Giữ ngôi vị “á quân” trên thị trường tiền mã hóa trong nhiều năm, Binance đã trở thành một trong những sàn giao dịch có số lượng người dùng đông đảo nhất hiện nay. Sở hữu tiềm lực vững chắc, Binance đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho người dùng. Trong đó có Binance Labs – nơi khởi nguồn cho các dự án BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.. Vậy chính xác Binance Labs là gì? Đâu là các danh mục đầu tư mới nhất của Binance Labs trong năm 2022?
Tìm hiểu chi tiết về Binance Labs
Binance Labs là gì?
Binance Labs được biết đến như một quỹ hỗ trợ đầu tư của sàn giao dịch hàng đầu Binance. Sứ mệnh của Binance Labs là tìm kiếm các cá nhân, đơn vị startup hoặc cộng đồng Blockchain có tiềm năng để “rót vốn” đầu tư. Binance Labs sẽ cung cấp nguồn tài chính, trở thành bệ phóng vững chắc giúp developers phát triển dự án mới.
Binance Labs hoạt động trên thị trường từ năm 2017 – cùng thời điểm ra đời của sàn giao dịch Binance. Sau 5 năm vận hành, Binance Labs đã có mặt trên 25 quốc, sở hữu danh mục đầu tư với 100 dự án. Sự ra đời của Binance Labs đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” nhằm ươm tạo và hỗ trợ các nhà khởi nghiệp phát triển.
Binance Labs hiện đã khởi xướng rất nhiều chương trình nhằm khuyến khích developers xây dựng sản phẩm trên hệ sinh thái Blockchain, như: chương trình ươm tạo, học bổng, đầu tư trực tiếp, quỹ sinh thái,…
Để giúp các nhà phát triển tạo ra những sản phẩm chất lượng, các nhóm kỹ thuật của Binance Labs đã hỗ trợ hết mình. Đây là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có tiếng trên thị trường tiền mã hóa cũng như lĩnh vực xây dựng web phi tập trung.
Với tiêu chí “chất lượng hơn số lượng”, Binance Labs luôn dành rất nhiều thời gian để lựa chọn các dự án thật sự tiềm năng. Mỗi năm, quỹ chỉ đầu tư tối đa 30 dự án. Mỗi dự án mà Binance chọn lựa đều trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe với tỉ lệ chọi cực kỳ cao.
Binance Labs và đội ngũ phát triển
Changpeng Zhao (CZ)
CZ là thành viên chủ lực của Binance Labs. Không chỉ là người đứng đầu Binance Labs, anh còn là nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa Binance. Trước khi trở thành người dẫn đầu Binance, CZ đã từng làm việc cho sở giao dịch chứng khoán Tokyo, nhà phát triển phần mềm tại Bloomberg Tradebook.
Bên cạnh đó, CZ còn đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong các lĩnh vực liên quan đến tiền mã hóa, như: nhân viên cấp cao tại Blockchain.io, Giám đốc Công nghệ tại OKCoin.
Đến giữa năm 2017, CZ chính thức hoạt động riêng lẻ và gầy dựng Binance. Chỉ trong vòng huy động vốn đầu tiên, Binance của CZ đã chinh phục được 15 triệu USD từ các nhà đầu tư. Vỏn vẹn chưa đầy 8 tháng, Binance đã trở thành sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới theo khối lượng giao dịch.
Christy Hyungwon Choi
Thành viên này là Giám đốc của Binance Labs. Là một nhân tài giàu tiềm năng, Christy từng đảm nhiệm chức vụ cố vấn quản lý tại Oliver Wyman Finance Services, CMO của Fintech Startup. Đồng thời, anh còn tham gia nghiên cứu về Doanh nhân Xã hội tại NYU Stern, lĩnh vực Kinh doanh và Văn học Anh tại Yonsei.
Yele Bademosi
Yele cũng là một trong những thành viên chủ lực của “đại gia đình” Binance. Vai trò chính của Yele Bademosi là đối tác sáng lập, Microtration và giám đốc của Binance Labs. Yele có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ Blockchain. Trước khi trở thành thành viên của Binance Labs, Yele từng là Founder của Microtration – một trong những quỹ đầu tư thiên thần (Angel Investors) hàng đầu của châu Phi tại Lagos.
Ngoài ra, Yele còn đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Điều hành của một văn phòng gia đình ở châu Phi. Yele thực hiện nhiều khoản đầu tư vào các công ty startup tại châu Phi cũng như các châu lục khác trên thế giới.
Teck Chia
Hiện tại, Teck Chia đang điều hành các chi nhánh liên doanh của Binance. Trước đây, anh từng là Founder và Giám đốc Điều hành của Dimension.ai, OpenAppMkt, Paper.ai,… Bên cạnh đó, Teck còn giữ nhiệm vụ điều hành các thuộc tính web và ứng dụng Facebook – một nền tảng mạng xã hội thu hút hàng triệu người dùng.
