cryptox100.
  • TIN TỨC
    • Tin Tức Về Bitcoin
    • Tin Tức Về Altcoins
      • Tin Tức Về Avalanche
      • Tin Tức Về Cardano
      • Tin Tức Về Ethereum
      • Tin Tức Về Ripple
      • Tin Tức Về Solana
    • Tin Tức Về DeFi
    • Tin Tức Về ETFs
    • Tin Tức Về NFTs
    • Tin Tức Về Hack – Scam
  • THỊ TRƯỜNG
  • CRYPTOPEDIA
    • Kinh nghiệm
    • Dành cho người mới
    • IDO
    • Sàn giao dịch
    • Wallet
  • RESEARCH
  • KIẾM TIỀN
    • Airdrop
    • Bounty
    • Retroactive
    • Testnet
  • THÔNG TIN
    • Thuật Ngữ Crypto
    • Quỹ đầu tư
    • Sự kiện
    • WIKI
Không có kết quả nào
Xem tất cả
Join Group Chat
cryptox100
  • TIN TỨC
    • Tin Tức Về Bitcoin
    • Tin Tức Về Altcoins
      • Tin Tức Về Avalanche
      • Tin Tức Về Cardano
      • Tin Tức Về Ethereum
      • Tin Tức Về Ripple
      • Tin Tức Về Solana
    • Tin Tức Về DeFi
    • Tin Tức Về ETFs
    • Tin Tức Về NFTs
    • Tin Tức Về Hack – Scam
  • THỊ TRƯỜNG
  • CRYPTOPEDIA
    • Kinh nghiệm
    • Dành cho người mới
    • IDO
    • Sàn giao dịch
    • Wallet
  • RESEARCH
  • KIẾM TIỀN
    • Airdrop
    • Bounty
    • Retroactive
    • Testnet
  • THÔNG TIN
    • Thuật Ngữ Crypto
    • Quỹ đầu tư
    • Sự kiện
    • WIKI
Không có kết quả nào
Xem tất cả
cryptox100
Không có kết quả nào
Xem tất cả

Ransomware là gì? Cách ngăn chặn và gỡ bỏ Ransomware

bởi My NFT
07/06/2022
in Wiki
5/5 - (1 bình chọn)
0
0

Gần đây, không phải virus mà chính Ransomware là mối đe dọa đối với các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các traders. Do đó, hệ thống quản trị viên IT luôn tìm mọi cách để ngăn chặn sự xâm nhập của loại mã độc hại này. Vậy Ransomware là gì? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới đây!

Đôi nét về Ransomware

Ransomware là gì?

Ransomware được biết đến là một phần mềm, tập tin độc hại với mục đích ‘’tống tiền’’ người dùng bằng cách xâm nhập vào máy tính và thao túng dữ liệu của nạn nhân.

Hay nói cách khác, Ransomware là ‘’mã độc tống tiền’’ nhằm mã hóa để chặn người dùng truy cập vào dữ liệu. Để có thể lấy lại quyền kiểm soát dữ liệu, doanh nghiệp phải trả một khoản tiền không nhỏ theo yêu cầu của hacker. Tùy vào mức độ quan trọng của dữ liệu và quy mô doanh nghiệp, tiền chuộc có thể dao động từ vài nghìn USD đến vài triệu USD.

ransomware-la-gi

Đặc điểm của Ransomware

Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ những công ty bảo mật hàng đầu như: Bitdefender, Norton, Kaspersky, Malwarebytes và cả chính phủ đều yêu cầu người bị hại không trả tiền để khôi phục dữ liệu.

Bởi vì, dù bạn có trả tiền, dữ liệu của bạn cũng không thể đảm bảo rằng chúng sẽ trả lại quyền điều khiển máy tính và dữ liệu cho bạn còn nguyên vẹn hay không? Nếu đây là những dữ liệu có tính nhạy cảm cao, e rằng chúng không ‘’giữ lời’’ và có thể tung lên Internet. Tất cả đều mơ hồ nên bạn không nên thực hiện.

Ví dụ như WannaCry đã bị Ransomware tấn công hơn 230.000 máy tính chạy hệ điều hành windows trên 150 quốc gia chỉ trong 3 ngày. Trong đó, chỉ có khoảng 130 người trên tổng số 200.000 người bị tán công trả tiền cho chúng (theo thống kê của Wikipedia).

