Nỗi ám ảnh lớn nhất của các nhà đầu tư hay traders khi tham gia thị trường tiền mã hóa là những cuộc tấn công mạng. Tiền mã hóa vận hành trên hệ thống Blockchain – một giải pháp công nghệ được công nhận là “bất biến”. Tuy nhiên, khi lĩnh vực này phổ biến đã trở thành “hũ mật ngọt” thu hút các cuộc tấn công mạng. Trong đó có cuộc tấn công “51% Attack” – phương thức tấn công mạng có tính sát thương cao. Vậy chính xác 51% Attack là gì? Vì sao các cuộc tấn công 51% lại phổ biến đến vậy?
Tìm hiểu về 51% Attack
51% Attack là gì?
51% Attack là một thuật ngữ đề cập đến các cuộc tấn công vào mạng lưới BlockchainCó nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng. của sàn giao dịch tiền mã hóa. Phần lớn cuộc tấn công thường được thực hiện bởi một hoặc một nhóm miner (thợ đào). Đây là những người muốn kiểm soát trên 50% hashrate (chỉ số băm) khai thác của mạng.
Mục tiêu của 51% Attack là khiến “dòng chảy” giao dịch bị tắc nghẽn. Thậm chí, toàn bộ giao dịch có thể bị đảo ngược nếu kẻ tấn công nắm quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới.
Mặc dù không làm thay đổi các BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. cũ trong hệ thống Blockchain hoặc phá hủy các đồng crypto, nhưng 51% Attack có thể làm phá vỡ tính toàn vẹn của mạng lưới Blockchain.
Sức băm của Blockchain càng ít, mạng lưới càng dễ bị tấn công 51% hơn. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn của mạng lưới, sàn giao dịch tiền mã hóa phải thu hút nhiều người tham gia và có nhiều nguồn tài nguyên hỗ trợ khi khai thác một Blockchain. Theo các chuyên gia, Bitcoin được xem là mạng lưới Blockchain an toàn nhất hiện nay. Lý do vì nền tảng này sở hữu năng lượng băm cực kỳ lớn.
51% Attack hoạt động như thế nào?
Như đã biết, BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. và những đồng crypto khác hoạt động dựa trên Blockchain – công nghệ sổ cái phân tán. Khi các cuộc giao dịch được thực hiện, các tệp kỹ thuật số này sẽ ghi lại và cập nhật công khai trước mắt mọi người. Điều này làm giảm tình trạng một coin mà hai hoặc nhiều người cùng sở hữu.
Trong một khoảng thời gian nhất định, Blockchain có thể ghi lại tất cả các giao dịch đã hoàn thành. Riêng nền tảng Bitcoin, trong 10 phút sẽ tạo ra một Block mới. Người dùng không thể thay đổi một Blockchain mới được khai thác. Nếu một phiên bản “fake” xuất hiện, chúng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
Trong trường hợp này, những kẻ tấn công sẽ kiểm soát năng lực băm trên toàn mạng lưới. Nghĩa là họ sẽ can thiệp vào quá trình Blockchain ghi lại các cuộc giao dịch. Các đối tượng này sẽ khai thác Blockchain trong âm thầm, nhằm vượt mặt những miner khác. Mục tiêu của những kẻ này là muốn độc quyền việc khai thác Block mới và thu về toàn bộ phần thưởng.
Ý nghĩa của con số 51%
51% đề cập đến điều gì?
Về cơ bản, người dùng sẽ sử dụng máy tính để tham gia vào mạng lưới Blockchain. Mỗi máy tính của người dùng được gọi là node. Trong đó, một số node sẽ bật chế độ mining (đào) để trở thành miners (thợ đào).
Nhiệm vụ của các miner tương tự như việc giải bài tập toán. Kết quả chính xác của bài toán được gọi là hash (giá trị băm). MinerMáy đào coin hoặc người vận hành các máy đào coin để kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp năng lực tính toán để thực hiện việc xác thực các giao dịch cho mạng lưới tiền kỹ thuật số. Mining nghĩa là đào coin. nào giải đoạn bài toán nhanh nhất sẽ được thưởng một Block mới và một phần token tương ứng.
Để trở thành người chiến thắng, đòi hỏi các miner phải là người có năng lực tạo hash mới với tốc độ thần tốc. Tổng giá trị hash mỗi máy mining được trên toàn bộ mạng lưới trong một đơn vị thời gian chính là hash rate. 51% Attack có nghĩa là chiếm được 51% hashrate. Nghĩa là tỷ lệ chiến thắng của những kẻ tấn công chiếm 51% trong mỗi vòng thi.
Chiếm được 51% hashrate sẽ được gì?
Những kẻ sở hữu 51% hashrate trong tay có thể thực hiện các hành vi như:
- Kiểm soát toàn bộ các giao dịch với động cơ không chính đáng.
- Có thể sử dụng một đồng coin hai lần (double spending).
Vì sao những kẻ tấn công 51% lại có quyền lợi tối thượng đến vậy? Để giải đáp câu hỏi này, bạn cần hiểu thêm về phương thức phối hợp giữa các miner.
Sau khi mining được một Block chính xác, miner sẽ phát tán đi khắp mạng lưới Blockchain. Lúc ấy, các miner khác sẽ xác nhận và lưu lại, sau đó chuyển sang mining Block mới.
Trên thực tế, thời gian phát tán Block mới sẽ tốn khoảng vài giây. Điều này khiến cho đường truyền có độ trễ nhất định. Trong trường hợp nhiều miner cùng mining được Block mới, sẽ xuất hiện tình trạng fork tạm thời.
