Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của Blockchain đối với hệ sinh thái DeFi (tài chính phi tập trung). Tuy nhiên, khi các dự án BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. ngày càng “nở rộ” và tăng trưởng nhanh chóng, những hạn chế của công nghệ này cũng dần bộc lộ. Các dự án Blockchain hoạt động riêng lẻ, tách biệt và gặp khó khăn khi tương tác, kết nối cũng như khả năng mở rộng. Vì vậy, Cross-chain (công nghệ chuỗi chéo) ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Blockchain. Vậy Cross-chain là gì?
Tổng quan về công nghệ Cross-chain
Cross-chain là gì?
Cross-chain là giải pháp công nghệ được phát triển nhằm khắc phục những hạn chế của Blockchain. Công nghệ này cho phép hai hay nhiều Blockchain độc lập kết nối và tương tác với nhau. “Cầu nối” Cross-chain có vai trò tối ưu hóa khả năng tổng hợp giữa các chuỗi.
Cũng giống như công nghệ Blockchain, Cross-chain không chịu sự quản lý và kiểm soát của bên thứ ba. Thế nên, khi tham gia các dự án Cross-chain, người dùng có thể tiết kiệm được phí giao dịch vì không cần trả thêm phí di chuyển tài sản.
Khi tham gia các dự án Cross-chain, người dùng được phép kết nối, truyền tải dữ liệu, thông tin với nhau. Đây là điều mà các dự án Blockchain chưa thực hiện được.
Nhờ sự hỗ trợ Cross-chain, đồng coin ở Blockchain X có thể chuyển đổi sang Blockchain Y một cách dễ dàng. Đặc biệt, dù các Blockchain khác nhau về công nghệ hoặc hash, thì vẫn không ảnh hưởng đến quá trình kết nối.
Phân loại Cross-chain
Về cơ bản, đặc tính của Cross-chain là khả năng luân chuyển tiền mã hóa hoặc hoán đổi tài sản từ Blockchain này sang Blockchain khác. Nhờ đó, Cross-chain đã xóa bỏ mọi hạn chế của các dự án Blockchain biệt lập. Tựu trung, tùy thuộc vào công nghệ và đặc tính phát triển, Cross-chain được phân thành 2 loại, bao gồm Isomorphic Cross-chain và Heterogeneous Cross-chain.
Isomorphic Cross-chain (Cross-chain phân lập)
Isomorphic Cross-chain sở hữu một số tính năng như:
- Security mechanism (cơ chế bảo mật)
- Network topology (cấu trúc liên kết mạng)
- BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. generation verification logic (logic xác minh tạo khối)
- ConsensusLà một cơ chế chịu lỗi được sử dụng trong các hệ thống máy tính và blockchain để đạt được thỏa thuận cần thiết về một giá trị dữ liệu hoặc một trạng thái duy nhất của mạng giữa các quy trình phân tán hoặc hệ thống đa tác nhân. Nó rất hữu ích trong việc lưu trữ hồ sơ, trong số những thứ khác. algorithm (cơ chế đồng thuận).
Những tính năng này có sự nhất quán và tương tác Cross-chain giữa chúng khá đơn giản.
Ví dụ điển hình của Isomorphic là Cosmos – Block phát triển trên Tendermint.