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Ransomware được xem như một mô hình tội phạm, có khả năng gây ra những tác động lớn lên quy mô toàn cầu.

ransomware-la-gi

Ransomware vận hành như thế nào?

Khả năng lây nhiễm của Ransomware

Về cơ bản, Ransomware hoạt động bằng cách tấn công, giành quyền truy cập vào thiết bị của người dùng. Sau đó, chúng sẽ mã hóa các nguồn dữ liệu trong ổ đĩa. Một số phương thức Ransomware sử dụng để ẩn mình và tấn công hoặc bạn vô tình thực hiện hành động khiến thiết bị dính Ransomware như:

  • Truy cập vào những website giả mạo.
  • Mở các file đính kèm dính Ransomware trong email.
  • Tải hoặc cài đặt những phần mềm có chứa Ransomware bên trong thường là những phần mềm lậu, bản crack, null.
  • Nhấp vào liên kết độc hại trong email, các website, popup, SMS,…
  • Thiết bị cài Ransomware tự động thông qua USB hoặc các lỗ hổng của hệ thống Internet.

Ransomware sẽ thực hiện bằng nhiều cách khác nhau để lây nhiễm cho các thiết bị. Tuy nhiên, các phương thức này không phổ biến hoặc ‘’chiến dịch marketing quá tệ’’ khiến chúng không được quan tâm.

Cách thức hoạt động của Ransomware

Sau khi xâm nhập vào thiết bị người dùng, Ransomware sẽ rà soát máy tính và thực hiện một số tác vụ. Đó là:

  • Mã hóa toàn bộ dữ liệu dưới dạng đuôi .doc, .xls, .pdf, file email.
  • In một thông báo ‘’tống tiền’’ ra ngoài màn hình chính hoặc để lại file nội dung ‘’tống tiền’’.

Năm 2011, giới thông tin thế giới ghi nhận sự xuất hiện của một dạng Ransomware khác có tên SMS Ransomware. Bên cạnh những đặc tính thông thường, SMS Ransomware còn gửi những thông báo, yêu cầu người dùng phải liên lạc với hacker qua số điện thoại được cung cấp đến khi chuyển hết số tiền như yêu cầu.

Đồng thời, một phiên bản khác của Ransomware cũng ‘’làm mưa làm gió’’ khi tấn công vào MBR của hệ điều hành máy chủ. Hay nói cách khác, Ransomware khiến cho hệ điều hành không thể hoạt động được.

ransomware-la-gi

Một số lưu ý phòng chống Ransomware

‘’Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ là điều mà các doanh nghiệp, tổ chức nên lưu ý để tránh bị thiệt hại đáng tiếc từ Ransomware. Bạn nên phòng tránh, bảo vệ dữ liệu trước khi những rủi ro nặng nề xảy ra mới tìm đến giải pháp. Một số lưu ý mà bạn cần nắm rõ để bảo vệ doanh nghiệp trước Ransomware. Đó là:

  • Cân nhắc kỹ trước khi nhấp vào bất kỳ email lạ nào. Khi nhìn thấy email có dấu hiệu giả mạo, bạn không nên click vào, nhất là những liên kết, tải file đính kèm trong email.
  • Sử dụng dịch vụ đánh giá an ninh mạng để kịp thời phát hiện và khắc phục sớm mối đe dọa như Ransomware đang nhăm nhe tấn công tổ chức.
  • Sao lưu kỹ lưỡng dữ liệu thường xuyên.
  • Liên hệ những đơn vị an ninh mạng như SecurityBox trong trường hợp gặp sự cố để được hỗ trợ kỹ càng nhất.

Đối tượng của Ransomware

Tổ chức bảo mật kém

Những tổ chức không chú trọng xây dựng một hệ thống bảo mật vững chắc rất dễ bị Ransomware tấn công. Chẳng hạn như những tổ chức nhỏ, trường đại học có mức độ bảo mật không quá cao.

Tổ chức có khả năng chi trả cao và nhanh chóng

Đối với các ngân hàng, cơ sở ý tế, cơ quan chính phủ hay những tổ chức cần liên tục sử dụng dữ liệu. Chẳng hạn như trong năm 2022, vụ tấn công vào Colonial Pipeline, các nhà điều hành phải chi đến 4.4 triệu USD bằng BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. để giải cứu mạng lưới của họ.

