Được biết đến như một phát minh vĩ đại của nhân loại vào những năm 1990, công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. đã trở thành nhân tố không thể thiếu trên thị trường tiền mã hoá – lĩnh vực đầu tư tài chính “hot” nhất trong những năm vừa qua. Nếu muốn tìm hiểu về các loại tiền mã hoá như: BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào., Ethereum hay bất kỳ đồng coin nào, điều đầu tiên bạn cần làm là: tìm hiểu về Blockchain (hay còn được gọi là “Công nghệ chuỗi khối”).
Tổng quan về Blockchain
Blockchain là gì?
Blockchain (Công nghệ chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân tán có khả năng lưu trữ thông tin trong các khối (BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau.) dưới dạng kỹ thuật số. Trong đó, những mã hóa đóng vai trò là “chất kết dính” nối các khối thành một chuỗi (Chain).
Hiểu đơn giản, Blockchain hoạt động tương tự như một số cái của dữ liệu phi tập trung, có khả năng kết nối an toàn. Công nghệ Blockchain cho phép một nhóm tập thể gồm những người tham gia được chia sẻ dữ liệu với nhau. Dữ liệu được phân thành các khối và liên kết với nhau bằng các số nhận diện cụ thể ở dạng “băm mật mã”.
Blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng nổi bật nhất là lĩnh vực tiền mã hoá. Có thể nói, Blockchain chính là công nghệ cốt lõi đằng sau Bitcoin, Ethereum và hàng nghìn loại tiền mã hoá khác.
Lịch sử hình thành công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain “manh nha” xuất hiện vào năm 1991. Tại thời điểm này, hai nhà khoa học Stuart Haber và W.Scott Stornetta đã nghiên cứu một chuỗi khối được khóa lại bằng mật mã. Tuy nhiên, khi ấy thuật ngữ Blockchain vẫn chưa được định hình rõ nét.
Mãi đến năm 2008, lịch sử Blockchain mới chính thức được củng cố. Satoshi NakamotoLà nhà sáng lập bí ẩn của Bitcoin. Mặc dù Bitcoin đã được tạo ra từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa ai biết danh tính thật sự của Satoshi. Satoshi được phỏng đoán có thể là đàn ông, phụ nữ hay thậm chí là cả một nhóm người. – nhân vật ẩn danh – người được công nhận là “bộ não” đằng sau công nghệ Blockchain. Nakamoto hình thành ý tưởng về Blockchain vào năm 2008. Sau đó 1 năm, Nakamoto đã phát hành White Paper (Sách trắng) để viết về công nghệ đỉnh cao này.
Phương thức hoạt động của Blockchain
Không phải ngẫu nhiên mà cái tên “Blockchain” lại được đặt ra. Sổ cái kỹ thuật số được mô tả là một “chuỗi” (Chain) và được nối kết từ các “khối” (Block) dữ liệu riêng lẻ. Khi dữ liệu mới được cập nhật, một khối mới sẽ hình thành và gắn vào chuỗi. Cơ chế vận hành chặt chẽ đã khiến Blockchain trở thành công nghệ an toàn bật nhất hiện nay.
Trước khi một khối mới được thêm vào sổ cái, các nút phải xác minh và xác nhận tính hợp pháp của dữ liệu. Tương tự vậy, đối với tiền mã hoá, các giao dịch mới trong một khối luôn phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trước khi được thực hiện.
Thông thường, các giao dịch sẽ được bảo mật bằng mật mã. Để xử lý một giao dịch, các nút của mạng máy tính phải giải được các phương trình toán học phức tạp.
Các loại Blockchain chính
Public Blockchain (Blockchain công khai)
Đây là mạng lưới Public Blockchain. Khi truy cập vào Blockchain này, người dùng không cần đến sự cho phép của bất kỳ bên thứ ba nào. Public Blockchain không hạn chế số lượng và đối tượng người truy cập. Phần lớn các loại tiền mã hoá đều chạy trên mạng lưới Public Blockchain. Chúng sẽ được điều chỉnh bởi các quy tắc hoặc thuật toán đồng thuận.
