Để trade coin hiệu quả, các nhà đầu tư đã sử dụng giải pháp phân tích kỹ thuật trên thị trường tiền mã hóa. Quy trình này được phân thành hai trường phái tách biệt, bao gồm: lý thuyết Dow và sóng Elliott. Trong bài viết dưới đây, CryptoX100.com sẽ giúp bạn bật mí một trong hai trường phái nổi bật này, đó chính là sóng Elliott. Vậy chính xác sóng Elliott là gì? Sóng Elliott được cấu tạo như thế nào? Vận hành ra sao?
Giới thiệu tổng quan về sóng Elliott
Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott (tên tiếng Anh: Elliott Wave Theory – EWT) là một lý thuyết phổ biến được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Lý thuyết này được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott (1871 – 1948) – một chuyên viên kế toán tiềm năng, một tác giả nổi tiếng người Mỹ.
Về bản chất, sóng Elliott được phát triển trên quan điểm cốt lõi: “Kết quả của diễn biến tâm lý đám đông là sự hình thành các mô hình và xu hướng của giá cả trên thị trường”. Theo đó, tâm lý và hành vi của đám đông là hai nhân tố vận hành song song theo từng chu kỳ nhất định, có lúc hào hứng, có lúc bi quan.
Dựa trên quy tắc đó, giá trị của những đồng coin cũng chuyển động theo chu trình ấy, lúc tăng cao, lúc giảm thấp. Trên thực tế, quy trình tăng giảm của coin luôn được xác định bởi các mô hình riêng. Và Ralph đã gọi đây là sóng, những “con sóng” lặp đi lặp lại.
Tuy không phải một chỉ báo hoặc giải pháp phân tích chuẩn xác, nhưng sóng Elliott vẫn rất hữu dụng với người dùng. Với sự hỗ trợ của sóng Elliott, traders có thể nhận biết và xác định xu thế thị trường một cách hiệu quả.
Vì vậy, sóng Elliott đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, như: Forex, tiền mã hóa, giao dịch hàng hóa,…, hay bất kỳ lĩnh vực nào chịu sự tác động của hành vi đám đông.
Sóng Elliott có cấu trúc như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về sóng Elliott, traders cần hiểu rõ bản chất cũng như cấu trúc cấu thành nhân tố này. Thông thường, sóng Elliott sẽ biểu thị xu hướng thị trường vận hành theo 2 giai đoạn, cụ thể là:
- Giai đoạn sóng đẩy.
- Giai đoạn sóng điều chỉnh hoặc sóng hồi.
Giai đoạn sóng đẩy
Sóng đẩy là một mô hình bao gồm 5 mức sóng đầu tiên. Trong đó, sóng 1, 3 và 5 là sóng tăng, sóng 2, 4 là sóng giảm. Đặc biệt, chiều dài của các mức sóng này luôn bằng nhau. Dưới đây là hình minh họa:
- Sóng 1: Cho thấy thị trường có dấu hiệu đi lên. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã đặt lệnh mua khi nhận thấy giá ở thời điểm này là thích hợp. Vì vậy, khiến giá bị đẩy lên cao.
- Sóng 2: Đây là thời điểm nhà đầu tư đã dừng và đóng lệnh. Lý do vì họ cảm thấy lợi nhuận đã chạm đúng mục tiêu. Có thể thấy, sóng 2 chỉ biểu thị giá giảm nhẹ chứ không giảm xuống đáy sóng 1.
- Sóng 3: Mức sóng này được hình thành khi giá có sự tăng trưởng nhẹ. Đây được xem là thời thích hợp để các nhà đầu tư khác gia nhập thị trường, khiến giá bị đẩy cao hơn. Thông thường, sóng 3 là mức sóng mạnh và dài nhất.
- Sóng 4: Mức sóng này thường xuất hiện khi các nhà đầu tư chốt lời. Có thể họ nhận thấy khả năng tăng của thị trường đã đủ. Sóng 4 yếu hơn các mức sóng trước trước. Lý do vì nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng giá coin sẽ tăng cao hơn nữa. Và họ đang chờ thời cơ để đặt lệnh với mức giá tốt hơn.
- Sóng 5: Đây là thời điểm thị trường trở nên sôi nổi nhất vì toàn bộ traders đều đổ xô vào mua coin. Vì vậy, giá coin lúc này trở nên cao ngất ngưỡng hơn bao giờ hết.
Lưu ý, trong 3 mức sóng, bao gồm: 1, 3 và 5 sẽ luôn có một sóng rộng hơn hai sóng còn lại. Nghĩa là có một sóng dài nhất trong 3 mức sóng, thường là mức sóng 3 và 5.
Giai đoạn sóng hồi
Sóng hồi là bước chuyển tiếp theo của giai đoạn sóng đẩy. Mô hình này bao gồm những chuyển động giá đi ngược lại xu hướng hiện tại. Nghĩa là khi xu hướng thị trường đi lên, sóng hồi có thể là các đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.