Những tổ chức có dữ liệu nhạy cảm

Đối với những tổ chức có dữ liệu nhạy cảm hoặc doanh nghiệp về luật, Ransomware sẽ dựa trên các thông tin này để tống tiền. Ví dụ như những dữ liệu trong 1 cuộc kiện tụng, nếu tung ra phần thắng chắc chắn sẽ dành cho bên còn lại hoặc biến doanh nghiệp này ‘’tán gia bại sản’’.

ransomware-la-gi

3 loại Ransomware phổ biến

Encrypting – Tấn công và mã hóa

Đây là loại Ransomware tập trung tấn công vào những thiết bị máy tính. Sau đó, chúng mã hóa dữ liệu và tống tiền người dùng. Thông thường, Encrypting yêu cầu người bị hại chuyển tiền qua Bitcoin hoặc các đồng tiền mã hóa khác. Vì thế, Encrypting còn được gọi là crypto Ransomware.

Ransomware Non-encrypting – Tấn công không mã hóa dữ liệu

Đây là một loại phần mềm tấn công, sau đó khóa thiết bị của người dùng. Để sử dụng thiết bị, người dùng phải trả tiền cho chúng để mở khóa hoặc tắt – mở máy nhìn màn hình yêu cầu chuyển tiền ‘’cho vui’’

Leakware/ Doxware – Tấn công và đe dọa tung tin nhạy cảm

Đây là một trong những loại Ransomware tống tiền người dùng bằng cách tấn công và đánh cắp dữ liệu. Tiếp đó, chúng sẽ dùng những dữ liệu nhạy cảm để tống tiền. Nếu bạn không trả, chúng sẽ tung dữ liệu đó lên Internet. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo chúng sẽ không tung lên Internet ngay cả khi bạn đã trả tiền.

Bitcoin – nguyên nhân bùng nổ Ransomware

Sự phát triển của Bitcoin và bùng nổ Ransomware

Ban đầu, Ransomware hoạt động theo hình thức nhỏ lẻ cho đến khi Bitcoin bắt đầu thu hút cộng đồng mạnh mẽ vào năm 2012. Các Hacker yêu cầu loại tiền chuộc là các đồng crypto phi tập trung, gây khó khăn cho việc theo dõi và ngăn chặn các khoản thanh toán. Đồng thời, Hacker dễ dàng rửa tiền hơn khi thu hút được số lượng tiền kha khá.

Edward Cartwight – giáo sư kinh tế trường Đại học De Montfont ở thành phố Leicester Vương quốc Anh cho rằng: ‘“Hoàn toàn đúng khi nói rằng ransomware và tiền điện tử luôn song hành với nhau. Ransomware rất phụ thuộc vào tiền điện tử và Bitcoin nói riêng”.

Theo dữ liệu của Coveware, Bitcoin chiếm khoảng 98% thanh toán Ransomware trong quý đầu tiên năm 2019. Từ đó, Bitcoin trở thành một phần không thể tách rời khỏi mô hình Ransomware.

Tác động của Ransomware đối với Bitcoin

Tất cả hoạt động của Ransomware đều ảnh hưởng đến giá của Bitcoin. Ransomware không chỉ đưa Bitcoin lên các chuyên mục hot của tin tức mà còn tăng giá của đồng tiền này bất cứ khi nào có tin tức. Có thể thấy, Ransomware là một phần thúc đẩy giá của Bitcoin tăng cao.

Những cuộc tấn công Ransomware hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến các mô hình giao dịch thanh toán tiền mã hóa. Do đó, các trader nên tận dụng lợi thế của biến động giá tiềm năng sau mỗi cuộc tấn công.

Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích gì cho chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và cơ quan pháp luật. Vì họ là những người mong muốn đưa ra các giải pháp cho cuộc tấn công Ransomware.

Theo một số chuyên gia phục hồi dữ liệu, trong đó có cả Proven Data, các cuộc tấn công Ransomware ngày càng khẳng định đặc điểm, tổ chức của tội phạm. Họ e rằng nhiều khoản thanh toán tiền chuộc có thể nằm trong tay nhóm khủng bố. Thông qua việc trả tiền chuộc, chính quyền địa phương đang vô tinhd tạo điều kiện, tài trợ cho các hacker.

Dù bằng cách nào, chính sách kiên quyết không trả tiền chuộc được xem là giải pháp tốt nhất giúp xóa bỏ Ransomware.