Để giải quyết tình trạng này, cộng đồng crypto đã thống nhất một quy tắc: Blockchain bên nào dài hơn, bên đó sẽ hợp lệ. Trong đó, độ dài của Blockchain phụ thuộc vào số lượng của hashrate. Sau khi xác định được Blockchain hợp lệ, các miner sẽ đồng loạt chuyển sang bản Blockchain ấy.
Và đây chính là cách những kẻ tấn công 51% thực hiện hành vi sử dụng một coin hai lần:
- Bước 1: Kẻ tấn công cố tình thực hiện giao dịch chuyển tiền để mua một đồng coin. Tạm thời gọi là giao dịch X.
- Bước 2: Đối tượng cố tình bỏ qua giao dịch X nhưng vẫn âm thầm mining các Block. Sau khi mining, thay vì phát tán đi, chúng lại âm thầm mining tiếp một cách bí mật. Theo chuyên ngành, Block được đào trong bí mật gọi là “nhánh tối”.
- Bước 3: Trong thời gian này, các miner khác đã xác nhận giao dịch X. Sau khi thấy giao dịch thành công, phía sàn sẽ đợi thêm một khoảng thời gian cho Block đủ dài rồi mới gửi coin đi.
- Bước 4: Lúc này, nhánh tối đã dài hơn nhánh sáng. Sau khi nhận đồng coin, kẻ tấn công mới phát tán nhánh tối ra mạng lưới. Khi ấy, các miner buộc phải chấp nhận nhánh tối vì chúng dài hơn. Do nhánh tối hoàn toàn không tồn tại giao dịch X, nên tiền của các đối tượng này vẫn nguyên vẹn trong ví dù chúng đã nhận được coin.
Cách phòng chống 51% Attack
Các cuộc tấn công 51% hoàn toàn có thể được ngăn chặn bằng cách siết chặt những quy trình bảo mật. Trong bài viết này, CryptoX.100 sẽ bật mí đến bạn một số bí quyết giúp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường tiền mã hóa được các chuyên gia khuyến nghị.
Xác thực hai bước
Giải pháp đầu tiên và cũng là giải pháp mang lại hiệu quả vượt trội là kích hoạt hệ thống xác thực hai bước. Bạn có thể chọn hai yếu tố nhất định để tạo nên “rào chắn” bảo vệ các giao dịch của mình. Hai lớp bảo mật khiến cho tội phạm rất khó xâm nhập vào ví hoặc sàn giao dịch của bạn.
Lựa chọn ví phù hợp
Tốt nhất bạn nên sử dụng ví lạnh multi-sig để lưu trữ tài sản của mình. Ví lạnh có khả năng đảm an toàn cao hơn nhiều so với các loại ví nóng. Do đặc tính của ví nóng là tự động hóa việc rút tiền, nên chúng rất dễ bị tấn công.
Dùng địa chỉ ví riêng biệt
Bạn có thể sử dụng các địa chỉ ví riêng cho từng nền tảng để giảm thiểu rủi ro bị tin tặc tấn công. Nếu không may một nền tảng bị tấn công thì ít nhất những nền tảng còn lại vẫn an toàn. Đặc biệt, bạn cũng không nên lưu trữ tất cả tài sản trong cùng một ví.
Kiểm tra phê duyệt
Nếu không còn tham gia vào dự án tiền mã hóa, bạn cần thường xuyên kiểm tra các phê duyệt ví. Tốt nhất, bạn nên hủy quyền truy cập của dự án đó đối với ví của mình.
Không truy cập liên kết lạ
Những đường link lạ có thể xuất hiện trong các quảng cáo hoặc Email của bạn. Phần lớn, các đường link này thường chứa những mã độc. Chúng có khả năng xâm nhập vào thiết bị của bạn để lấy cắp thông tin cá nhân. Vì vậy, mỗi lần click chuột đến một liên kết nào đó, bạn nên suy xét cẩn thận.
Khi tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa, bạn chỉ nên lựa chọn những sàn giao dịch uy tín, có mạng lưới Blockchain lớn mạnh. Việc này giúp bạn tránh khỏi các cuộc tấn công không mong muốn. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã tích lũy thêm kiến thức cần thiết về 51% Attack.
Hãy theo dõi CryptoX100.com nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực tiền mã hóa nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Luật về các cuộc tấn công mạng như thế nào?
Ở một số quốc gia, hack tiền mã hóa là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi nhắc đến 51% Attack, hiện chưa có nhiều luật lệ ngăn cấm các miner chiếm quyền kiểm soát hơn 51% hashrate của toàn mạng.
Blockchain có thể bị hack không?
Mỗi tài khoản tiền mã hóa trên mạng lưới Blockchain được bảo mật bởi mật mã và khóa riêng không thể phá vỡ. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc tấn công lớn, tin tặc đã “giúp” người dùng nhận ra Blockchain không phải là “bất biến”. Nghĩa là nguy cơ Blockchain bị hack vẫn có.
Ví dụ thực tế về 51% Attack là gì?
51% Attack đã xảy ra với một số dự án như:
- Krypton và Shift – hai Blockchain vận hành trên Ethereum, bị tấn công vào tháng 8/2016.
- Bitcoin Gold bị tấn công vào giữa năm 2018. Tại thời điểm này, Bitcoin Gold nằm trong top 26 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất.
- Bitcoin SV (BSV) đã chịu một cuộc tấn công vào tháng 8/2021.
51% Attack khó thực hiện không?
Về mặt lý thuyết, 51% Attack rất khó thực hiện. Vì không phải ai cũng có khả năng kiểm soát hơn một nửa số hashrate trong một mạng lưới, nhất là Bitcoin.