Có thể tham gia thị trường tiền mã hóa đã lâu nhưng chưa hẳn bạn đã hiểu rõ AtomicAssets là gì và tầm quan trọng của công nghệ này ra sao. Để củng cố kiến thức cho anh em trong cộng đồng cryptocurrency, CryptoX100.com sẽ giới thiệu giải đáp thuật ngữ AtomicAssets trong bài viết dưới đây!
Tổng quan về thuật ngữ AtomicAssets
AtomicAssets là gì?
AtomicAssets là một non-fungible token (NFT) standard mới được phát triển trên công nghệ BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. Eosio. Nhiệm vụ của AtomicAssets là khắc phục các vấn đề liên quan đến khả năng sử dụng các standards hiện có.
Đặc biệt, AtomicAsset không yêu cầu RAM từ người dùng. Bên cạnh đó, standard này còn cung cấp các tính năng mạnh mẽ, hỗ trợ người dùng trên nhiều phương diện khác nhau, như: mua/bán, trao đổi NFT bằng nhiều token mới, cung cấp RAM hiệu quả.
Thành phần cốt lõi của AtomicAssets
Collection
Đây được xem là thành phần cốt lõi và phổ biến nhất của AtomicAssets. Trên thực tế, các collection chính là những dApps. Cùng với collection, schemas, templates và asset sẽ cùng tham chiếu lẫn nhau và phân quyền quản lý cho các loại tài sản. Đối với các thông tin vừa được thu thập, chúng sẽ được phân vào một trường dữ liệu hoạt động theo schemas thống nhất.
Collection đóng vai trò quan trọng đối với việc thiết lập các thành phần khác trong cấu trúc của AtomicAssets. Ngoài ra, để tạo những thành phần này, người dùng có thể đăng ký nhiều tài khoản và truy cập vào các list được cấp phép.
Hơn hết, collection còn hỗ trợ các end user cung cấp thêm thông tin bổ sung. Đây là những người được phép xem các assets thuộc quyền sở hữu của collection nào, việc tuần tự hóa dữ liệu dựa trên những thông tin gì, như: mô tả, tên, URL của trang web. Một số dApp về sàn giao dịch có khả năng lọc assets theo collections của chúng.
Schemas
Trong AtomicAssets, schemas đóng vai trò là các vật phẩm trong bộ sưu tập NFT. Nhiệm vụ của các schemas là xác định cấu trúc của các dữ liệu. Schemas đóng vai trò như một cái tên, được dùng để tham chiếu và có một formats vector.
Một schemas được hình thành bởi hai mảnh ghép chính, là: một cái tên và một kiểu định dạng. Chúng được dùng để mô tả thuộc tính của cấu trúc dữ liệu.
Mỗi schemas thuộc về một collection. Sau này, nhà phát triển collection ấy có thể vận dụng nhiều phương thức khác nhau để mở rộng schemas. Tuy nhiên, họ sẽ không thể xóa phương thức hiện tại.
Khi asset của schemas hình thành, người dùng không cần sử dụng toàn bộ thuộc tính đã được định hình sẵn. Bên cạnh đó, những thuộc tính chưa được tích hợp sẽ được APILà viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) – một phần mềm đóng vai trò làm trung gian hoặc cầu nối giữa hai ứng dụng khác nhau, cho phép chúng tương tác với nhau. AtomicAssets hiển thị dưới dạng rỗng.
Trên thực tế, các assets của một schemas cùng một loại. Vì vậy, người dùng và các trang web bên thứ 3 nên nhóm assets theo schemas mà họ đang sử dụng.
Templates
Templates đơn giản là tập hợp các assets cùng loại về giá trị hoặc thuộc tính. Chúng có khả năng giảm chi phí RAM thông qua việc lưu trữ các dữ liệu trùng lặp trong nhiều assets duy nhất một lần. Người dùng hoàn toàn có khả năng xác định tổng số lượng assets trong một templates.
Tương tự như assets, templates cũng tham chiếu schemas để tuần tự hóa dữ liệu của mình. Ngoài ra, các templates này còn tạo ra không gian chuyển nhượng để xác định việc chuyển hoặc burn asset là cần thiết hay không.
Assets
Đây được xem là thành phần cốt lõi của AtomicAssets. Assets có vai trò tham chiếu đến schemas – thành phần được dùng để tuần tự hóa dữ liệu. Ngoài schemas, assets còn tham chiếu templates. Nhờ đó, các dữ liệu đã tuần tự hóa của templates sẽ được xử lý như một phần của dữ liệu assets.
Một số tính năng nổi bật của AtomicAssets
Nếu sử dụng AtomicAssets với tư cách là người trải nghiệm, bạn không cần am hiểu quá sâu sắc về công nghệ này. AtomicAssets tạo ra những tính năng nổi bật, giúp người dùng dễ dàng khám phá, trải nghiệm. Vì vậy, ngay cả những “newbie” vẫn có thể tự tin sử dụng AtomicAssets.