Một số vụ tấn công Ransomware lớn trong lịch sử

Năm 1989: AIDS Trojan/ PC Cyborg

Joseph Popp – một nhà sinh vật học đã phân phát 20.000 đĩa mềm tại hội nghị AIDS của tổ chức y tế thế giới Stockholm. Những đĩa mềm này được dán nhãn ‘’thông tin AIDS – đĩa giới thiệu’’ và chứa một loại virus trojan đã tự cài đặt vào hệ thống MS-DOS.

Khi người dùng cắm đĩa mềm vào máy tính, sau nhiều lần khởi động, virus đã tự động mã hóa các tệp tin và yêu cầu người dùng phải gửi $189 đến một địa chỉ ở Panama. Tuy nhiên, virus này khá đơn giản, các nhà nghiên cứu bảo mật phát hành công cụ miễn phí để giúp nạn nhân.

AIDS Trojan là một trong những vụ tấn công Ransomware đầu tiên trong lịch sử. Đặc biệt, đây còn được xem là khuôn mẫu cho những cuộc tấn công Ransomware về sau này.

ransomware-la-gi

Năm 2013: CryptoLocker

Từ ngày 5/9/2013 đến cuối tháng 5/2014, một Trojan horse có tên là CryptoLocker đã xuất hiện. Trojan này hướng đến những máy tính chạy Microsoft Windows, lây lan qua các tệp đính kèm của email bị nhiễm thông qua mạng botnet Gameover ZeuS hiện có.

Sau đó, CryptoLocker hiển thị một thông báo mới đòi tiền chuộc, đề nghị giải mã dữ liệu nếu thanh toán bằng Bitcoin haowjc chứng từ tiền mặt trả trước. Hacker còn đe dọa sẽ xóa khóa giải mã nếu quá hạn trả tiền.

Năm 2017: WannaCry

Đây là một loại Ransomware mã hóa máy tính xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 12/5/2017. WannaCry còn được gọi với nhiều cái tên khác là WannaCrypt, WCry, Wana Decrypt0r 2.0, WannaCrypt0r 2.0 và Wanna Decryptor.

Tiền chuộc trong vụ WannaCry dao động từ $300 – $600, nạn nhân phải thanh toán bằng Bitcoin. Đồng thời, WannaCry còn nhắm đến các máy tính đang chạy hệ điều hành Microsoft Windows phiên bản lỗi thời bằng cách khai thác lỗ hổng EternalBlue trong giao thức Server Message BlockMỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. (SMB).

ransomware-la-gi

Kết luận

Hiện nay, các Hacker ngày một tinh vi và phổ biến hơn. Ngay cả khi doanh nghiệp, tổ chức đã trả đủ tiền chuộc, lấy lại dữ liệu, Hacker cũng tìm cách để trục lợi tài chính. Vì vậy, Ransomware được xem là mối đe dọa bảo mật đối với mọi tổ chức. Khi bị nhiễm Ransomware, doanh nghiệp không chỉ mất quyền truy cập vào dữ liệu mà còn phải trả một khoản tiền chuộc dữ liệu khá lớn.

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về Ransomware. Các doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, trang bị hệ thống bảo mật tiên tiến để tránh những rủi ro về Ransomware. Đừng quên theo dõi CryptoX100.com để cập nhật thêm nhiều thông tin “nóng hổi” về crypto nhé!

FAQs về Ransomware

Những cách ẩn mình của Ransomware là gì?

  • Detection: Phương pháp dò thám. Các phần mềm độc hại sẽ dò xét môi trường để đề phòng nguy cơ chúng đang ở trong một môi trường ảo và trốn tránh sự phát hiện của nhà nghiên cứu bảo mật.
  • Timing: Ransomware sẽ tranh thủ xâm nhập vào dữ liệu trong khoảng thời gian thiết bị đang bật/ tắt, lúc các phần mềm virus chưa khởi động.
  • Communication: Ransomware sẽ lập tức liên hệ với C&C Server để nhận hướng dẫn khi thâm nhập vào dữ liệu.

Có những loại phần mềm nào chống Ransomware?

Để chống Ransomware, bạn chính là một phần mềm ngăn chặn tốt nhất. Nhiệm vụ của bạn là thực hiện tốt việc phòng tránh, không nên nhấp vào những tệp, liên kết lạ, trừ khi ‘xui rủi’ hacker tấn công vào hệ thống doanh nghiệp của bạn thì rất khó để nhiễm Ransomware. Phần lớn các phần mềm diệt virus hiện nay đều có thể thực hiện điều này.

