Những giải pháp Layer 2 được ví như “chiếc kim thần kỳ” vá lại các lỗ hổng của mạng lưới Ethereum. Tuy nhiên, sự rời rạc, thiếu thống nhất của chúng đã ảnh hưởng không ít đến trải nghiệm người dùng. Và đây chính là lý do thúc đẩy sự ra đời của Connext. Vậy thực chất Connext là gì? Connext có vai trò quan trọng như thế nào đối với các giải pháp Layer 2Là các ‘giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ hai’ cho các blockchain, ví dụ như Sharding, Lightning Network, Plasma, Sidechain, Optimistic Rollups,…? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về Connext qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Connext
Connext là gì?
Connext là một Interoperability Protocol (tạm dịch: giao thức kết nối) của Ethereum Layer2. Giao thức này chính thức trở thành một nhân tố thiết yếu của các nhà nghiên cứu Layer 2 vào năm 2017. Thông qua các hệ thống state channel, Connext tạo ra “cầu nối” giúp người dùng chuyển tiền liền mạch giữa các rollup.
Vai trò cốt lõi của Connext là khắc phục các hạn chế của mạng lưới Ethereum truyền thống, như: giao dịch bị tắc nghẽn, phí thực thi tác vụ cực kỳ cao, khả năng mở rộng kém,… Connext cho phép người dùng thực hiện các tác vụ ngoài chuỗi một cách nhanh chóng với mức phí gần như bằng 0.
Sự xuất hiện của Connext giúp cộng đồng người dùng và các developers hoạt động mạnh mẽ trong một không gian vô hạn cùng những tính năng ưu việt nhất của mạng lưới Ethereum.
Cách thức vận hành của Connext
Connext thực hiện một giao dịch theo một quy trình cụ thể như sau:
- Trước tiên, người dùng bắt đầu giao dịch bằng cách đặt một “xcall” trên: hợp đồng Connext, mục chuyển tiền, thông tin gas fee, dữ liệu và địa chỉ mục tiêu (gồm những thông tin trên chuỗi).
- Sau đó, các hợp đồng Connext sẽ:
- Swap token đã chuyển sang phiên bản Nomad sao cho đồng bộ về mặt nội dung.
- Đặt các hợp đồng Nomad với một hash chi tiết về cuộc giao dịch để thiết lập độ trễ tin nhắn từ 30 – 60 phút trên các chuỗi.
- Triển khai một sự kiện dựa trên thông tin chi tiết của cuộc giao dịch.
- Tiếp đó, các bộ định tuyến quan sát sẽ:
- Mô phỏng giao dịch.
- Chuẩn bị một đối tượng giao dịch đã chấp thuận sử dụng tiền trên chuỗi nhận (receiving chain).
- Triển khai đối tượng này với một giá thầu cho các đấu giá viên.
- Người bán đấu giá sẽ quan sát toàn bộ chuỗi bên dưới. Đối với mỗi BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. X, người bán đấu giá sẽ thu thập giá thầu cho mỗi cuộc giao dịch. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm chọn đúng bộ định tuyến cho một giao dịch nhất định. Sau đó, người bán sẽ đăng các đợt đấu giá lên mạng lưới để gửi chúng theo chuỗi.
- Khi một giá thầu được gửi đến chuỗi, các hợp động sẽ:
- Kiểm tra giá thầu có đủ để thực hiện giao dịch không.
- Swap quỹ Nomad của bộ định tuyến để nhận tài sản trên chuỗi.
- Gửi các khoản tiền đã swap đến đúng mục tiêu.
- HashCòn gọi là phép băm. Trong lĩnh vực tin học thì băm có nghĩa là một loại phương thức trích chọn đặc trưng sao cho với một đoạn văn bản nào đó thì chỉ có thể chọn ra một đoạn mã đặc trưng mà không thể nào tìm được đoạn mã giống như vậy cho một đoạn văn bản khác và ngược lại là không thể cùng một đoạn văn bản mà có thể sinh ra hai đoạn mã băm khác nhau. Phép băm này được sử dụng chính trong lĩnh vực blockchain để đảm tính xác thực của thông tin tránh giả mạo vì các thuật toán băm thường được chứng minh tính tương ứng 1-1 giữa thông điệp và mã băm. các tham số của bộ định tuyến và lưu trữ những hash này đến địa chỉ của bộ định tuyến trong hợp đồng. Lúc này giao dịch của người dùng đã hoàn tất.
Điểm đặc trưng của Connext là gì?
Một trong những điểm tạo nên sự khác biệt của Connext là Spacefold. Spacefold được biết đến như một “đứa con” được sản sinh từ nền tảng Connext. Công cụ này có khả năng hỗ trợ người dùng tương tác cross-chain một cách tức thì.
Spacefold hiện đã hỗ trợ các Layer 2 Chain, bao gồm: xDAI, Polygon, Optimism. Theo dự án, Spacefold sắp mở rộng vi mô qua các Layer Chain của SKALE và Arbitrum. Dù vậy, các chuyên gia vẫn đánh giá Spacefold là một nền tảng “hacky” và “unscalable”.
Chính vì thế, Connext đã tiếp tục cho ra mắt phiên bản cải tiến của Spacefold mang tên Vector. So với thế hệ trước, Vector sở hữu nhiều tính năng ưu việt và vượt trội hơn hẳn. Hiện tại, nền tảng này vẫn đang chạy TestnetMột blockchain phụ mà không được online và công khai với mọi người. Nó được sử dụng để thử những thay đổi mới, không giao dịch tiền hay giá trị thật. Cho phép các nhà phát triển tự do thí nghiệm và học hỏi. với sự hỗ trợ của các đối tác.
