Được biết đến như một xu hướng thịnh hành hiện nay, “nghề” trader ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trên lĩnh vực tiền mã hóa. Trở thành một trader, bạn có thể thu lợi nhuận theo cấp số nhân, thậm chí trở thành tỷ phú trong thời gian ngắn. Vậy thực chất trader là gì? Cần làm gì để trở thành một trader chuyên nghiệp?
Tìm hiểu đôi nét về trader
TraderLà ý nói đến những người tham gia giao dịch trong thị trường crypto. là gì?
Trong lĩnh vực đầu tư liên quan đến các thị trường tài chính, trader được xem như một “ngành nghề” cực kỳ phổ biến. Về bản chất, trader là một cá nhân tham gia vào những thị trường tài chính, như: chứng khoán, crypto, vàng/bạc,…, để trao đổi/mua bán.
Những cá nhân này có thể đại diện cho bản thân mình hoặc một tổ chức, cá nhân khác. So với các investor, trader thường liên quan đến các hoạt động đầu cơ ngắn hạn, kiếm lợi nhuận tức thì thông qua những biến động về giá.
Ở thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh trở thành “rào cản” lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế, trader càng tạo ra sức hấp dẫn lớn. Thậm chí, nhiều người trẻ còn chọn trading làm công việc mang lại nguồn thu nhập chính.
Tuy nhiên, để trở thành một “master” trading, bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm và tư duy về thị trường. Đồng thời, khả năng chịu áp lực lớn cũng là nhân tố giúp bạn tồn tại trong một lĩnh vực đầy biến động này.
Sự khác biệt giữa trader chuyên nghiệp và nghiệp dư
Khả năng tập trung
Trader nghiệp dư
Trong quá trình trading, các trader nghiệp dư thường bị chi phối bởi các thú vui bên ngoài, như: lướt Tiktok, xem Youtube, “chat chit” trên Facebook,… Bởi sự thiếu tập trung, không có kế hoạch làm việc cụ thể, những trader này thường thiếu tầm nhìn và khó theo kịp thị trường.
Trader chuyên nghiệp
Ngược lại các trader nghiệp dư, trader chuyên nghiệp thường rất tập trung vào các hoạt động giao dịch của mình. Họ có thể tập trung 100% “công lực” và không làm gì khác ngoài xem biểu đồ của mình. Các trader chuyên nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc tập trung. Họ thường tắt mọi nền tảng mạng xã hội và chỉ chú tâm vào các kỹ năng giao dịch của mình.
Cách sử dụng các thiết bị
Trader nghiệp dư
Các trader nghiệp dư có xu hướng theo dõi các biểu đồ hàng giờ và tìm kiếm giao dịch bằng cách lướt qua những khung thời gian một cách ngẫu nhiên. Họ vẫn quan niệm rằng dùng nhiều thời gian để sử dụng biểu đồ là một giải pháp tốt.
Tuy nhiên, quan niệm này sẽ khiến bạn tiêu tốn “vàng bạc” của mình vào những điều vô nghĩa. Thay vì “há miệng chờ sung”, đón nhận lợi ích sẵn có từ biểu đồ, bạn nên xác định mục tiêu mình đang tìm kiếm.
Trader chuyên nghiệp
Những trader chuyên nghiệp sẽ thiết lập một kế hoạch trading chi tiết. Họ luôn biết chính xác mình đang tìm kiếm điều gì và thời điểm giao dịch hợp lý. Trader chuyên nghiệp không bỏ qua các khung thời gian. Họ thường kiên nhẫn chờ đợi đến khi cơ hội thật sự xuất hiện.
Những “master” trading sẽ không lãng phí thời gian của mình vào những biểu đồ hay bảng xếp hạng cá nhân. Trong thời gian rỗi, họ thường xem lại thành tích của mình trong nhật ký giao dịch. Từ đó, họ có thể đúc kết kinh nghiệm và tìm giải pháp trading hiệu quả hơn.
Cách giải quyết rủi ro
Trader nghiệp dư
Trên thực tế, việc trading và thua lỗ là điều hết sức bình thường. Đặc biệt là những trader mới, chưa có nhiều kinh nghiệm khi giao dịch. Trong trường hợp mức giá sắp chạm đến lệnh cắt lỗ, họ sẽ cảm thấy hoang mang và đưa ra một số quyết định sai lầm, như:
- Đặt lệnh cắt lỗ xa hơn nhằm trì hoãn các khoản lỗ.
- Thêm vào vị thế thua lỗ (losing position) để thoát khỏi mức lỗ nhanh hơn nếu giá “quay đầu”.
- Đặt lệnh cắt lỗ hoàn toàn vì nghĩ rằng giá sẽ phải quay đầu.
Trên thực tế, những chiến thuật này thường dẫn đến thua lỗ lớn. Nếu mãi trading một cách dè chừng, bạn sẽ không bao giờ trở thành một trader chuyên nghiệp.
Trader chuyên nghiệp
Có hai nguyên tắc cơ bản mà mọi trader chuyên nghiệp đều theo đuổi là:
- Một giao dịch chỉ đơn giản là một giao dịch. Kết quả của một cuộc giao dịch không phải là duy nhất. Chúng không có khả năng quyết định toàn bộ “vận mệnh” của các cuộc giao dịch khác.
- Đặt lệnh cắt lỗ nghĩa đồng nghĩa với việc thừa nhận cuộc giao dịch của mình là sai và chấp nhận rút khỏi thị trường.