Phần mềm virus có đảm bảo an toàn 100% không?

Không. Đối với các phần mềm diệt virus được phát triển, hackers vẫn luôn tìm được cách để tạo ra những loại virus mới và tấn công người dùng.

Doanh nghiệp sẽ thiệt hại bao nhiêu tiền khi bị nhiễm Ransomware?

Rất khó để có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Mức độ thiệt hại cũng như số tiền phải trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là do mức độ quan trọng của dữ liệu, quy mô doanh nghiệp mà hacker sẽ đòi hỏi. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn con số phải trả do nhiễm Ransomware có thể lên đến hàng triệu USD.

Theo dõi CryptoX100 trên Twitter , Facebook và Telegram để cập nhật tin nhanh nhất!
Đọc CryptoX100 Trên
Google News
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các quan điểm được trình bày trên trang web CryptoX100 không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần thẩm định kỹ trước khi thực hiện bất kỳ quyết định đầu tư có tính rủi ro cao vào Bitcoin, tiền điện tử hay tài sản số. Xin lưu ý rằng giao dịch tiền điện tử của bạn mang tính rủi ro và mọi thiệt hại phát sinh sẽ do bạn chịu trách nhiệm. Trang web CryptoX100 không khuyến nghị mua bán bất kỳ loại tiền điện tử hay tài sản số nào, cũng không phải là cố vấn đầu tư. Xin lưu ý rằng trang web CryptoX100 tham gia một số chương trình tiếp thị liên kết. Vui lòng đọc kỹ Chính sách & Điều khoản của chúng tôi!

Related posts:

funding-rate-la-giFunding Rate là gì? Hướng dẫn cách tính Funding Binance market-maker-mm-la-giMarket Maker (MM) là gì? “Bật mí” cách thức Market Maker làm giá hackathon-la-gi-trong-cryptoHackathon là gì trong crypto? Khám phá top 5 Blockchain Hackathons hàng đầu hiện nay tornado-cash-la-giTornado Cash là gì? Tại sao lại thường rửa tiền hack trong crypto?
ShareTweetShare
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ShareTweetShare

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Đôi nét về Ransomware
    1. Ransomware là gì?
    2. Đặc điểm của Ransomware
  2. Ransomware vận hành như thế nào?
    1. Khả năng lây nhiễm của Ransomware
    2. Cách thức hoạt động của Ransomware
    3. Một số lưu ý phòng chống Ransomware
  3. Đối tượng của Ransomware
    1. Tổ chức bảo mật kém
    2. Tổ chức có khả năng chi trả cao và nhanh chóng
    3. Những tổ chức có dữ liệu nhạy cảm
  4. 3 loại Ransomware phổ biến
    1. Encrypting – Tấn công và mã hóa
    2. Ransomware Non-encrypting – Tấn công không mã hóa dữ liệu
    3. Leakware/ Doxware – Tấn công và đe dọa tung tin nhạy cảm
  5. Bitcoin – nguyên nhân bùng nổ Ransomware
    1. Sự phát triển của Bitcoin và bùng nổ Ransomware
    2. Tác động của Ransomware đối với Bitcoin
  6. Một số vụ tấn công Ransomware lớn trong lịch sử
    1. Năm 1989: AIDS Trojan/ PC Cyborg
    2. Năm 2013: CryptoLocker
    3. Năm 2017: WannaCry
  7. Kết luận
  8. FAQs về Ransomware
  9. Những cách ẩn mình của Ransomware là gì?
  10. Có những loại phần mềm nào chống Ransomware?
  11. Phần mềm virus có đảm bảo an toàn 100% không?
  12. Doanh nghiệp sẽ thiệt hại bao nhiêu tiền khi bị nhiễm Ransomware?
    1. Related posts:
Keyword
mã độc tống tiền

Tin Hot

Kèo 1000$ dự án NFT, Gamefi Tabi do Binance đầu tư 11 triệu $
Airdrop

Kèo 1000$ dự án NFT, Gamefi Tabi do Binance đầu tư 11 triệu $

06/02/2024
0

Tabi trước đây có tên là Treasureland dự án NFT, gamefi gần đây đang rất hot được khá nhiều người...

