Sự hình thành của các hệ sinh thái Blockchain đã làm khuynh đảo thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, sự tương tác giữa các BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. vẫn còn gặp khá nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến trải nghiệm và quyền lợi của người dùng. Và đây chính là tiền đề thúc đẩy sự ra đời của Layerzero – một “cầu nối” vô hạn của các Blockchain. Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu Layerzero là gì và những thông tin xoay quanh nền tảng này qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Layerzero
Layerzero là gì?
Layerzero là một Omnichain Interoperability Protocol (Giao thức tương tác Omnichain) được thiết kế nhằm truyền tải dữ liệu nhẹ qua các chain. Vai trò chủ đạo của Layerzero là trở thành “cầu nối” cho phép các dApps được xây dựng trên Blockchain có thể tương tác, thậm chí hợp nhất với nhau một cách hiệu quả.
Với Layerzero, các dApps của developers sẽ được chuyển đổi thành những ứng dụng Omnichain với một giao diện trực quan và cực kỳ đơn giản. Thông qua quy trình giao dịch lưu chuyển tự do giữa các chain, người dùng có thể hạn chế thực trạng phân mảnh bằng cách hợp nhất giao dịch trong cùng ứng dụng.
Hiện tại, khi thực hiện chuyển đổi các native token giữa hai chain, người dùng cần sự hỗ trợ của các sàn giao dịch tập trung (CEX) hoặc phi tập trung (DEX). Có thể thấy, các hình thức này đều phụ thuộc vào một đơn vị trung gian, ảnh hưởng đến độ an toàn và thời gian của người dùng. Đặc biệt, đặc tính này hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của Blockchain là tính truthlessness (không phụ thuộc và đáng tin cậy).
Vì vậy, sự ra đời của Layerzero chính là “chiếc chìa khóa” gỡ bỏ toàn bộ khó khăn mà các Blockchain gặp phải.
Các đặc tính nổi bật của Layerzero
- Là một trong những nền tảng đầu tiên ứng dụng thành công giao thức Omnichain.
- Hỗ trợ nhiều nền tảng Blockchain khác nhau.
- Vận dụng công nghệ xử lý thông tin tân tiến từ Ultra Light NodeLà một nút mạng tức là một phần mềm chạy trên một máy tính tham gia vào mạng lưới với các máy tính khác cũng chạy cùng phần mềm đó trên mạng ngang hàng. Trên mạng ngang hàng thì mỗi một node (nút) được coi ngang hàng với nhau., giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao tốc độ hoạt động.
- Tính bảo mật mạnh mẽ thông qua khả năng xác thực như Light Node trên chain, dữ liệu trên BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. được truyền tải trực tuyến thông qua các giải pháp phi tập trung.
- Có khả năng kết hợp mọi hợp đồng trên một chain hoặc nhiều chain khác nhau.
- Làm lớp cơ sở cho các ứng dụng khác nhau.
4 tính năng chủ đạo của Layerzero
Relayer
Tính năng này đóng vai trò chủ lực trong giao thức của các Layer Network. Về bản chất, Relayer vận hành song song với các Oracles. Nhờ đó, thông tin và dữ liệu giữa các chain có thể tương tác và kết nối với nhau một cách nhanh chóng.
Oracles
Nhiệm vụ hàng đầu của các Oracles là bảo mật nền tảng Layerzero. Mỗi Oracles đóng vai trò như những phương tiện giúp người dùng vận chuyển dữ liệu từ chain này sang chain khác. Tuy đây là một dịch vụ của bên thứ 3, nhưng Layerzero vẫn đảm bảo được tính độc lập và an toàn cho người dùng. Hiện tai, Layerzero đang sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi Chainlink.
Endpoints
Tại đây, các tác vụ như truyền, xác minh và nhận thông tin trên Layerzero sẽ được thực hiện. Tính năng này lưu trữ toàn bộ trạng thái hoạt động của các token trên nhiều phiên bản khác nhau.
Nhờ đó, việc nâng cấp thư viện để sửa lỗi hoặc tối ưu hóa các tính năng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mỗi chain trong Layerzero sẽ có những Endpoints khác nhau, chúng được triển khai dưới một tập hợp các Smart Contracts.
Interfaces
Tính năng nổi bật cuối cùng của Layerzero là Interfaces. Về bản chất, Interfaces đóng vai trò như giao diện người dùng. Thông qua đó, người dùng có thể tương tác với các hợp đồng của Layerzero.
Nguyên lý hoạt động của Layerzero
Phần lớn các crosschain bridge truyền thống sẽ có 2 bước để thực hiện quy trình chuyển đổi. Trước tiên, dữ liệu sẽ được nhận và xác thực bởi middle chain (chuỗi trung gian). Sau đó, dữ liệu sẽ tiếp tục vận hành trên một light node on-chain để chuyển tải thông điệp giữa các chain. Quy trình này khá rủi ro vì để xác thực quy trình, các middle chain cần được cấp quyền. Vì vậy, nếu không may, các middle chain bị hacker tấn công, thanh khoản của người dùng rất dễ bị phá vỡ.
Để khắc phục hạn chế này, Layerzero đã tận dụng tính năng của Ultra Light Node. Công nghệ này có khả năng tối ưu hóa chi phí và cải thiện độ bảo mật của các middle chain. Layerzero truyền dữ liệu giữa các Endpoint on-chain qua OracleLà công cụ xác thực và cung cấp thông tin/dữ kiện ngoài đời thật vào các hợp đồng thông minh/giao thức. và Relayer.