Những trader chuyên nghiệp nhận thức được rằng kết quả của một cuộc giao dịch không liên quan đến sự nghiệp trading của mình. Họ quan điểm rằng dù thắng hay thua trong một cuộc giao dịch, họ vẫn nhận được kinh nghiệm và bài học quý giá.
Xác định mục tiêu trading
Trader nghiệp dư
Một thực tế cho thấy, các trader nghiệp dư thường đặt việc kiếm tiền trở thành mục tiêu hàng đầu khi giao dịch. Thậm chí, nhiều người còn xem trader là một công việc kiếm tiền trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các trader càng kỳ vọng mình có thể giàu lên nhờ trading chính là những người mất nhiều tiền nhất.
Trader chuyên nghiệp
Đối với các trader chuyên nghiệp, trading là một công việc thường xuyên và gắn bó lâu dài. Thế nên, họ không giao dịch vì cảm hứng, và càng không muốn kiếm tiền bằng một vài giao dịch dựa trên sự may rủi.
Trên thực tế, trở thành trader giỏi chưa bao giờ dễ dàng. Lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian, sự chăm chỉ và tính kiên nhẫn. Mục tiêu của các trader chuyên nghiệp không đơn thuần là kiếm lợi nhuận. Họ luôn hướng đến một tương lai xa hơn và biến việc trading trở thành giấc mơ lớn của mình.
Bí quyết trở thành “master” trong lĩnh vực trading
Điều chỉnh tư duy đúng đắn
Tư duy của một trader quyết định đến 70% khả năng chiến thắng của trader đó. Khi dấn thân vào một lĩnh vực đầy biến động như trading, nếu không có tư duy vững vàng, bạn rất dễ bị “hạ gục”. Trước khi trở thành một trader thực thụ, bạn cần rèn luyện tư duy của mình theo các chiều hướng sau, như:
- TradingLà một từ tiếng anh có nghĩa là giao dịch, hay mua bán. không phải là giải pháp làm giàu “vội vã”, “một bước lên mây”.
- Không có trader nào “bách chiến bách thắng” mà chưa trải qua đôi ba lần thất bại, lỗ vốn nặng nề.
- Chiến lược trading, kế hoạch rót vốn càng rõ ràng, chi tiết càng giúp bạn dễ dàng thành công.
- Tính kiên nhẫn, khả năng chịu áp lực cao chính là “bệ phóng” giúp bạn vượt qua những “cơn” biến động thị trường.
Thiết lập kế hoạch quản lý vốn hiệu quả
Điều cơ bản nhất mà mọi trader phải biết là: vốn đầu tư chính là “nguồn sống” nuôi dưỡng “cây tài chính” của bạn. Vì vậy, xây dựng một chiến lược quản lý vốn hiệu quả là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của các trader. Để đảm bảo nguồn vốn, bạn có thể quản lý theo các danh mục sau:
- Nguồn tiền phục vụ cho các lệnh thực hiện giao dịch.
- Nguồn tiền đảm bảo rủi ro khi thực hiện giao dịch.
- Nguồn tiền đảm bảo rủi ro cho mỗi giao dịch theo ngày, tuần hoặc tháng.
Vận dụng hệ thống giao dịch tối ưu
Khi tham gia trading, mọi trader đều phải chuẩn bị một hệ thống giao dịch tối ưu. Việc này giúp trader dễ dàng nhận định các yếu tố quan trọng nhất trong một giao dịch. Thông thường, các hệ thống giao dịch tối ưu sẽ bao gồm các nhân tố quan trọng, như:
- Xu hướng và trạng thái hiện tại của thị trường.
- Thời gian vào thị trường cụ thể.
- Cách dừng lỗ và điểm chốt lời của lệnh.
Đặt mục tiêu giao dịch rõ ràng
Hiểu rõ mục tiêu, định hướng của mình là gì chính là cách giúp một trader trở nên thành công. Tương tự như mọi hoạt động kinh doanh khác, trading cũng đòi hỏi bạn xác định mục tiêu rõ ràng.
Tuy nhiên, nếu trading chỉ vì “giết thời gian” hoặc “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên dừng lại ngay lập tức. Bạn có thể đặt ra bất kỳ mục tiêu nào, như: mua một ngôi nhà, trả nợ, gửi tiền tiết kiệm,… Một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn có tinh thần và thúc đẩy khả năng phấn đấu của mình lên gấp nhiều lần.
Trader là một công việc không thể bắt đầu trong “một sớm một chiều”. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, bạn cần dành thời gian học hỏi, tìm tòi và trau dồi kinh nghiệm. Hy vọng bài viết trên sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích, giúp bạn chinh phục hành trình trở thành trader hiệu quả hơn.
Những câu hỏi thường gặp
Đâu là các kiểu trader phổ biến?
Có nhiều kiểu trader khác nhau, phổ biến nhất là: Day trader, Floor trader, HFT trader và Rogue trader.
Trader có cần làm việc tại văn phòng không?
Câu trả lời là “Không!”. Công việc của trader chủ yếu được thực hiện qua điện thoại hoặc máy tính. Vì vậy, khi trở thành trader, bạn có thể thoải mái về không gian làm việc. Nghĩa là trader có thể làm việc ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải có mặt tại văn phòng.
Trader có giống Investor không?
Tất nhiên là không! Investor và trader đại diện cho hai phong cách đầu tư khác nhau. Với trader, các nhà đầu tư thường lựa trade các sản phẩm trong thời gian ngắn, tận dụng xu hướng ngắn hạn. Ngược lại, investor thường tập trung vào quy trình đầu tư lâu dài
Trader hoạt động trên các thị trường tài chính nào?
- Crypto.
- Chứng khoán.
- Vàng/bạc,…