Private Blockchain (Blockchain riêng tư)
Ngược lại với Public Blockchain, loại Blockchain này mang tính riêng tư. Người truy cập vào dữ liệu Blockchain buộc phải thông qua sự cấp phép của các tổ chức thiết lập quyền kiểm soát. Vì vậy, chỉ có người dùng được cấp phép mới có thể truy cập vào các dữ liệu cụ thể. Ví dụ điển hình là nền tảng Blockchain OracleLà công cụ xác thực và cung cấp thông tin/dữ kiện ngoài đời thật vào các hợp đồng thông minh/giao thức. – một Private Blockchain cần được cấp phép.
Consortium Blockchain
Đây được hiểu là nền tảng Blockchain liên hợp. Trong quá trình đồng thuận (khai thác), Blockchain sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi tập hợp các nút hoặc các bên liên quan đã xác định từ trước.
Ưu điểm và hạn chế của Blockchain
Ưu điểm
Không chịu sự kiểm soát, quản lý bởi bên thứ 3
Về cơ bản, Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác không được phát hành và kiểm soát bởi tổ chức hoặc cơ quan chính phủ. Điều này đồng nghĩa với việc nền tảng Blockchain cũng không bị kiểm soát hoặc quản lý bởi bên thứ ba. Vì vậy, các khoản phí giao dịch liên quan đến bên thứ 3 cũng không tồn tại, giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, thời gian hoạt động của Blockchain cũng rất hiệu quả. Khác với những ngân hàng truyền thống và tổ chức trung gian, Blockchain “mở cửa” hoạt động xuyên suốt 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm.
Tính minh bạch và ẩn danh cao
Mọi cuộc giao dịch diễn ra trên Blockchain đều được ghi lại trên máy tính thông qua mạng lưới toàn cầu. Bất kỳ người dùng nào cũng có thể theo dõi các cuộc giao dịch. Vì địa chỉ, lịch sử giao dịch của ví Bitcoin, nơi chứa tiền mã hoá hoàn toàn được công khai. Tuy nhiên, danh tính và thông tin cá nhân của chủ sở hữu mỗi ví lại ẩn danh và không ghi lại.
Độ chính xác cao
Mọi hoạt động trên nền tảng Blockchain gần như là tự động hóa, ít chịu sự tác động của con người. Vì vậy, nguy cơ xảy ra sai sót hầu như là không có. Bên cạnh đó, mỗi giao dịch đều được xác nhận và ghi lại bởi các nút mạng. Điều này khiến cho quá trình xâm nhập hoặc tráo đổi thông tin vô cùng khó khăn. Tính năng này cũng hạn chế tình trạng người dùng sử dụng lại đồng coin nhiều hơn một lần.
Đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng
Blockchain không chỉ được ứng dụng trên lĩnh vực tiền mã hoá. Công nghệ này còn hỗ trợ các hoạt động khác mang tính chất riêng tư hơn. Nếu Bitcoin hoạt động trên nền tảng Public Blockchain, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tham gia thì một số ứng dụng khác dành cho doanh nghiệp được tạo ra trên nền tảng Private Blockchain. Tại đây, các tổ chức có quyền kiểm soát người tham gia và bảo mật thông tin nhạy cảm.
Hạn chế
Giao dịch bị giới hạn
Trên thực tế, các giao dịch trên Blockchain phải được phê duyệt thông quan một mạng lưới lớn hơn. Chính vì thế, người dùng thường gặp phải các vấn đề về tốc độ giao dịch. Số lượng giao dịch càng tăng thì các vấn đề về tốc độ mạng càng dễ xảy ra.
Tốn nhiều năng lượng
Để khai thác Bitcoin hiệu quả, người dùng buộc phải sử dụng một mạng máy tính với tốc độ cao. Việc này làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đặc biệt là điện năng.
