Bất kỳ cơ hội đầu tư nào hứa hẹn lợi nhuận cao, dễ dàng, không rủi ro đều có dấu hiệu ‘’lừa đảo’’. Và mô hình Ponzi trong thị trường crypto cũng vậy. Vậy mô hình Ponzi là gì? Liệu đây có phải là hình thức lừa đảo nhà đầu tư không? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về mô hình này bên dưới đây!
Đôi nét về mô hình Ponzi
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi được biết đến là một hình thức đa cấp, lừa đảo tín dụng dưới dạng huy động vốn từ người góp sau để trả cho người góp trước bằng những lời chào lãi suất hấp dẫn. Cứ như vậy, người đi vay trước được hưởng những khoản lợi nhuận lớn hơn người đến sau. Đồng thời, mô hình Ponzi còn củng cố niềm tin ở người nghe bằng cam kết, hứa hẹn về những con số khổng lồ cũng như quảng cáo về những người tham gia trước đây để tăng sức hút.
Dựa trên cách thức hoạt động này, có thể khẳng định rằng Ponzi không hề mang lại lợi nhuận thực tế cho người dùng. Vì thế, khi áp lực trả lãi lớn hơn nguồn tiền đầu tư thu vào, mô hình Ponzi chắc chắn sẽ sụp đổ. Thời gian tồn tại của mô hình này ngắn hoặc dài tùy thuộc vào số lượng traders mà Ponzi thu hút được. Thậm chí, một số dự án đầu tư theo mô hình Ponzi “siêu lợi nhuận” này có thể tồn tại lên đến gần chục năm mới sụp đổ.
Ponzi bắt nguồn từ đâu?
Ponzi là tên gọi được đặt cho một mô hình tài chính có nguồn gốc từ nhân vật Charles Ponzi. Ông được xem là “ông tổ của ngành đa cấp” và phát minh ra mô hình Ponzi vào năm 1919. Xuất phát điểm là một kẻ vô danh người Ý, Charles Ponzi sang xứ sở cờ hoa mang trong mình giấc mơ khởi nghiệp, làm giàu với chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3 USD trong tay. Thế nhưng, có mấy ai ngờ chỉ một năm sau đó, ông đã trở thành triệu phú USD với hơn 15 triệu USD nhờ vào việc “lừa đảo”.
Mô hình Ponzi đã được mô tả trong 2 cuốn tiểu thuyết viết bởi Charles Dickens là Martin Chuzzlewit năm 1844 và Little Dorrit năm 1857. Sau đó, phương pháp này được đổi tên thành Charles Ponzi.
Phương thức hoạt động của mô hình Ponzi
Một thành viên khởi xướng đầu tiên sẽ đứng ra quảng cáo về một cơ hội đầu tư nào đó. Ví dụ như trong đó, người tham gia phải đóng góp $10.000. Người này hứa hẹn người tham gia sẽ nhận lại toàn bộ khoản đầu tư họ bỏ ra ban đầu, kèm theo 10% lợi nhuận sau 1 chu kỳ đầu tư nhất định (chẳng hạn như 3 tháng).
Giả sử nhà đầu tư này kêu gọi thêm 2 người khác tham gia trước khi thời hạn 3 tháng kết thúc. Khi đó, người khởi xướng phải trích $11.000 từ khoản $20.000 thu được từ người thứ 2 và thứ 3, trả số tiền này cho người thứ nhất. Lúc này, nhà đầu tư thứ nhất sẽ bị hấp dẫn và nhiều khả năng tái đầu tư tiếp $10.000.
Khi hệ thống phát triển, những người khởi xướng bắt buộc phải tìm kiếm thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào mô hình để duy trì được khả năng trả lãi như đã hứa ban đầu. Sau cùng, khi hệ thống đạt tới mức không thể duy trì được nữa, người khởi xướng một là bị bắt, hai là biến mất cùng số tiền thu được từ nhà đầu tư.
7 dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi lừa đảo
#1. Cam kết siêu lợi nhuận cho người tham gia
Nếu là một nhà đầu tư sáng suốt, sẽ không khó để bạn nhận ra kiểu lừa đảo của mô hình Ponzi. Nhằm đánh vào ‘’lòng tham’’ của nhà đầu tư, những kẻ đứng sau mô hình Ponzi thường đặt ra những cam kết siêu lợi nhuận mà không kèm theo bất kỳ rủi ro nào.
