoạt Smart Contracts và dApp. Cardano thiết lập đồng tiền gốc của riêng mình với tên gọi là ADA.
So với các đồng crypto khác, ADA của Cardano có mức tăng trưởng khá khiêm tốn. ADA có giá khởi điểm vào năm 2017 là 0,02$. Tính đến ngày 30/11/2021, đồng tiền này đã tăng lên 7,850% với mức giá 1,57$.
Kết luận
Thị trường tiền mã hóa là một bức tranh “muôn hình vạn trạng” với vô số crypto nền tảng có tiềm năng và mức độ phát triển khác nhau. Dù còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi những biến động về giá, nhưng tiền mã hóa vẫn mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho giới đầu tư. Nếu biết cách trau dồi kỹ năng, nghiêm túc tìm hiểu về tiền mã hóa và chọn đúng dự án tiềm năng, chắc hẳn bạn sẽ sớm thu về lợi nhuận khủng.
Những câu hỏi thường gặp
Điểm khác nhau giữa Crypto và Fiat (tiền pháp định) là gì?
Từ trước đến nay, Crypto và FiatTiền tệ do chính phủ cấp, chẳng hạn như đô la Mỹ hay VNĐ. luôn là “hai phe đối lập”. Một số điểm khác nhau giữa hai loại tiền này là:
Crypto:
- Được phát hành và hoạt động trên mạng lưới Internet.
- Phát triển trên công nghệ Blockchain với hệ thống quản lý phi tập trung.
- Hầu hết nguồn cung của các đồng coin đều có giới hạn.
- Giá trị coin phụ thuộc vào biến động thị trường, nhu cầu sử dụng của người dùng.
Fiat:
- Được ban hành bởi chính phủ của mỗi quốc gia.
- Chịu sự quản lý và kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương và Chính phủ.
- Không bị giới hạn về nguồn cung.
- Giá trị tiền được quy định theo thị trường và luật ban hành.
Đầu tư crypto có trái pháp luật không?
Tất nhiên là không! Đầu tư crypto hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do crypto không chịu sự quản lý và kiểm soát của Chính phủ, người dùng sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu gặp phải rủi ro hoặc bị gian lận.
Hiện nay, phần lớn các quốc gia như: châu Mỹ và châu Âu đã chấp nhận Bitcoin như một tài sản hợp pháp.
Có thể lưu trữ crypto bằng cách nào?
Bạn có thể lưu trữ crypto bằng các loại ví tương ứng tại sàn giao dịch tiền mã hóa trực tuyến.
Làm sao giao dịch crypto một cách an toàn?
Đối với nhà đầu tư mới, bạn chỉ nên đầu tư tiền mã hóa với số tiền mà bạn sẵn sàng mất. Nghĩa là dù mất khoản tiền ấy, bạn vẫn có thể duy trì cuộc sống thường nhật của mình mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Bên cạnh đó, khi tham gia thị trường tiền mã hóa, bạn cần chuẩn bị một hành trang về kiến thức, kỹ năng về tiền mã hóa. Đồng thời, bạn cũng nên trau dồi tư duy, cải thiện tầm nhìn, chiến lược và chuẩn bị tâm lý trước mọi rủi ro.