Ngoài ra, Bitcoin còn thải ra môi trường một lượng lớn khí thải carbon. Tuy nhiên, các nhà phát triển của Blockchain đã và đang tìm ra giải pháp nhằm ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Giao dịch phi pháp
Điểm mạnh của Blockchain là quyền riêng tư và bảo mật cao. Tuy nhiên, đây đã trở thành hạn chế lớn của nền tảng này. Không gian riêng tư và không bị kiểm soát bởi cơ quan chính phủ chính là nhân tố hấp dẫn bọn tội phạm. Chúng có thể lợi dụng Blockchain để thực thi các giao dịch bất hợp pháp. Nếu không đủ tỉnh táo và sáng suốt, người dùng sẽ trở thành “miếng mồi ngon” ngon cho các cuộc làm ăn phi pháp.
Rủi ro mất tài sản cao
Tài sản kỹ thuật số của bạn thường được bảo mật bằng mật mã, chẳng hạn như cryptocurrency được lưu trữ trong “ví” Blockchain bằng mã bảo vệ. Những mã bảo vệ này được xem là “chiếc chìa khóa” mở ra ví cryto của bạn. Chính vì thế, bạn phải luôn trong tâm thế bảo quản “chiếc chìa khóa” này một cách kỹ lưỡng. Nếu vô tình đánh mất mã bảo vệ cá nhân, bạn sẽ không thể khôi phục lại “ví” Blockchain của mình. Và tất nhiên, tài sản của bạn sẽ biến mất vĩnh viễn. Vì Blockchain là một hệ thống phân tán, nên bạn không thể yêu cầu cơ quan trung ương để lấy lại quyền truy cập.
Blockchain là một giải pháp công nghệ tối ưu và giàu tiềm năng trong bối cảnh công nghệ số. Kiến thức xoay quanh chủ đề này cực kỳ đa dạng và chuyên sâu. CryptoX100.com hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về một số khía cạnh liên quan đến Blockchain.
FAQS về Blockchain
Có bao nhiêu Blockchains?
CryptoX100.com không thể thống kê một cách chính xác số lượng Blockchains. Vì mỗi ngày, số lượng các Blockchains không ngừng tăng lên. Đến thời điểm hiện tại (2021), đã có hơn 10.000 loại tiền mã hoá đang hoạt động trên nền tảng Blockchain. Đồng thời, còn có hàng trăm Blockchain được ứng dụng ngoài lĩnh vực tiền mã hoá.
Điểm khác nhau giữa Public Blockchain và Private Blockchain là gì?
Public Blockchain: Cho phép người dùng tự do tham gia hoặc truy cập dữ liệu Tuy có tính chất “mở” nhưng các Blockchain này vẫn được bảo mật bằng mật mã và hệ thống đồng thuận để bảo vệ danh tính của người dùng.
Private Blockchain: Người dùng chỉ được tham gia hoặc truy cập dữ liệu khi được cấp phép.
Blockchain có tiềm năng phát triển trong tương lai không?
Có thể nói, Blockchain là giải pháp công nghệ tối ưu và giàu tiềm năng. Hiện tại, hệ thống Bitcoin được xem là ứng dụng nổi tiếng nhất của Blockchain Thậm chí, có hàng nghìn loại tiền mã hoá đang chạy trên nền tảng này. Bên cạnh đó, Blockchain còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, như: tài chính ngân hàng, y tế, logistics,…, Vì vậy, CryptoX100.com có thể nhận định tương lai của Blockchain vô cùng phát triển và xán lạn.
Blockchain có lợi thế gì so với hệ thống tài chính truyền thống?
Blockchain cho phép các hoạt động tài chính diễn ra mà không cần sự can thiệp của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị nào. Đồng thời, các giao dịch cũng không tốn kém nhiều chi phí và hạn chế được tính phức tạp, tốn thời gian.