Tổng quan về Portfolio nổi bật của Binance Labs năm 2022
Hiện tại, Binance Labs đã sở hữu hơn 70 dự án mới trong Portfolio (danh mục đầu tư) của mình. Các dự án này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là rất giàu tiềm năng và có triển vọng phát triển mạnh mẽ.
Infrastructure
- Harmony: Nền tảng này vận hành theo cơ chế Proof-of-Stake, hỗ trợ developers thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng của mình.
- Chiliz: Đây là một nền tảng Blockchain hiện đại, được tạo ra nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những người hâm mộ thể thao trên Socios.com.
- LayerZero: Được biết đến như một giao thức hỗ trợ tương tác Omnichain đầu tiên. Nhiệm vụ của LayerZero là giúp các chain kết nối liền mạch.
OracleLà công cụ xác thực và cung cấp thông tin/dữ kiện ngoài đời thật vào các hợp đồng thông minh/giao thức.
- Tellor: Đây là một Oracle xuất phát cùng thời điểm bới Band.
- Band protocol: Nổi tiếng với vai trò là Oracle đời đầu, Band đã thu hút rất nhiều người dùng trong thời gian đầu ra mắt.
Farming
- Alpha Finance: Đây là một trong những dự án Yield Farming nổi bật với khả năng kết hợp đòn bẩy đầu tiên trên thị trường.
- Pancake Bunny: Nền tảng này vận hành trên mạng lưới Binance Smart Chain. Pancake Bunny cung cấp khả nhiều tính năng hấp dẫn, như: Swap, chơi game, giao dịch/mua bán vật phẩm,…
Asset Management
- Tranchess: Đây là nền tảng hỗ trợ người dùng quản lý tài sản của các nhà đầu tư.
- Troy: Đóng vai trò như “người quản gia” hỗ trợ người dùng quản lý các giao dịch, cung cấp dữ liệu phân tích, hỗ trợ thiết lập chiến lược,…, cho các nhà đầu tư.
DerivativesLà tên gọi của công cụ tài chính. Nó cho phép nhà đầu tư giao dịch nhiều sản phẩm dựa trên giá cả mà không cần sở hữu sản phẩm đó.
- Injective Protocol: Trước đây, Injective từng là một sàn giao dịch phái sinh. Nhưng ở thời điểm hiện tại, giao thức này đã trở thành Blockchain sở hữu cùng hệ sinh thái trong vũ trụ Cosmos.
- Perpetual Protocol: Đây là một trong những sàn giao dịch phái sinh sở hữu doanh thu nhiều nhất hiện nay.
Analytics
- Dune Analytics: Đây là một nền tảng có khả năng phân tích phi tập trung. Tại đây, người dùng có thể đóng góp dữ liệu của riêng mình để những người dùng khác có thể nghiên cứu.
- DappReview: Nền tảng này cho phép phân tích hơn 5.000 dự án trên 15 Blockchain khác nhau. Nhờ đó, người dùng có thể theo dõi các dữ liệu phổ biến nhất của dự án một cách nhanh chóng nhất.
Aggregator
- 1inch: Đây là một trong những dự án tiên phong về lĩnh vực Aggregator. Nền tảng này cho phép người dùng giao dịch với mức trượt giá thấp nhất. Đồng thời, 1inch cũng cung cấp nguồn thanh khoản cực kỳ cao.
- Bella: Đây là nền tảng có khả năng tổng hợp các dịch vụ quen thuộc như: Farming, Lending, Saving trong duy nhất một ứng dụng.
- Flamingo: Là một nền tảng DeFi Full-Stack được vận hành trên mạng lưới NEO Blockchain.
Wallet
- Torus: Đây là một bộ sản phẩm tập hợp các cơ sở hạ tầng và ví. Torus có khả năng cung cấp cho người dùng một bộ công cụ lưu trữ tối ưu, không yêu cầu password.
- Math Wallet: Là một trong những chiếc ví theo mô hình “Multi-chain” phổ biên nhất. Math Wallet tích hợp các tính năng DeFi nổi bật trong crypto. Ngoài ra, ví này còn sở hữu cả một Layer 2Là các ‘giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ hai’ cho các blockchain, ví dụ như Sharding, Lightning Network, Plasma, Sidechain, Optimistic Rollups,… cấu thành từ Substrate với tên gọi là MathChain.
- Swipe: Là một cổng giao dịch crypto được vận hành trên Ethereum Blockchain. Nền tảng này giúp hợp pháp hóa tiền mã hóa, giúp loại tiền này có thể sử dụng như tiền pháp định trong cuộc sống hằng ngày.