Lợi nhuận đầu tư có thể lên vài chục, thậm chí là vài trăm phần trăm trong một thời gian ngắn 1 tháng hoặc 1 năm. Thực tế, nếu đầu tư hợp pháp sẽ không có một quỹ đầu tư nào dám cam kết mức lợi nhuận cao như vậy.
#2. Luôn có lợi nhuận dù thị trường có biến động ra sao
Bên cạnh nguồn lợi nhuận cao, nhà đầu tư được hứa hẹn sẽ luôn có lãi suất dù thị trường biến động như thế nào. Trong thời gian đầu mới tham gia, lợi nhuận có thể ổn định như những gì đã cam kết trước đó. Bởi vì, nguồn tiền đầu tư mới vẫn còn nhiều, những kẻ đứng sau vẫn còn khả năng phân chia lãi cho người tham gia trước.
Theo thời gian, số lượng người tham gia đầu tư giảm xuống đáng kể, kéo theo đó là nguồn tiền thu vào ít đi, không còn đủ sức để duy trì trả lãi. Điều này khiến cho mô hình Ponzi sụp đổ, nhà đầu tư tham gia sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất. Do đó, họ hầu như chưa nhận được gì thì mô hình tham gia đã sụp đổ.
#3. Cách thức vận hành phức tạp
Để thể hiện sự uy tín đối với những nhà đầu tư còn non kinh nghiệm, những kẻ lừa đảo thường cố ý phức tạp hoá mô hình vận hành. Chẳng hạn như đầu tư ngoại hối, giao dịch phối hợp đồng tương lai,…
Ngoài ra, người sáng lập dự án còn hoạt động dưới dạng ẩn danh. Trường hợp bị pháp luật điều tra, những người đứng sau mô hình này dễ dàng trốn tránh trách nhiệm.
#4. Hoa hồng giới thiệu nhiều tầng
Không phải ngẫu nhiên mà những dự án theo mô hình Ponzi lại thu được số lượng lớn người dùng tham gia chỉ sau một thời gian ngắn. Bởi vì, những người đứng sau rất tinh khôn. Họ biết lợi dụng hàng ngũ nhà đầu tư tham gia đầu tiên thông qua chính sách thưởng nhờ giới thiệu thêm người mới.
Số tiền hoa hồng có thể lên đến vài chục phần trăm khi bạn giới thiệu thêm ai đó tham gia. Kiểu hoạt động đa cấp này rất khó để phân biệt với hình thức tiếp thị liên kết. Bản chất của đa cấp không hoàn toàn xấu, nhưng hình thức này thường bị lợi dụng để kéo thêm người tham gia để lừa đảo.
#5. Không nhận được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng
Khi hoạt động không có mục đích rõ ràng, lợi dụng nhà đầu tư để kiếm lời, những cá nhân, tổ chức đứng sau mô hình Ponzi này sẽ luôn tìm mọi cách để trốn tránh cơ quan chức năng. Khi giao dịch với nhà đầu tư, họ vẫn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng nhận hoạt động. Nhưng thực tế, tất cả hoạt động này đều là giả mạo.
Việc đăng ký làm giả giấy tờ, lấy tên cơ quan quản lý ở nước ngoài rất khó để tra cứu. Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh để rơi vào bẫy lừa đảo này.
#6. Sản phẩm đầu tư sơ sài
Một trong những dấu hiệu dễ nhận ra mô hình Ponzi lừa đảo chính là sản phẩm đầu tư sơ sài, hời hợt. Bởi họ không hề có một mô hình kinh doanh nào mà chỉ dựa vào chúng để kêu gọi người tham gia. Nếu có, sản phẩm cũng được bán với mức giá cao ‘’ngất ngưởng’’ nhưng chất lượng không hề xứng tầm với giá trị.