Khi người dùng gửi token từ chain A qua chain B, dữ liệu sẽ được truyền đến Endpoint trên chain A. Sau đó, Endpoint sẽ thông báo cho các Oracle và Relayer. Nhiệm vụ của các Oracle là chuyển tiếp các Block Header đến Endpoint trên chain B và Relayer. Cuối cùng, dữ liệu sẽ được xác thực trên chain chính và truyền thông tin đến địa chỉ đích.
Top 5 Blockchain thuộc Layerzero nổi bật nhất
Hiện tại, có 5 Blockchain đáng chú ý nhất được hỗ trợ bởi Layerzero là: Ethereum, Binance Smart Chain (BSC), Polkadot, Avalanche và Fantom.
Ethereum
Ethereum (ETH) là Blockchain nổi bật đầu tiên đang vận hành trên Layerzero. Mạng lưới này sở hữu tính năng mạnh mẽ của các Smart Contracts, giúp người dùng tạo ra các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến một cách hiệu quả.
Ethereum phát hành một loại token với tên gọi là “Ether” (ETH). Người dùng có thể sử dụng các ETH để chuyển đổi với những loại tài sản khác nhau hoặc dùng để trả phí cho các miners khi họ thực hiện tính toán để xử lý một giao dịch.
Được biết, Ethereum là mạng lưới Blockchain lớn thứ 2 sau BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào., sở hữu nhiều tính năng vượt bậc. Hiện tại, có vô số dự án, ứng dụng phi tập trung vận hành trên Ethereum. Ngoài ra, nền tảng này còn thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
Binance Smart Chain
Binance Smart Chain hiện đang là BNB Chain cũng là một trong những Blockchain thuộc Layerzero đáng chú ý trong thời điểm hiện tại. Thông qua EVMLà môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain., BNB Chain có khả năng tương thích rất tốt với Ethereum. Sở hữu nhiều tính năng nổi bật, BNB Chain đã thu hút số lượng lớn dApps phát triển trên nền tảng.
Về cơ bản, BNB Chain không phát hành token gốc. Nền tảng này sử dụng token của chính sàn giao dịch. Điều này đã khiến cho sức ảnh hưởng của token trở nên mạnh mẽ hơn đối với hệ sinh thái BNB Chain.
Polkadot
Về bản chất, Polkadot vốn không phải Layerzero. Tuy nhiên, mạng lưới này vẫn được xem là Blockchain thuộc Layerzero vì nền tảng này vận hành như một chain chuyển tiếp, có khả năng cung cấp tính bảo mật và tạo ra tương tác giữa các phân đoạn chính. Trên hệ sinh thái Polkadot, các giao thức có thể kết nối với những Blockchain Layer 1 thông qua slot (khe cắm), điển hình như: Moonbeam.
Avalanche
Avalanche được biết đến như một Smart Contracts Platform triển vọng nhất trong ngành công nghệ Blockchain. Nền tảng này cho phép developers thực thi các dApps, sản phẩm tài chính, tài sản kỹ thuật số và Blockchain. Bên cạnh đó, Avalanche còn giúp chúng tương tác cũng như kết nối với nhau.
Với sự hỗ trợ của Avalanche, các developers có thể tạo ra các ứng dụng mạnh mẽ, uy tín và an toàn một cách dễ dàng. Đặc biệt, Avalanche nổi tiếng với tốc độ vận hành nhanh, chi phí thấp và tính hiệu quả cao.
Fantom
Đây là một mạng lưới phi tập trung vận dụng tính năng của công nghệ sổ cái phân tán để triển khai dApps. Bên cạnh đó, Fantom còn có khả năng giải quyết các vấn đề mở rộng của các mạng lưới Blockchain.
Sự ra đời của Fantom đã tạo nên bước tiến trong việc thiết kế các nền tảng Blockchain thế hệ mới. Fantom sử dụng cơ chế đồng thuận aBFT, còn được gọi là Lachesis. Cơ chế này sở hữu những tính năng riêng làm tăng tốc độ và tiết kiệm chi phí cho các tín đồ của Fantom. So với các Blockchain cũ, Fantom tạo ra những trải nghiệm vượt trội hơn rất nhiều.
Nhìn chung, Layerzero là một nền tảng tối ưu có khả năng nối kết các Blockchain với nhau, khắc phục được những hạn chế về tính trải nghiệm mà người dùng gặp phải. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với các chiến lược đầu tư của bạn!
Những câu hỏi thường gặp
Dự án LayerZero có phát hành token không?
Hiện tại, LayerZero chưa phát hành bất kỳ token nào. Tuy nhiên, trong tương lai, nền tảng có định hướng sẽ cho ra mắt đồng token riêng.
Thành phần Endpoint của Layerzero là gì?
Các Endpoint của Layerzero bao gồm:
- Messaging Libraries.
- Proxy.
Giao dịch qua Layerzero có qua bên trung gian không?
Layerzero sử dụng các giải pháp đặc trưng giúp các giao dịch được thực hiện mà không cần thông qua bất kỳ token trung gian nào. Về cơ bản, các giao dịch trên Layerzero được thực hiện thông qua Smart Contracts ở 1 trong 2 chain. Nền tảng sẽ truyền tải dữ liệu giữa 2 chain này.
Chi phí triển khai trên Layerzero như thế nào?
Layerzero xử lý thông tin với công nghệ Ultra Light Node giúp người dùng tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.