- SafePal: Đây là một loại ví điện tử hỗ trợ hơn 20 Blockchain. SafePal có cả các sản phẩm ví lạnh bên cạnh ứng dụng điện thoại.
Gaming/NFT
- My Neighbor Alice: Đây là một nền tảng gamefi theo mô hình xây dựng. Khi tham gia trò chơi, người dùng được phép mua và sở hữu các hòn đảo ảo (NFT). Ngoài ra, My Neighbor Alice còn cung cấp các hoạt động thú vị nhằm thu hút sự tham gia của người dùng.
- Axie Infinity: Tựa game này đã khởi xướng cho trào lưu Play to earn đình đám một thời. Axi Infinity còn là một trong những dự án game có Market Cap cao nhất trong lĩnh vực Gaming.
- Sandbox: Là một nền tảng thực tế ảo phi tập trung (MetaverseLà thế giới ảo được xây dựng trên Internet, nơi người tham gia có thể tương tác với nhau qua các nhân dạng kỹ thuật số như ngoài đời thật. Khái niệm này đã trở nên phổ biến sau khi mạng xã hội Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh định hướng xây dựng metaverse.). Sau khi phát hành chính thức trên mạnh lưới Ethereum Blockchain, Sandbox đã thu hút hàng triệu người dùng.
StablecoinLà những đồng coin được định giá với một tài sản cố định nhằm để ổn định biến động giá trong thị trường.
- Binance USD: Nền tảng này chính là sự hợp tác giữa Binance và Paxos. Theo đó, Paxos là một đơn vị tài chính trực thuộc quyền quản lý của New York. Người đứng đầu Binance USD là Charles Cascarilla. Mục đích của Binance USD là hỗ trợ người dùng thực hiện giao dịch, trao đổi các đồng stablecoin phổ biến trên thế giới.
Lending & Borrowing
- Compound: Giao thức cho vay Compound cực kỳ nổi tiếng trong thời gian gần này. Nền tảng này đóng vai trò như một thuận toán trên Ethereum Blockchain. Compound xây dựng một thị trường tài chính hiệu quả, cho phép người dùng vay và cho vay mà không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nào.
- Xend Finance: Là một nền tảng cho vay, hỗ trợ người dùng gửi tiết kiệm lãi suất lên đến 15% APYTỉ suất thu nhập hằng năm kiếm được từ một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc đầu tư có tính đến hiệu quả của lãi kép..
- Kava Lend: Trước đây là Hard Protocol. Nền tảng này chuyên cung cấp các sản phẩm đến từ Kava, như Kava Swap và Kava Mint.
Layer 2
- Polygon: Đây là một nền tảng có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Polygon còn giúp Ethereum mở rộng quy mô mạng lưới hay còn gọi là Layer 2. Vai trò chủ đạo của Polygon là tích hợp các công cụ sẵn có trên Ethereum để xử lý giao dịch nhanh và tiết kiệm chi phí hơn.
Binance Labs được mệnh danh là “vườn ươm mầm dự án” tiềm năng nhất hiện nay. Quỹ đầu tư này hiện đang hỗ trợ cho hơn 100 dự án và vẫn đang trên hành trình tìm kiếm các dự án triển vọng. Qua bài viết trên, CryptoX100.com tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về Binance Labs. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình tìm hiểu về kiến thức tiền mã hóa của bạn. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào đầu tư dự án theo Binance Labs?
Để đầu tư theo Binance Labs, bạn có thể truy cập vào các trang web sau:
- Trang Twitter chính thức của Binance Labs:
https://twitter.com/BinanceLabs - Cypherhunter: https://www.cypherhunter.com/en/p/binance-labs/
- Binance Research: https://research.binance.com/
Có nên mua token của các dự án Binance Labs đầu tư không?
Có thể thấy, các dự án mà Binance Labs lựa chọn “rót vốn” đều rất triển vọng và có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc coin của các dự án này được list trên sàn giao dịch Binance. Đặc biệt, trước khi đầu tư vào bất kỳ đồng coin nào, bạn cần lưu ý:
- Lợi nhuận traders kiếm được thường thấp hơn quỹ đầu tư rất nhiều.
- Vị thế luôn là nhân tố đáng cân nhắc.
- Cần phải tìm hiểu kỹ về dự án thay vì “ăn theo” các quỹ đầu tư.
Binance Labs tập trung vào mảng nào trong năm 2022?
Trong năm 2022, Binance Labs đang tập trung chủ yếu vào các dự án thuộc lĩnh vực: Metaverse, Web 3, GameFi,…
Đâu là các dự án có mức tăng trưởng tốt được Binance Labs đầu tư?
3 dự án nổi trội nhất được Binance Labs đầu tư là: Polygon (MATIC), Sandbox (SAND) và Axie Infinity (AXS).