Không hao tốn RAM
Với AtomicAssets, chi phí RAM sẽ được thanh toán bởi các dApp tạo ra nội dung. Thậm chí, khi bạn chuyển giao tài sản, chi phí này vẫn được giữ nguyên.
Nếu là end-user, bạn chỉ cần chi khoảng 112 byte cho phạm vi hoạt động của mình. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, bạn không phải tốn dung lượng cho hoạt động này. Về cơ bản, quy trình hoạt động của AtomicAssets không cần thông qua việc xác nhận quyền sở hữu. Đồng thời, tốc độ chuyển tiền của người dùng cũng nhanh hơn và được đơn giản hóa.
Tăng cường ưu đãi thương mại
Sự góp mặt của AtomicAssets có khả năng thúc đẩy các chương trình ưu đãi trong quá trình giao dịch, trao đổi, mua bán của người dùng. AtomicAssets vận dụng tính năng triển khai các ưu đãi nguyên bản giữa các giao dịch đôi bên, tương tự như: Steam hoặc WAX Express Trade. Vì vậy, người dùng có thể thiết lập và xác nhận các đề nghị chỉ với một hành động duy nhất.
Bên cạnh đó, việc tăng cường ưu đãi còn giúp các thị trường Peer-to Peer không cần chuyển quyền sở hữu sang Market Contract (Hợp đồng thị trường).
Sở hữu cấu trúc mạnh mẽ
AtomicAssets nhóm các NFT theo bộ sưu tập mà không phụ thuộc vào người tạo ra chúng. Vì vậy, những NFT này được ủy quyền một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, AtomicAssets còn cung cấp một cấu trúc dữ liệu để tăng khả năng mở rộng cho NFT.
Về bản chất, cấu trúc AtomicAssets bao gồm nhiều thành phần như: collections, schemas, templates, assets. Mỗi thành phần được dùng để phục vụ cho nhiều mục đích và có khả năng tham chiếu lẫn nhau. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về cấu trúc của AtomicAssets, bạn cần nắm rõ các thành phần này.
Dữ liệu được tuần tự hóa
Tuần tự hóa dữ liệu của AtomicsAssets có cách thức hoạt động tương đồng với việc xây dựng tùy chỉnh từ Protobuf. So với phương pháp truyền thống (như JSON), tính năng này giúp người dùng tiết kiệm tối ưu chi phí RAM. Bên cạnh đó, việc tuần tự hóa cũng giúp dữ liệu tránh bị hỏng khi được đưa vào State Blockchain.
Cố định việc tối thiểu chi phí RAM
Để tạo ra một loại tài sản, người dùng sẽ tốn 151 byte. Trong đó, có 112 byte được dùng cho các hoạt động thiết thực. Bên cạnh đó, mỗi holder cần thiết lập một phạm vi nhất định để tương ứng với 112 byte.
Cập nhật thông báo cho Smart Contracts
Các Smart Contracts luôn nhận được thông báo khi có bất kỳ sự kiện hoặc vấn đề nào liên quan đến tài sản của chúng. Nhờ đó, mỗi Smart Contracts có thể kịp thời phát hiện những biến động để thích ứng hoặc đổi mới. Ngoài ra, tính năng này còn giúp Smart Contracts biến tài sản thành một nhân tố quan trọng thay vì một static token (token tĩnh).
Sử dụng Fungible TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. để sao lưu tài sản
Với AtomicsAssets, tài sản của bạn sẽ được hỗ trợ bởi các fungible-token, như: EOS hoặc WAX. Ngoài ra, để có thể giải phóng bớt token, hệ thống chỉ có thể burn chúng. Nhờ đó, các dApp có thể bảo toàn được giá trị của mình đối với tài sản hiện có.
AtomicAssets là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với các traders mới dấn thân vào thị trường tiền mã hóa. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về AtomicAssets và các tính năng nổi bật của standards này.
Những câu hỏi thường gặp về AtomicAssets
AtomicAssets có kênh Telegram không?
Tất nhiên là có! Bạn có thể theo dõi các thông tin liên quan đến AtomicAssets trên Telegram qua đường link: https://t.me/atomicassets
Các thành phần của AtomicAssets là gì?
AtomicAssets có 4 thành phần chính, bao gồm: collection, schemas, templates và assets. Mỗi thành phần sẽ tham chiếu nhau và đảm nhiệm các hoạt động khác nhau.
Offer trong AtomicAssets được tương tác như thế nào?
Để tương tác với các offer trong AtomicAssets, bạn có thể thực hiện 4 sự lựa chọn, như: tạo, xác nhận, hủy bỏ và từ chối offer.
Thành phần không bắt buộc của AtomicAssets là gì?
Trong 4 thành phần cốt lõi của AtomicAssets, templates chính là thành phần không bắt buộc.