Không giống như mô hình sóng đẩy, các mức sóng hồi được biểu thị bằng chữ cái: a, b, c. Ngoài ra, mô hình sóng hồi chỉ có tối đa 3 mức sóng. Sóng hồi có cấu tạo theo 3 mô hình cơ bản, bắt nguồn từ quy trình phát triển của 18 mô hình còn lại, bao gồm: Zig-Zag, phẳng và tam giác.
Mô hình Zig-Zag
Mô hình này biểu thị các bước giá đi ngược với xu hướng hiện tại của thị trường. Theo đó, sóng a thường và c thường dài hơn sóng b. Ngoài ra, trong quá trình điều chỉnh, 2 – 3 mô hình Zig-Zag có thể xuất hiện trên thị trường và nối tiếp nhau. Mỗi sóng của mô hình Zig-Zag có thể chia thành 5 mô hình sóng khác với tên gọi là “mô hình sóng trong sóng”.
Mô hình phẳng (Flats)
Đây là mô hình được phát triển theo dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang. Mô hình này khá quen thuộc với các traders trên thị trường tiền mã hóa. Thông thường, chiều dài của các mức sóng của mô hình phẳng sẽ tương đương nhau. Trong đó, sóng a và c sẽ cùng chiều và ngược chiều với sóng b. Nhiều trường hợp, sóng b có thể vượt qua đỉnh ban đầu của mức sóng a.
Mô hình tam giác (Triangles)
Nếu tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, chắc hẳn bạn đã biết qua màn hình giá tam giác. Tuy nhiên, mô hình tam giác của sóng Elliott sẽ khác với mẫu hình này.
Cụ thể, mô hình sóng tam giác được cấu thành từ 2 đường: kháng cự và hỗ trợ. Đặc điểm của 2 đường này là có thể hội tụ hoặc phân kỳ. Mô hình tam giác bao gồm 5 sóng chuyển động theo giới hạn của 2 đường xu hướng và chuyển động trong xu hướng nằm ngang (sideway). Mô hình sóng tam giác khá đa dạng. Chúng có thể là tam giác mở rộng, tam giác giảm/tăng dần, tam giác đều, tam giác cân,…
Sóng Elliott có bao nhiêu cấp độ?
Theo tác giả, sóng Elliott được phân thành 9 cấp độ cơ bản dựa trên thời gian hình thành của mỗi cấp độ, cụ thể như sau:
- Cấp 1: Subminuette với đơn vị là vài phút.
- Cấp 2: Minuette với đơn vị là vài giờ.
- Cấp 3: Minute (khá nhỏ) với đơn vị là vài ngày.
- Cấp 4: Minor (nhỏ) với đơn vị là vài tuần.
- Cấp 5: Intermediate (trung cấp) với thời gian từ vài tuần đến vài tháng.
- Cấp 6: Primary (sơ cấp) với thời gian từ vài tháng đến 1 hoặc 2 năm.
- Cấp 7: Cycle (chu kỳ) với thời gian kéo dài trong nhiều năm.
- Cấp 8: Super Cycle (chu kỳ lớn) với thời gian kéo dài vài thập kỷ.
- Cấp 9: Grand Supercycle (siêu chu kỳ lớn) với thời gian kéo dài đến cả thế kỷ.
Được biết đến như một công cụ phân tích kỹ thuật đối với các traders, sóng Elliott đã trở nên phổ biến trên mọi thị trường. Tuy nhiên, cũng như những công cụ phân tích khác, sóng Elliott không đưa ra một kết quả chuẩn xác nhất. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nắm vững các quy tắc cũng như thực chiến trên thị trường để tự rút ra những bài học thực tế nhất.
Từ thông tin bài viết, CryptoX100.com hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về sóng Elliott. Chúc bạn thành công với các dự án sắp tới của mình nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Công cụ nào xác định mục tiêu giá và biên độ sóng?
Để xác định mục tiêu giá và biên độ sóng, bạn có thể sử dụng 2 công cụ phổ biến, bao gồm: kênh giá và Fibonacci.
Sóng Elliott có các quy tắc nào?
Khi sử dụng sóng Elliott bạn cần áp dụng 3 quy tắc chính:
- Quy tắc 1: Trong 3 sóng đẩy, chiều dài của sóng 3 là dài nhất.
- Quy tắc 2: Song 2 không thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1.
- Quy tắc 3: Đáy của sóng 4 không được chạm đỉnh sóng 1.
Cấu trúc của mô hình sóng tam giác là gì?
Mô hình sóng tam giác có cấu trúc như sau:
- Với Leading Diagonal Triangle: 5-3-5-3-5.
- Với Ending Diagonal Triangle: 3-3-3-3-3.
Sóng 2 và sóng 4 có mối quan hệ như thế nào?
Sóng 2 và sóng 4 vận hành song song và có thể thay thế cho nhau. Khi sóng 2 trở thành sóng hiệu đơn giản, phẳng, sóng 4 sẽ là sóng hiệu phức tạp, mạnh và ngược lại.