Đọc thêm
[Hoạt động] Airdrop Masa – Nhận token MASA miễn phí

[Hoạt động] Airdrop Masa – Nhận token MASA miễn phí

02/02/2024
0
Giám đốc quản lý quỹ 7,6 tỷ USD khẳng định Blockchain sẽ là chìa khóa định hình internet trong tương lai

Giám đốc quản lý quỹ 7,6 tỷ USD khẳng định Blockchain sẽ là chìa khóa định hình internet trong tương lai

30/01/2024
0
ZetaChain thông báo nhận Airdrop sau khi mainnet ngày 29/01/2024

ZetaChain thông báo nhận Airdrop sau khi mainnet ngày 29/01/2024

29/01/2024
0
Cơ quan giám sát tiền tệ Florida và Alaska hạn chế sàn giao dịch Binance US

Cơ quan giám sát tiền tệ Florida và Alaska hạn chế sàn giao dịch Binance US

27/01/2024
0

BÀI VIẾT NỔI BẬT

  • cach-them-mang-solana-vao-vi-metamask

    Hướng dẫn chi tiết cách thêm mạng Solana vào ví Metamask

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ví TRC20 là gì? Hướng dẫn cách tạo ví lưu trữ USDT TRC20 chi tiết từ A-Z

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • SweatCoin (SWEAT) token là gì? Thông tin dự án SWEAT Coin

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Launchpad trong crypto là gì? Top 6 nền tảng Launchpad trong crypto phổ biến nhất hiện nay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn cách chuyển USDT từ ví Metamask sang Binance nhanh chóng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Dành cho người mới

vi-metamask-la-gi
Kiến thức

Ví Metamask là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng ví Metamask

20/10/2022
0

Gần đây, xu hướng đầu tư crypto trên thị trường dường như đều gắn liền với ví Metamask. Có thể...

Đọc thêm
ethereum-eth-la-gi

Ethereum (ETH) là gì? Tìm hiểu về ETH kẻ thách thức vĩ đại

06/12/2023
0
tether-(usdt)-la-gi

Tether (USDT) token là gì? Thông tin dự án USDT coin

05/10/2023
0
ethereum-2-0-la-gi

Ethereum 2.0 là gì? ETH 2.0 có đào được không? Tìm hiểu chi tiết về ETH 2.0

24/06/2022
0
san-pancakeswap-la-gi

Sàn PancakeSwap là gì? có uy tín không? Hướng dẫn cách mua token trên sàn PancakeSwap

25/10/2022
0
Kèo 1000$ dự án NFT, Gamefi Tabi do Binance đầu tư 11 triệu $

Kèo 1000$ dự án NFT, Gamefi Tabi do Binance đầu tư 11 triệu $

06/02/2024
0
[Hoạt động] Airdrop Masa – Nhận token MASA miễn phí

[Hoạt động] Airdrop Masa – Nhận token MASA miễn phí

02/02/2024
0
  • About
  • Contact
  • Privacy Policy
  • Terms Of Use
  • Telegram Chat
  • Bitcoin là gì
  • Ethereum là gì

© 2021 CRYPTO X100 - FLY TO THE MOON
Website chỉ cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư.

Không có kết quả nào
Xem tất cả
  • TIN TỨC
    • Tin Tức Về Bitcoin
    • Tin Tức Về Altcoins
      • Tin Tức Về Avalanche
      • Tin Tức Về Cardano
      • Tin Tức Về Ethereum
      • Tin Tức Về Ripple
      • Tin Tức Về Solana
    • Tin Tức Về DeFi
    • Tin Tức Về ETFs
    • Tin Tức Về NFTs
    • Tin Tức Về Hack – Scam
  • THỊ TRƯỜNG
  • CRYPTOPEDIA
    • Kinh nghiệm
    • Dành cho người mới
    • IDO
    • Sàn giao dịch
    • Wallet
  • RESEARCH
  • KIẾM TIỀN
    • Airdrop
    • Bounty
    • Retroactive
    • Testnet
  • THÔNG TIN
    • Thuật Ngữ Crypto
    • Quỹ đầu tư
    • Sự kiện
    • WIKI

© 2021 CRYPTO X100 - FLY TO THE MOON
Website chỉ cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
wpDiscuz

We are using cookies to give you the best experience on our website.

You can find out more about which cookies we are using or switch them off in . More information about our Cookie Policy

Privacy Overview

This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.

Strictly Necessary Cookies

Strictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.

If you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.

Powered by  GDPR Cookie Compliance