Heterogeneous Cross-chain (Cross-chain không đồng nhất)
So với Isomorphic, Heterogeneous phức tạp hơn nhiều. Lý do vì tính năng của chúng không có sự nhất quán giữa các chuỗi với nhau. Tuy nhiên, về cơ chế hoạt động, Heterogeneous vẫn diễn ra tương tự như Isomorphic. Quá trình tương tác giữa các Cross-chain này thường được hỗ trợ bởi bên trung gian thứ 3.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Cross-chain
Cross-chain giúp mã thông báo giữa hai hoặc nhiều Blockchain kết nối với nhau thông qua Smart Contracts. Những Smart Contracts này được tạo ra bởi công nghệ HashCòn gọi là phép băm. Trong lĩnh vực tin học thì băm có nghĩa là một loại phương thức trích chọn đặc trưng sao cho với một đoạn văn bản nào đó thì chỉ có thể chọn ra một đoạn mã đặc trưng mà không thể nào tìm được đoạn mã giống như vậy cho một đoạn văn bản khác và ngược lại là không thể cùng một đoạn văn bản mà có thể sinh ra hai đoạn mã băm khác nhau. Phép băm này được sử dụng chính trong lĩnh vực blockchain để đảm tính xác thực của thông tin tránh giả mạo vì các thuật toán băm thường được chứng minh tính tương ứng 1-1 giữa thông điệp và mã băm. Time Lock Contracts (HTCLs). Hai tính năng nổi bật của công nghệ HTCL là: Hashlock và Timelock.
Hashlock
Tính năng này cho phép Smart Contracts khóa các đồng coin bằng một “khóa bí mật” (mật mã riêng tư). Và tất nhiên, khóa bí mật này chỉ cho phép người khởi tạo được quyền truy cập.
Sau khi xác nhận số coin cần gửi, người khởi tạo sẽ “tiết lộ” khóa bí mật cho người nhận. Từ đó, người nhận có thể mở khóa số coin được gửi vào ví của mình.
Timelock
Cơ chế Timelock tạo ra sự ràng buộc về thời gian để bảo mật giao dịch trên mạng lưới Blockchain. Với tính năng này, các giao dịch luôn hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Timelock yêu cầu giao dịch phải được hoàn thành trong một khung thời gian nhất định. Nghĩa là người nhận buộc phải xác minh giao dịch bằng khóa bí mật theo thời gian quy định. Nếu không, số coin sẽ được hoàn lại người gửi.
Ưu điểm và hạn chế của Cross-chain
Ưu điểm
“Cầu nối” giữa các Blockchain
Một trong những lợi thế nổi bật nhất của Cross-chain là khả năng kết nối các Blockchain khác nhau. Nhờ Cross-chain, những dự án Blockchain có thể dễ dàng giao tiếp, phối hợp sức mạnh để tạo ra một giải pháp công nghệ hoàn thiện nhất.
Sở hữu bản chất phi tập trung
Về bản chất, Cross-chain vẫn là công nghệ độc lập, không chịu sự “bảo hộ” của bất kỳ đơn vị, tổ chức trung gian nào. Trong “thế giới” tiền mã hóa, tính phân quyền luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Công nghệ Cross-chain cung cấp một hệ sinh thái phi tập trung giúp người dùng tự do trao đổi đa dạng các Blockchain.
Hệ thống bảo mật chặt chẽ
Cross-chain sử dụng Smart Contracts HTCL giúp các cuộc giao dịch được diễn ra an toàn, bảo mật. Bên cạnh đó, nếu thay đổi ý định chuyển tiền, người gửi có thể tận dụng tính năng hoàn tiền của Cross-chain. Bằng cách này, những lo ngại về bảo mật sẽ không còn “chỗ đứng” trong công nghệ Cross-chain.
Giao dịch ngang hàng, chi phí thấp
Phần lớn các dự án tập trung thường yêu cầu phí chuyển đổi khá cao. Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, người dùng còn phải thực hiện nhiều thủ tục rườm rà, như: tìm kiếm sàn giao dịch uy tín, đăng ký, tuân thủ điều khoản, quy định của sàn,…
Trong khi đó, Cross-chain cho phép người dùng truy cập vào mạng lưới Blockchain ngang hàng để mua/bán tiền mã hóa. Việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí vì không có bên trung gian kiểm soát.
Tính linh hoạt cao
Điểm cộng tiếp theo của Cross-chain là khả năng ứng biến, linh hoạt cao. Công nghệ này cho phép người dùng trao đổi tất cả các mã thông báo. Nghĩa là bạn không cần chuyển đổi mã thông báo của mình thành mã thông báo dựa trên giao thức cụ thể.
