Đối với người dùng công nghệ, việc nâng cấp, cập nhật phần mềm/ứng dụng đã trở thành một hoạt động vô cùng quen thuộc. Sau quá trình cải tiến, người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng. Trong “thế giới” Blockchain, sự biến đổi này cũng diễn ra tương tự. Người ta gọi quy trình cập nhật, nâng cấp của BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. là “ForkLà cách sử dụng mã nguồn của một phần mềm trước đó sau đó thay đổi đi để tạo ra một chức năng khác. Ví dụ ban đầu phần mềm Bitcoin được lập ra nhưng sau đó Dash được tạo ra trên nền tảng ban đầu của phần mềm Bitcoin, tất nhiên Dash cũng thay đổi rất nhiều để tạo ra một biến thể khác”. Tùy vào từng mục đích nâng cấp, Fork được phân thành hai loại: “Hard ForkSự thay đổi các quy tắc giao thức, hiểu nôm na như sự cập nhật ứng dụng.” và “Soft ForkLần thay đổi quy luật của một đồng tiền mã hóa mà sẽ tạo ra hai phiên bản blockchain khác nhau. Soft fork là cập nhật mà khiến phiên bản mới vẫn có thể còn tương thích với phiên bản cũ.”. Vậy Hard Fork và Soft Fork là gì?
Giới thiệu đôi nét về Fork trên Blockchain
Fork là gì? Hiểu thế nào cho đúng?
Trong “thế giới” tiền mã hóa, Fork được hiểu là sự thay đổi tính chất nền tảng của những đồng coin. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của Fork.
Fork có thể được khởi xướng bởi nhà phát triển, “thợ đào” hoặc các thành viên trong cộng đồng tiền mã hóa. Đây là những người cảm thấy không hài lòng với các chức năng được cung cấp bởi mạng lưới Blockchain hiện tại. Hoặc họ mong muốn nâng cấp dự án crowdsource, cập nhật thêm tính năng hoặc công nghệ mới.
Về bản chất, các loại tiền mã hóa được phát triển trên mạng lưới phi tập trung. Vì vậy, các “node” (nút) – những bên tham gia vào mạng lưới cần phải tuân theo những quy định chung để thực hiện giao dịch. Những quy định này được gọi là “protocol” (giao thức).
Trong giao thức sẽ bao gồm một số quy định cơ bản về: kích thước Block trên một Blockchain, “phần thưởng” mà các “thợ đào” nhận được khi “đào” được một BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. mới cũng như một số vấn đề khác.
Đối với lĩnh vực tiền điện tử, Fork được chia thành hai dạng cốt lõi, bao gồm: Hard Fork và Soft Fork. Về cơ bản, cả hai dạng này đều có khả năng làm thay đổi cách vận hành của giao thức.
Nguyên lý hoạt động của Fork
Blockchain và tiền mã hóa hoạt động theo cùng một phương thức. Vì vậy, một đợt Fork trên Blockchain có thể xảy ra trong bất kỳ nền tảng công nghệ tiền mã hóa nào.
Theo quy tắc của Blockchain, mọi sự thay đổi về Block đều phải thông qua sự đồng thuận của các dữ liệu On-Chain. Thế nên, khi bạn muốn tạo ra sự thay đổi, nghĩa là khởi xướng một Fork, bạn cần “Fork it – rẽ nhánh” để các giao thức nhận diện được sự thay đổi. Sau đó, bạn có thể cập nhật lại tất cả các phần mềm dựa trên những thay đổi mới.
Quá trình “rẽ nhánh” làm xuất hiện các loại tiền mã hóa khác nhau có tên tương tự nhau, chẳng hạn như BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. sẽ trở thành: Bitcoin Gold hay Bitcoin Cash. Là nhà đầu tư mới, bạn nên đặc biệt chú ý những điểm khác nhau của các loại tiền mã hóa này.
Ưu điểm và hạn chế của Fork đối với các nhà giao dịch
Fork được xem là nhân tố làm thay đổi diện mạo cho mạng lưới Blockchain cũ. Sự “lột xác” này sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho các nhà đầu tư. Song, không có sự hoàn hảo nào là tuyệt đối, Fork vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người dùng cần chú ý trước khi đầu tư.
Ưu điểm
- Người đang sở hữu coin gốc sẽ nhận được một lượng coin mới tương đương.
- Các nhà giao dịch có nhiều sự lựa chọn hơn trong hoạt động đầu tư, kiếm lãi.
- Khả năng lưu trữ và tốc độ của mạng lưới Blockchain được cải thiện đáng kể.
Hạn chế
- “Cá voi” (những người đang sở hữu hàng nghìn đồng tiền kỹ thuật số) có thể mua một lượng lớn tiền mã hóa ngay trước đợt Fork để nhận được số tiền tương đương lớn hơn sau đợt Fork. Việc này khiến cho giá của các đồng coin bất ổn định từ trước và sau khi Fork.
- Tiềm ẩn nhiều rủi ro về các vấn đề bảo mật.
- Sự biến động thị trường tăng khi các nhà giao dịch tạo Fork để phát hành các đồng tiền mới.
Hard Fork và Soft Fork là gì?
Thế nào là Hard Fork?