Một số tính năng của Vector là:
- Chuyển giao thông qua các node định tuyến trung gian.
- Thực hiện chuyển giao tức thì, có khả năng vận hành với bất kỳ chuỗi nào, tương thích với mọi EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain..
- Cung cấp Plug in cho các chuỗi không tương thích với EVM, bao gồm: ZK Rollups.
- Tối ưu hóa việc gửi và rút tiền. Người dùng chỉ cần gửi tiền đến địa chỉ kênh mà không cần thông qua địa chỉ ví.
Có thể thấy, Connext là một công cụ đa năng, hỗ trợ hầu hết các giải pháp phổ biến như Plasma hoặc SidechainMột giải pháp mở rộng quy mô được xây dựng song song với blockchain chính để giảm tải cho chuỗi khối này.. Bên cạnh đó, nền tảng này vận hành lý tưởng nhất với các hệ thống hoạt động theo mô hình EVM và Solidity.
Khi nào cần sử dụng Connext
Về bản chất, Connext thuộc “trường phái” Router. Hiểu đơn giản, Router là một LiquidityKhả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản. Providers (tạm dịch: nhà cung cấp thanh khoản) thông qua nhiều giải pháp Layer 2.
Vì vậy, Connext được sử dụng trong trường hợp người dùng muốn chuyển token X từ giải pháp Layer 2 A sang giải pháp Layer 2 B. Lúc này, token X sẽ bị lock tại Router của giải pháp Layer 2 A và unlock tại giải pháp Layer 2 B. Qua đó, người dùng có thể claim token của mình. Lưu ý, mỗi lần sử dụng dịch vụ, bạn cần phải trả một khoản phí nhất định cho Router.
Lộ trình phát triển của Connext
Hiện tại, Connex đã công bố lộ trình cụ thể trong năm 2021 và đang trong quá trình cập nhật thông tin mới nhất.
- Giai đoạn 0
- Ngày 04/01/2021: Triển khai tính năng chuyển token, cập nhật thông tin qua bộ định tuyến trung gian.
- Giai đoạn 1
- Cuối quý 1 năm 2021: Hỗ trợ tương tác giữa các bộ định tuyến.
- Giai đoạn 2
- Cuối quý 2 năm 2021: Loại bỏ các dịch vụ tập trung và chuyển sang mạng P2PNgười với người, ý ám chỉ tính ngang hàng với nhau không ai hơn ai. Thuật ngữ này có thể kết hợp với những thuật ngữ khác ví dụ như Giao dịch P2P (giao dịch ngang hàng), P2P network (Mạng lưới ngang hàng).
Team, Investor & Partner
Team
- Arjun Bhuptani (Founder & Chief Typewriter Monkey tại Connext): Anh từng là cử nhân tại trường đại học Colgate thuộc lĩnh vực Nghiên cứu Vật lý và Triết học. Arjun cũng là đồng sáng lập Moloch DAOLà viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác. – mô hình thử nghiệm kinh tế được sử dụng trong việc duy trì tính bền vững của hàng hóa công.
- Layne Haber (Co-Founder & Protocol Lead tại Connext): Cô là cựu sinh viên trường California, Los Angeles thuộc ngành Nghiên cứu Hóa học và Khoa học Vật liệu. Layne cũng từng là chủ tịch và người sáng lập Food Recovery Network tại UCLA, CEO của Arctica Health,…
- Rahul Sethuram (Co-Founder & Tech Lead tại Connext): Anh tốt nghiệp bằng cử nhân tại trường Đại học California, Santa Cruz thuộc lĩnh vực Nghiên cứu Kỹ thuật Điện. Đồng thời, Rahul còn là kỹ sư tại nhiều công ty lớn, như Tesla Motors kiêm nhà sáng lập Tip’d Off.
Investor
Connext hiện đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ các quỹ lớn trên thế giới như: Ethereum Foundation, KR1, Consensys Ventures, Kenetic Capital,…
Partner
Connext bắt tay hợp tác cùng ChainSafe. Sự cộng tác này giúp người dùng an tâm hơn trước những cuộc tấn công mạng.
Connext đã trở thành “sợi dây” nối kết những giải pháp tối ưu nhất với nhau. Nhờ đó, quy trình giao dịch của người dùng được cải thiện đáng kể. Trong tương lai, dự án hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tính năng hữu ích và tối ưu hơn để phục vụ người dùng.
Đừng quên theo dõi CryptoX100.com để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích về các dự án tiền mã hóa nhé! Chúc bạn thành công với các quyết định đầu tư của mình!
Những câu hỏi thường gặp về Connext
Connext có những nền tảng mạng xã hội nào?
Hiện tại, Connext đã triển khai trên 3 nền tảng mạng xã hội nhằm tiếp cận gần hơn với người dùng, là:
- Twitter: https://twitter.com/ConnextNetwork
- Discord: https://discord.com/invite/connext
- Website: https://www.connext.network/
Có dự án nào tương tự Connext không?
Tất nhiên là có! Thực tế là có rất nhiều dự án cung cấp giải pháp Layer 2 để khắc phục những hạn chế của Ethereum, như: Polygon, xDAI và SKALE.
Connext có phát hành token không?
Hiện tại, Connext vẫn chưa phát hành bất kỳ token nào. Vì vậy, bạn cần thận trọng các token mạo danh đang “hoành hành” trên các sàn giao dịch. Khi có thông tin mới về token của Connext, CryptoX100.com sẽ sớm cập nhất đến bạn!
Connext hỗ trợ các giải pháp nào?
Connext hiện đang hỗ trợ rất nhiều giải pháp Layer 2 như: Plasma và Sidechain. Nền tảng này hoạt động tốt nhất với các dự án chay EVM và được hỗ trợ bởi Solidity.