Hạn chế
Cũng như bất kỳ công nghệ hiện hành nào, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Cross-chain còn có những điểm hạn chế nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, điểm hạn chế lớn nhất của công nghệ này đó là: chưa có tính phổ biến.
Là công nghệ “sinh sau đẻ muộn”, Cross-chain vẫn còn quá mới mẻ trên thị trường tiền mã hóa. Đồng thời, các tính năng của Cross-chain vẫn chưa thật sự hoàn thiện. Thậm chí, khả năng kết nối giữa các Blockchain cũng chỉ dừng lại ở mức hoán đổi coin.
Tại sao Cross-chain sẽ thúc đẩy DeFi phát triển hưng thịnh?
Trong bối cảnh công nghệ số, các ứng dụng DeFi ngày càng nhân rộng và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, không chỉ riêng thị trường tiền mã hóa, công nghệ Blockchain và hệ sinh thái DeFi đang từng bước thâm nhập vào mọi ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống, như: y tế, ngân hàng, logistic,…
Nói khác hơn, nền mạng lưới Blockchain chính là “màu áo mới” mà các mô hình vận hành truyền thống đang hướng đến.
Mức độ phủ sóng của hệ sinh thái DeFi đang tăng lên từng ngày. Các dự án Blockchain tạo ra “ma lực” hấp dẫn các nhà đầu tư, khiến cho lượng tiền đổ về hệ sinh thái DeFi ngày càng nhiều. Từ khi BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Vault ra đời, trong hệ sinh thái DeFi đã có hơn 1 tỷ USD đồng BTC bị khóa.
Từ sự lớn mạnh của hệ sinh thái DeFi, nhu cầu tương tác, kết nối giữa các Blockchain đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, công nghệ Cross-chain ra đời như một “mảnh ghép” hoàn hảo để tạo ra “bức tranh” sinh thái DeFi hoàn thiện hơn.
Trên thực tế, nếu không có Cross-chain, hệ sinh thái DeFi sẽ “đóng băng” và trở nên lạc hậu. Đơn giản vì một xã hội không thể phát triển nếu các cá thể trong xã hội ấy không tương tác với nhau. Tương tự, nếu các Blockchain hoạt động tách biệt, hệ sinh thái DeFi sẽ sụp đổ.
Tựu trung, công nghệ Cross-chain là nhân tố cốt lõi thúc đẩy sự hưng thịnh của DeFi ở cả hiện tại lẫn tương lai bằng các đặc tính của chúng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công nghệ Cross-chain – giải pháp “thần ký”, bứt phá giới hạn của Blockchain. CryptoX100.com hy vọng những kiến thức từ bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ mới của hệ sinh thái DeFi.
FAQs về công nghệ Cross-chain
Hiện tại, Blockchain có những phương thức tương tác nào?
Có 4 phương thức tương tác phổ biến của các Blockchain hiện tại, bao gồm: Giao tiếp tập trung, Atomic SwapCơ chế chuyển đổi tiền mã hóa giữa các blockchain khác nhau mà không cần thông qua trung gian., Wrapped TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. và pTokens.
Có dự án Cross-chain nào nổi bật?
Một số dự án Cross-chain nổi bật có thể kể đến như: Coin98, Polkadot, Wanchan, Cosmos,…
Các cơ chế vận hành của Cross-chain là gì?
Cross-chain có một số cơ chế vận hành phổ biến như: Validator, Relay, Stateless SPV, Merged Consensus và Federation.
Hạn chế của các Blockchain hiện tại là gì?
Blockchain hiện tại có hai điểm hạn chế lớn nhất là:
- Hoạt động biệt lập, không tương tác, giao tiếp với nhau.
- Khó tiếp cận với các nền tảng khác.