Hard Fork là khi các node của phiên bản mới không còn tương thích với các node của phiên bản cũ trên nền tảng Blockchain. Nếu node cũ không cập nhật theo phiên bản mới, các giao dịch sẽ không được xử lý. Đồng thời, các Block mới cũng không được đẩy lên Blockchain.
Hard Fork có chức năng thay đổi hoặc cải thiện giao thức hiện tại. Thậm chí, chúng có thể tạo ra một giao thức và Blockchain mới một cách độc lập. Các lý do để thực hiện một đợt Hard Fork là:
- “Vá” các lỗ hổng bảo mật – bằng cách đóng quyền truy cập vào các Blockchain cũ.
- Cập nhật thêm các tính năng mới để giao dịch một loại tiền mã hóa.
- Tạo ra một phiên bản tiền mã hóa mới hoàn toàn.
Các nhà phát triển chỉ có thể tiến hành Hard Fork khi được thông qua sự đồng thuận của những người trong cộng đồng Blockchain.
Điều gì xảy ra sau khi Hard Fork?
Sau khi Hard Fork, các loại tiền mã hóa có liên quan sẽ được chia thành hai dạng: phiên bản gốc và phiên bản mới. Người sở hữu coin gốc sẽ được nhận số lượng coin mới tương đương. Phần lớn cả hai loại tiền đều được cộng đồng chấp thuận. Tuy nhiên, vẫn có một số loại chiếm ưu thế hơn so với những loại còn lại.
Nhiều người cho rằng họ sẽ được nhân đôi số tiền của mình sau đợt Hard Fork, nhưng thực chất không phải thế. Thường thì giá trị của một trong các đồng coin phiên bản gốc sẽ giảm so với phiên bản mới. Vì vậy, tổng giá trị coin vẫn sẽ giữ nguyên dù bạn sở hữu nhiều coin hơn. Đặc biệt, hai loại coin cần được giao dịch riêng biệt.
Soft Fork là gì?
Trên nền tảng Blockchain, Soft Fork chính là một sự thay đổi trong giao thức tiền mã hóa theo cơ chế Backward-compatible (tương thích ngược). Soft Fork cho phép các node chưa cập nhật vẫn có thể xử lý các giao dịch và đẩy Block mới lên Blockchain. Quy trình này phải đảm bảo tuân theo các quy tắc của giao thức mới.
Hiểu đơn giản: khi Hard Fork xảy ra, một Blockchain sẽ được nhân đôi. Trong khi đó, kết quả của một đợt Soft Fork chỉ đơn giản là việc sửa đổi một Blockchain cũ. Vì các node cũ vẫn có thể tương tác với bản cập nhật mới, nên Soft Fork không yêu cầu sự chấp thuận của những người trong cộng đồng Blockchain như Hard Fork.
Điều gì xảy ra sau khi Soft Fork?
Trên thực tế, Soft Fork thường ít phổ biến và được khởi xướng mạnh mẽ như Hard Fork. Vì phần lớn các đợt Soft Fork sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề bảo mật nào – điều mà Hard Fork làm rất tốt. Dù được sửa đổi sau khi Soft Fork, nhưng các Blockchain vẫn không đủ khả năng cải thiện tình hình.
Nhìn chung, Hard Fork hay Soft Fork đều mang lại những giá trị nhất định cho người dùng. Và tất nhiên, chúng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Với tư cách là nhà đầu tư hoặc đơn giản là trader, việc tìm hiểu các thông tin xoay quanh Blockchain là điều cần thiết đối với bạn. CryptoX100.com hy vọng từ những kiến thức trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các khía cạnh liên quan đến Hard Fork và Soft Fork.
Những câu hỏi thường gặp về Hard Fork và Soft Fork
Khi nào cần Soft Fork?
Soft Fork thường được sử dụng để bổ sung các tính năng mới nhưng không làm thay đổi các quy tắc mà một Blockchain đang tuân theo. Vì vậy, quá trình này rất phổ biến để triển khai chức năng mới ở cấp độ lập trình.
Có đợt Hard Fork nào nổi bật không?
Trong lịch sử Hard Fork trên nền tảng Blockchain, có hai sự kiện nổi bật nhất đó là:
- Ethereum (ETH) trải qua đợt Hard Fork thành Ethereum Classic (ETC).
- Bitcoin (BTC) trải qua đợt Hard Fork thành Bitcoin Cash (BCH) và Bitcoin Gold (BTG).
Điều gì xảy ra nếu Fork không có sự đồng thuận cao?
Nếu trong một đợt Fork sự bất đồng về vấn đề nâng cấp, giao thức sẽ bị chia thành 2 Blockchain riêng biệt và không tương thích với nhau. Điều này có nghĩa là cộng đồng sẽ xuất hiện hai loại tiền mã hóa khác nhau.
Mỗi đồng tiền sẽ sở hữu một cộng đồng riêng. Các nhà phát triển sẽ tiếp tục xây dựng đồng tiền của mình theo cách mà họ nghĩ là tốt nhất.
Không nâng cấp lên phiên bản mới sau đợt Hard Fork có bị ảnh hưởng không?
Tất nhiên là có! Sau khi một đợt Hard Fork, bạn buộc phải nâng cấp phần mềm mới để tiếp tục tham gia và xử lý các giao dịch mới. Nếu không, bạn sẽ bị tách khỏi mạng lưới Blockchain và không thể tham gia bất kỳ hoạt động giao dịch nào.