#7. Khó hoặc không thể rút tiền khi đã tham gia
Khi vô tình tham gia vào mô hình Ponzi, nhà đầu tư chỉ có thể tiếp tục tham gia hoặc mất số tiền đã đầu tư. Đặc biệt, những người tham gia sau, số tiền của họ sẽ đổ vào trả tiền lãi cho những người tham gia trước. Do đó, muốn thu hồi vốn, bắt buộc họ phải kêu gọi thêm người tham gia mới mà không thể rút vốn.
Kết luận
Thoạt nhìn, những nhà đầu tư nghiệp dư tham gia vào mô hình Ponzi Vẫn có thể tồn tại khi và chỉ khi tìm được người góp vốn mới. Nhưng thực tế, điều này rất khó để duy trì ổn định và kết cục phá sản của Ponzi là việc không thể tránh khỏi. Một số nhà đầu tư dù biết rõ dự án hoạt động theo mô hình Ponzi là lừa đảo nhưng vẫn cố dấn thân. Họ thường là những người đầu tư đầu tiên và biết rằng mình có thể thu hồi được tiền nếu tìm kiếm thêm người cùng tham gia.
Thế nhưng, không ai biết chắc rằng mình có phải người tham gia đầu hay không. Thậm chí, một ngày nào đó, dự án đã thu được một khoản kha khá, những kẻ đứng sau sẽ ‘’cao chạy xa bay’’ cùng số tiền đó.
Về bản chất, bất kỳ khoản đầu tư nào cũng kèm theo tỷ lệ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ này đối với các khoản đầu tư theo mô hình Ponzi là rất cao so với kỳ vọng. Vì thế, CryptoX100.com có lời khuyên dành cho bạn rằng: đừng bao giờ lựa chọn cách mạo hiểm, đổ vốn vào những dự án lừa đảo theo hình thức Ponzi. Lợi nhuận có thể hấp dẫn nhưng không dài lâu, bạn cũng khó để biết được khi nào dự án sẽ sụp đổ và biến mất cùng số tiền của bạn.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình Ponzi. Đừng quên theo dõi CryptoX100.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về crypto nhé!
FAQs về mô hình Ponzi
Ponzi có giá so với những dự án ICO?
Đối với ICO, phần lớn nhà đầu tư sẽ “vẽ’’ ra một kế hoạch kinh doanh lý tưởng và siêu hời. Các dự án kinh doanh này sẽ được thể hiện trong Whitepaper, kêu gọi nhà đầu tư tham gia vào hệ thống để họ triển khai dự án. Phần lớn các dự án ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering). đứng giữa ranh giới mô hình đột phá và lừa đảo. Nếu thành công là đột phá còn thất bại là lừa đảo. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ, cân nhắc rủi ro trước khi tham gia vào bất kỳ mô hình đầu tư nào.
Có những cách nào để tự bảo vệ bản thân trước vụ lừa đảo Ponzi?
- Tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin và hãy đầu tư khi đã chắc chắn về dự án.
- Cẩn trọng trước những cơ hội đầu tư ‘’từ trên trời rơi xuống’’.
- Cân nhắc kỹ số liệu.
Một số vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi trong crypto
- Onecoin: Đây là mô hình tồn tại khá lâu trong thị trường crypto, thành lập bởi Bulgaria. Dự án này thu hút số lượng lớn nhà đầu tư từ năm 2014 – 2019. Nhà đầu tư phải bỏ tiền ra mua khóa học online với nhiều mức phí khác nhau.
- BiConnect: Đây là dự án cung cấp giải pháp cho vay và đầu tư tiền mã hóa với mức lợi nhuận cam kết trả nhà đầu tư hàng tháng là 40%.
- Plustoken: Dự án thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên ứng dụng tin nhắn WeChat.
Có thể rút vốn sau khi đã đầu tư vào mô hình Ponzi không?
Khi đã tham gia vào một dự án hoạt động theo mô hình Ponzi, bạn rất khó hoặc không thể rút vốn về. Càng về sau, việc rút lợi nhuận cũng sẽ khó khăn hơn. Bạn chỉ có thể tìm kiếm thêm người mới tham gia để nhận lợi nhuận. Trường hợp những kẻ lừa đảo nhận thấy khó lôi kéo thêm nhà đầu tư tham gia, dự án sẽ ngừng hoạt động và số tiền của bạn cũng biến mất.